Cách làm kẹo mè đen cực ngon cực đơn giản ai cũng làm được
Kẹo mè đen luôn gắn với tuổi thơ của rất nhiều người. Vị ngòn ngọt hòa quyện trong hương thơm bùi bùi và beo béo của mè làm nên sức hút rất đặc biệt đối với các bạn nhỏ và tất nhiên người lớn cũng không ngoại lệ.
Kẹo mè đen là hương vị gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người
Mè đen có tác dụng nhuận tràng, trị chứng táo bón và khó tiêu. Ngoài ra, nó còn giúp diệt trừ các loại giun sán trong đường ruột, làm đen tóc và trị mụn nhọt rất tốt. Với các bà mẹ sau sinh, mè đen còn là bài thuốc lợi sữa rất tốt. Chính vì vậy, không có lý do gì để bạn không thể trữ một ít viên kẹo mè đen trong nhà cho các con và cho cả chính mình.
Dưới đây là công thức làm kẹo mè đen theo cách truyền thống vừa đơn giản vừa rất giòn và thơm ngon:
Nguyên liệu làm kẹo mè đen:
1,5 chén mè đen (có thể pha thêm mè trắng tùy thích)
1 chén đường thốt nốt
1 cốc nước lọcÍt dầu chuối
Cách làm:
Video đang HOT
1. Cho mè vào chảo sâu lòng và rang đến khi hạt mè dậy mùi thơm. Sau đó cho mè ra ngoài, để nguội và giã thô hoặc xay biến .
2. Cho đường thốt nốt vào nồi và nấu tan với nước. Sau đó lọc bỏ cặn và cho lại vào chảo đun sôi
3. Tiếp tục đun nồi nước đường cho đến khi đạt độ sền sệt như mong muốn
4. Lúc này, trút phần mè đen đã giã thô vào trộn đều
5. Chuyển ngay phần kẹo đang nóng ra mâm và để nguội một chút
6. Thoa ít dầu chuối lên tay và vo kẹo thành viên tròn
7. Cho kẹo vào bao bì và gói kín.
Lưu ý :
1) Luôn để mắt đến nồi đường thốt nốt vì nếu sôi quá kỹ đường sẽ kết tinh trở lại;
2) Sau khi kẹo hơi nguội, phải vo viên ngay lập tức nếu không kẹo sẽ cứng lại rất nhanh;
3) Có thể thay thế dạng viên thành hình vuông hoặc ép thành miếng và cắt nhỏ;
4) Nếu không kịp vo hết số kẹo, có thể bắc kẹo lên bếp để đường tan chảy và tiếp tục làm các bước tương tự;
5) Sau khi cho vào bao bì, để ở nhiệt độ phòng hoặc bảo quản ở nơi thoáng mát.
Bánh lọt ngọt ngào
Chính xác như chiếc đồng hồ điện tử, cứ khoảng 12 giờ trưa là chị bán bánh lọt lại đi ngang hẻm nhà tôi. Tiếng rao "Ai... ăn bánh lọt hôn..." ngân nga, lảnh lót của chị thường khiến tôi bồi hồi nhớ về tuổi thơ.
Ngày ấy, bọn trẻ con chúng tôi thường tụ tập trước gánh bánh lọt của dì Tư trước cổng trường. Tôi còn nhớ trước mỗi kỳ thi, má tôi thường căn dặn tôi không được ăn bánh lọt, bánh chuối vì sợ rớt (lọt, chúi đầu), khuyến khích tôi chỉ nên ăn chè đậu. Ba tôi thì "thoáng hơn", ông động viên tôi: "Không ai giúp được con bằng chính khả năng của con, hãy tự tin vào bản thân, nếu ăn chè đậu mà thi đậu, thì ăn bánh lọt (trót lọt, lọt qua...) cũng đậu được chứ sao?!".
Nhìn quang gánh của chị bán bánh lọt ngọt trong hẻm nhà tôi hôm nay, tôi nhận ra "đồ nghề" của mấy hàng bánh lọt dạo bây giờ cũng không khác gì quang gánh của dì Tư cách đây hơn thế kỷ. Một đầu là thau bánh màu xanh lá dứa (lẫn màu trắng) có vài cục nước đá phía trên, được phủ tấm vải the. Đầu kia là keo nước đường thắng màu cánh gián, keo nước cốt dừa màu trắng sữa; chén, muỗng sạch bóng và một xô nước lạnh để rửa chén... Chỉ cần chị đặt quang gánh xuống, là khách hàng trong hẻm vây quanh. Nhìn chén bánh lọt chan nước đường thắng và nước cốt dừa chị múc, ai cũng phát thèm, nên thau bánh lọt của chị sạch veo rất nhanh...
Gia đình tôi là khách hàng thân thiết của chị từ lâu. Có lần, nhân lúc chị rảnh rỗi, hỏi cách chế biến món bánh lọt, chị vui vẻ chia sẻ ngay, không giấu nghề như những người có quan niệm hẹp hòi "Thà cho vàng, không ai chỉ đàng đi buôn!".
Theo chị, muốn làm món bánh lọt ngọt cho dai trước hết phải biết chọn gạo. Với loại gạo cũ ngon, bánh lọt không bị nhão. Gạo phải ngâm trước một đêm với một ít nước tro tàu (hay vôi lắng lấy nước trong), sáng hôm sau xả nước lạnh vài lần cho sạch, để ráo. Đem gạo xay thành bột. Bột xay xong đổ vào cái bòng (túi vải, có dây buộc), dùng cục đá (hay vật nặng) dằn lên cho mau ráo nước.
Lấy bột gạo pha với bột năng theo tỉ lệ 1/5 (100g bột năng 500g bột gạo) cùng với nước lạnh (khoảng lít). Nếu thích con bánh có 2 màu, ta chia bột làm hai, phần pha nước lạnh; phần pha bột với nước lá dứa. Nên nhớ pha bột không quá loãng.
Bắc bột lên bếp, để nhỏ lửa, dùng tay khuấy đều (để tránh bột bị khét) cho đến khi bột chín (bột hơi đặc) nhắc xuống. Chuẩn bị một chiếc rổ thưa (con bánh lớn nhỏ tùy theo kích cỡ lỗ của rổ), một xô nước lạnh để sẵn. Đặt rổ lên miệng xô và xúc từng cục bột còn nóng hổi cho vào rổ. Ép mạnh cho bột chảy qua lỗ, rớt xuống xô nước (nhớ đều tay điều chỉnh sợi bột dài ngắn tùy thích!). Chờ bột nguội, vớt ra cho vào rổ. Con bánh đẹp là con bánh 2 đầu phải nhọn, đây là kỹ thuật của người làm bánh khéo tay.
Sau đó là đến khâu nấu nước đường và nước cốt dừa. Nước đường phải là đường mía (màu ngà) mới thơm ngon, nên nấu nước đường đậm đặc theo tỉ lệ 1/1 ( 1/2 kg đường 1/2 lít nước lạnh), thêm ít vani cho có mùi thơm. Để nấu nước cốt dừa, hòa lít nước ấm vào 500g dừa khô nạo, vắt lấy nước cốt, nấu trên lửa liu riu (nhớ thêm ít muối và bột bắp cho có độ sệt và vị mặn mòi), khuấy đều, chờ nước sôi bùng nhắc xuống. Thế là đã hoàn tất món bánh lọt ngọt dân dã mà thơm ngon!
Nghe chị kể tỉ mỉ rồi, tôi mới thấy hết cái công phu của việc chế biến món bánh bình dân này. Trong cái nắng gắt của ngày hè, múc một muỗng bánh lọt, thưởng thức con bánh lọt mát lạnh, mềm mà dai, nghe mùi lá dứa thơm thoảng hòa với vị ngọt thanh của nước đường, vị beo béo của nước cốt dừa, tôi lại nhớ đến lời dặn dò thú vị của ba má năm xưa!
Cách làm món bánh nhúng tuổi thơ ngon giòn- dễ làm Bánh nhúng hay còn có tên gọi khác là bánh hoa, đây là một món ăn gắn liền với tuổi thơ của nhiều người. Bánh có hương vị béo ngậy, giòn tan trong miệng. Cách làm món bánh nhúng đơn giản hãy xem hướng dẫn chi tiết. Bánh nhúng món ăn vặt tuổi thơ Tuổi thơ dữ dội với bánh nhúng giòn tan...