Cách làm lông mặt không mọc nữa tại nhà
Cách làm lông mặt không mọc nữa tại nhà như thế nào? Những nguyên nhân nào khiến cho lông mặt của bạn mọc nhiều và có màu đậm?
Lông mặt luôn là ác mộng đối với chị em phụ nữ vì nó làm cho chị em cảm thấy mất tự tin khi giao tiếp. Hơn thế nữa, một khuôn mặt có lông rậm còn rất dễ bị mụn do tắc nghẽn lỗ chân lông. Trong bài viết hôm nay hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về cách làm lông mặt không mọc nữa tại nhà.
Cách làm lông mặt không mọc nữa – Ảnh minh họa: Internet
Tại sao lông mặt mọc nhiều?
Yếu tố di truyền
Nếu trong gia đình bạn có bố hay mẹ sở hữu khuôn mặt với lông rậm thì tỉ lệ khi bạn sinh ra có lông mặt mọc dài và nhiều là rất lớn. Chính vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng yếu tố di truyền có thể quyết định đến việc có nhiều lông mặt.
Trong giai đoạn ăn kiêng
Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra phụ nữ nếu đang trong giai đoạn ăn kiêng hay bị chán ăn cũng là nguyên nhân khiến cho lông mặt mọc nhiều.
Bị bệnh
U nang buồng trứng cũng có thể là nguyên nhân khiến lông mặt mọc nhiều – Ảnh minh họa: Internet
Khi cơ thể bạn đang gặp phải vấn đề về sức khỏe cũng sẽ làm tăng nguy cơ lông mặt mọc nhiều. Hơn thế nữa, chúng còn rậm rạp và dài hơn so với bình thường. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân bị bệnh u nang buồng trứng và rối loạn kinh nguyệt thì tình trạng mọc lông mặt cũng sẽ phổ biến hơn.
Tuổi tiền mãn kinh
Đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến cho lông mặt mọc nhiều và có màu đậm hơn. Khi cơ thể người phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh, lượng hormone giảm mạnh dẫn đến tình trạng lông mặt rậm và dài.
Triệt lông mặt có hại không?
Da mặt mịn màng hơn sau khi triệt lông mặt – Ảnh minh họa: Internet
Theo các bác sĩ chuyên về da liễu, lông mặt không làm ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nó làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ vì con gái rất ái ngại về việc có lông trên mặt. Dưới đây là một số tác dụng của việc triệt lông mặt:
Giúp cho làn da của bạn mềm mại và mịn màng hơn. Làm đều màu da và bật tone màu da. Sau khi triệt lông mặt, quá trình dưỡng da của bạn sẽ hiệu quả hơn do lúc này các chất dinh dưỡng có thể thẩm thấu nhanh vào bề mặt của da mà không bị các sợi lông cản trở. Giúp cho chị em phụ nữ tự tin hơn khi giao tiếp và gây ấn tượng tốt cho người đối diện nhờ khuôn mặt mịn màng và mềm mại. Vùng da mặt là vùng da nhạy cảm nên việc lựa chọn có nên triệt lông vĩnh viễn hay không còn do lựa chọn của mỗi người và cần phải cân nhắc kỹ lưỡng.
Cách làm lông mặt không mọc nữa bằng phương pháp tự nhiên
Dùng mật ong và chanh để làm rụng lông mặt tự nhiên
Video đang HOT
Dùng mật ong và chanh để triệt lông mặt – Ảnh minh họa: Internet
Mật ong và chanh từ lâu đã được xem là những nguyên liệu để làm rụng lông mặt một cách tự nhiên được chị em sử dụng. Hai nguyên liệu này không chỉ có công dụng làm đẹp da, mà còn giúp các chị em phụ nữ loại bỏ lông trên da mặt một cách an toàn.
Cách làm lông mặt không mọc nữa từ chanh và mật ong như sau:
Bước thứ nhất: Bạn trộn 1 thìa nước cốt chanh cùng với 4 thìa mật ong nguyên chất thành hỗn hợp đặc mịn. Bước thứ hai : Bạn rửa sạch mặt để giúp da hấp thu dưỡng chất tốt hơn, sau đó thoa hỗn hợp lên mặt theo hướng mọc của những sợi lông. Sau 15 phút bạn rửa sạch mặt với nước ấm. Thực hiện theo cách này 2 lần một tuần để các sợi lông trên da mặt yếu đi và rụng dần.
Cách làm rụng lông mặt tự nhiên bằng bột nghệ
Bột nghệ không chỉ giúp cải thiện sắc tố da mà còn giúp triệt lông mặt hiệu quả – Ảnh minh họa: Internet
Trong bột nghệ có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng có công dụng làm loại bỏ các vi khuẩn nấm và kìm hãm sự phát triển của lông. Hơn thế nữa, bột nghệ còn có tác dụng cải thiện sắc tố da, điều trị vết thâm, trị nám và trị tàn nhang hiệu quả. Nếu bạn kiên trì thực hiện thì có thể loại bỏ lông an toàn.
Cách thực hiện như sau:
Đầu tiên bạn trộn đều bột nghệ cùng với một chút nước sạch để thu được hỗn hợp đặc mịn. Sau đó bạn rửa sạch mặt để dưỡng chất dễ dàng thấm sâu vào bên trong da. Sau khi đã làm khô mặt bạn thoa hỗn hợp lên trên mặt thật đều. Sau thời gian 20 phút bạn rửa sạch lại mặt với nước ấm . Thực hiện theo cách này tối thiểu 3 lần 1 tuần và thực hiện liên tục trong 2 tháng.
Cách làm lông mặt không mọc nữa bằng cách tẩy lông mặt bằng cà chua
Tẩy lông mặt bằng cà chua – Ảnh minh họa: Internet
Cà chua có chứa rất nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa và có tính axit tự nhiên có công dụng làm trắng da, loại bỏ lông trên da mặt và se khít lỗ chân lông. Hơn thế nữa, cà chua là một loại thực phẩm dễ tìm, an toàn cho làn da của bạn và không gây kích ứng.
Cách loại bỏ lông mặt với cà chua:
Đầu tiên bạn rửa sạch sau đó mang cà chua đi xay nhuyễn. Tiếp theo bạn rửa sạch mặt sau đó thoa hỗn hợp lên da mặt . Sau thời gian 20 phút bạn rửa mặt sạch lại với nước. Thực hiện theo cách này từ 2 đến 3 lần trong một tuần để bạn có thể loại bỏ dần những sợi lông trên mặt, làn da cũng trở nên tươi sáng và mịn màng hơn.
Cách làm lông mặt không mọc nữa tại nhà rất đơn giản, bạn có thể thực hiện với nguyên liệu dễ tìm ngay trong căn bếp của mỗi gia đình. Bạn cần kiên trì thực hiện để thấy được công dụng sau thời gian sớm nhất. Chúc bạn nhanh chóng có được làn da mềm mịn và trắng sáng.
Cúc Nguyễn (Phụ nữ sức khỏe)
Tổng hợp các bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ
Bệnh phụ khoa ở phụ nữ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới. Bệnh phụ khoa chủ yếu phát triển trên bộ phận chức năng sinh sản của phụ nữ dễ dẫn tới vô sinh. Dưới đây là những bệnh phụ khoa mà phụ nữ hay gặp phải.
1. Kinh nguyệt bất thường
Hầu hết phụ nữ thường có kinh nguyệt không đều trong một vài năm đầu tiên có kinh nguyệt. Có thể mất vài năm để các hormone kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt đi vào ổn định và cân bằng.
Ở phụ nữ tiền mãn kinh cũng có chu kỳ kinh nguyệt không đều. Đây có thể là dấu hiệu nhận biết quan trọng khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Thời kỳ mãn kinh xảy ra khi liên tiếp 12 tháng không có kinh nguyệt.
2. Đau bụng kinh
Hầu hết phụ nữ bị đau bụng khi hành kinh. Đau bụng kinh có thể nặng hoặc nhẹ liên quan tới vùng bụng dưới hoặc đau lưng, đùi. Nó cũng có thể gây đau đầu, buồn nôn, chóng mặt hoặc ngất xỉu thậm chí tiêu chảy hoặc táo bón.
Trong thời kỳ kinh nguyệt, niêm mạc tử cung sinh ra hormone gọi là prostaglandin. Hormone này làm cho tử cung co lại, gây đau. Nếu lượng prostaglandin nhiều hơn bình thường sẽ gây đau đớn hơn. Đau bụng kinh thường phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 24 và thường biến mất sau 1 đến 2 năm khi lượng hormone ổn định.
3. U nang buồng trứng
Nang buồng trứng là một túi được hình thành trên bề mặt của buồng trứng trong quá trình rụng trứng. Nó chứa một quả trứng trưởng thành. Túi sẽ mất đi khi trứng được giải phóng. Nếu trứng không được giải phòng hoặc túi không tự mất có thể sưng lên chứa chất lỏng gây u.
U nang buồng trứng
U nang buồng trứng có thể dẫn tới các vấn đề sức khỏe khác như ung thư buồng trứng. Hầu hết các u nang vô hại. Chúng không gây triệu chứng và tự hết không cần điều trị. Nhưng nếu u nang lớn, vỡ hoặc chảy máu gây đau đớn.
4. Suy buồng trứng sớm
Xảy ra khi buồng trứng ngừng làm việc trước tuổi 40. Phụ nữ có thể không có hoặc rất ít trứng, hoặc trứng không phát triển đúng cách. Tùy vào nguyên nhân, suy buồng trứng sớm có thể phát triển ngay ở tuổi thiếu niên. Phụ nữ bị suy buồng trứng sớm có thể gặp khó khăn khi thụ thai.
5. Viêm vùng chậu
Là bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh sản của phụ nữ. Bệnh khiến phụ nữ không thể thụ thai bình thường hoặc sinh non. Bệnh viêm vùng chậu có thể gây ra các vết sẹo trong các cơ quan vùng chậu và dẫn tới vô sinh.
Bệnh viêm vùng chậu có thể không có triệu chứng ở giai đoạn đầu hoặc triệu chứng nhẹ chẳng hạn như chảy máu hoặc tiết dịch âm đạo. Hầu hết người bệnh khó phát hiện bệnh, chỉ khi các đơn đau phát triển hoặc đau khi quan hệ tình dục, đi tiểu,... họ mới đi khám và phát hiện ra bệnh.
6. Hội chứng buồng trứng
Hay còn được gọi bằng cái tên khác ảnh hưởng tới phụ nữ bao gồm một hoặc phức hợp các triệu chứng phức tạp như nang buồng trứng, chu kỳ kinh nguyệt thất thường, suy buồng trứng, nồng độ kích thích tố nam lớn, nhiều lông trên cơ thể, tỷ lệ sảy thai và vô sinh cao. Ba tiêu chí thường được sử dụng để chuẩn đoán bệnh là: sự bất thường của kinh nguyêt, hyperandrogenism và loại trừ các bệnh khác. Một số bằng chứng cho thấy bệnh này do di truyền.
7. U xơ tử cung
Là tình trạng có khối u phát triển trên tử cung của người phụ nữ. Khối u có thể phát triển bên trong hoặc bên ngoài tử cung. U xơ không phải là một loại ung thư và không cần điều trị nếu nó không ảnh hưởng tới sức khỏe. U xơ tử cung thường phổ biến ở phụ nữ tuổi từ 30 đến 40.
U xơ tử cung
8. Chảy máu âm đạo bất thường
Chảy máu âm đạo được coi là bất thường nếu nó không xảy ra vào chu kỳ kinh nguyệt như khi dưới 10 tuổi, khi mang thai hoặc sau khi mãn kinh. Chảy máu trong vài tuần đầu sau khi sinh hoặc sau khi phá thai là bình thường bởi vì tử cung chưa quen hoặc mô bào thai vẫn còn trong tử cung.
Nếu chảy máu âm đạo bất thường ở tuổi 40 trở lên có nghĩa là phụ nữ đang bước vào thời kỳ tiền mãn kinh.
9. Ung thư cổ tử cung
Xảy ra khi các tế bào bất thường ở cổ tử cung phát triển ra khỏi tầm kiểm soát. Cổ tử cung là phần dưới của tử cung và âm đạo. Ung thư cổ tử cung có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm thông qua xét nghiệm.
Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung do một loại virus u nhú ở người hay virus HPV. HPV lây qua đường tình dục. Có nhiều loại HPV và không phải loại nào cũng gây ung thư cổ tử cung. Một số loại gây mụn cóc sinh dục.
10. Ung thư tử cung
Là sự ra tăng các tế bào bất thường trong niêm mạc tử cung. Ung thư tử cung còn được gọi là ung thư nội mạc tử cung và thường xảy ra ở những phụ nữ trên 50 tuổi. Ung thư tử cung có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm.
Triệu chứng phổ biến của ung thư nội mạc tử cung là xuất huyết bất thường ở âm đạo sau mãn kinh. Khoảng 20% phụ nữ chảy máu bất ngờ sau khi mãn kinh được chẩn đoán ung thư. Giảm cân không rõ nguyên nhân cũng là triệu chứng phổ biến của bệnh.
11. Ung thư buồng trứng
Là một bệnh phụ khoa ở phụ nữ nguy hiểm. Bệnh không có triệu chứng đầu tiên. Sau 6 đến 12 tháng mắc bệnh sẽ có triệu chứng như đầy hơi, đau hoặc sưng ở vùng bụng. Các triệu chứng này thường nhầm lẫn với các bệnh khác và chỉ được phát hiện khi xét nghiệm.
Một buồng trứng bị ung thư
12. Ung thư vú
Xuất hiện khi các tế bào bất thường phát triển ở một hoặc cả hai bên núi đôi. Chúng có thể xâm nhập vào các mô lân cận và tạo thành một khối gọi là khối u ác tính. Các tế bào ung thư có thể lây lan đến các hạch bạch huyết và các bộ phận khác của cơ thể. Ung thư vú là nỗi sợ hãi của nhiều phụ nữ. Bằng tiến bộ khoa học, các bác sĩ có thể phát hiện và điều trị sớm ung thư vú mà không cần cắt bỏ.
Có thể tự phát hiện ung thư vú bằng cách kiểm tra phát hiện khối u trong vú hoặc dưới cánh tay. Da vú có thể sẫm màu và thay đổi kích thước hoặc hình dáng. Núi đôi có thể tiết ra chất lỏng trong suốt hoặc lẫn máu.
Nguy hiểm khi mắc bệnh phụ khoa ở phụ nữ:
- Nếu mắc các bệnh liên quan tới ung thư, phụ nữ có thể dẫn tới vô sinh, phụ nữ không thể thụ thai nếu không được điều trị thích hợp.
- Rối loạn kinh nguyệt có 3 trường hợp. Vô kinh có thể gây ra ung thư cổ tử cung. Rong kinh có thể gây thiếu máu và dẫn tới bệnh nguy hiểm khác.
- Không kiểm soát được nước tiểu có thể gây vấn đề tâm lý cho phụ nữ. Mụn cóc sinh dục có thể lây qua đường tình dục. Sa tử cung có thể làm hỏng chức năng tử cung và dẫn tới bệnh nghiêm trọng khác.
Theo Duocanbinh
Đau bụng sau khi quan hệ: Tìm hiểu vấn đề gây ra Cả nam giới lẫn nữ đều có thể bị đau bụng sau khi quan hệ. Nếu rơi vào tình huống này, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân gây ra để loại trừ các tình trạng nguy hiểm. Trong nhiều trường hợp, đau bụng sau khi quan hệ tình dục là do khí hơi hoặc do bạn tình thâm nhập khá sâu. Mặc dù...