Cách làm hoa khô, nước hoa hồng, muối tắm
Một số loài hoa có mùi thơm như nhài, cúc, hồng, oải hương có thể sấy khô để bảo quản, làm túi thơm hoặc muối tắm. Ngoài biện pháp phơi nắng, bạn có thể dùng lò nướng hoặc lò vi sóng để làm hoa khô nhanh.
Tết Tân Sửu trùng với ngày Valentine, nên nhiều gia đình có vô vàn loài hoa trang trí trong nhà. Để tận dụng hoa trước khi tàn, chị em có thể thử một vài gợi ý sau đây:
Ép hoa khô
Ép hoa tươi thành hoa khô là cách dễ dàng nhất để lưu giữ lại giá trị tinh thần được gửi gắm trong món quà này. Phương pháp ép hoa bằng sách giúp hoa phẳng, thích hợp để trang trí thiệp, bookmark (kẹp sách) hoặc trang trí khung ảnh. Bạn nên sử dụng phương pháp cổ điển này với những loài hoa cánh mỏng, thân không mọng nước như hoa đào, hoa cánh bướm, cúc, oải hương, phi yến… Những loại hoa có cánh dày như hoa hồng dễ biến đổi màu sau khi khô chỉ nên ép từng cánh.
Cách thực hiện:
- Chọn hoa và lá thích hợp để ép, làm sạch.
Hoa cánh mỏng, thân không mọng nước dễ ép thành hoa khô.
- Ngắt lấy đầu bông hoa và đặt hoa úp xuống giấy lót. Nếu muốn ép hoa cùng cành, bạn có thể dùng băng dính giấy để cố định dáng hoa.
- Xếp ngay ngắn các bông hoa giữa 2 lớp khăn giấy mềm, lót thêm 1 lớp giấy trắng rồi kẹp vào giữa một cuốn sách dày. Dùng các vật nặng như từ điển, sách dày đặt lên trên quyển sách để ép hoa. Sau 1 đến 3 tuần, hoa khô có thể sử dụng.
Làm hoa khô
Túi thơm làm từ cánh hồng khô.
Một số loài hoa có mùi thơm như nhài, cúc, hồng, oải hương có thể sấy khô để bảo quản, làm túi thơm hoặc muối tắm. Ngoài biện pháp phơi nắng, bạn có thể dùng lò nướng hoặc lò vi sóng để làm hoa khô nhanh. Với lò nướng, bạn làm nóng lò ở nhiệt độ 100 độ C rồi đặt cánh hoa lên khay, để trong lò đã làm nóng khoảng 1 – 1,5 tiếng. Với lò vi sóng, bạn có thể xếp từng cánh hoa vào giữa 2 lớp khăn giấy, chọn chế độ khoảng 30 – 60 giây.
Nhiệt độ và thời gian sấy hoa tùy thuộc vào từng loại hoa, do đó, bạn có thể sấy thử khoảng vài cánh hoa trước để ước chừng thời gian chính xác trước. Cuối cùng, phơi cánh hoa ra chỗ thoáng để hoa nguội trước khi cất vào lọ hay hũ.
Video đang HOT
Làm nước hoa hồng
Nước hoa hồng tự làm có màu sắc đẹp mắt.
Nước hoa hồng là nguyên liệu làm đẹp quen thuộc với chị em phụ nữ. Bạn có thể tự chưng cất nước hoa hồng tại nhà để sử dụng như nước hoa cơ thể, xịt thơm quần áo hoặc chăm sóc da mặt.
Cách thực hiện:
- Chọn những bông hoa không bị héo, dập nát. Tách lấy cánh hoa rồi ngâm vào nước muối khoảng 10-15 phút để loại bỏ thuốc trừ sâu và bụi bẩn. Sau đó, rửa sạch lại với nước.
- Cho cánh hoa vào một chiếc tô chịu nhiệt, thêm 200 – 250 ml nước rồi đem hấp cách thủy. Đun nhỏ lửa, cố gắng không để nước sôi để giữ lại tối đa tinh chất hoa hồng.
- Sau 45 phút – 1 tiếng, tắt bếp, để nguội rồi lọc bỏ cánh hoa, giữ lấy phần nước. Nước hoa hồng làm bằng phương pháp này sẽ có màu của cánh hoa.
Muối tắm cánh hoa
Muối tắm thơm mùi hoa giúp chị em chăm sóc cơ thể.
Trong những năm gần đây, muối tắm là sản phẩm tẩy tế bào chết cho da được nhiều chị em yêu thích. Với cánh hoa khô tự làm, bạn có thể sáng tạo ra công thức muối tắm theo ý thích của mình.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị loại muối tắm yêu thích của bạn như muối biển, muối hạt Himalaya, muối Epsom. Bạn cần thêm tinh dầu, dầu thực vật (dầu dừa, dầu jojoba) và cánh hoa khô theo hướng dẫn.
- Trộn các nguyên liệu với nhau theo tỷ lệ: 2 cốc muối tắm, 5 giọt tinh dầu, 2 thìa cà phê dầu thực vật, hoa khô bóp vụn. Bạn cũng có thể thêm các loại thảo mộc hoặc vỏ cam, quýt vụn.
- Cho hỗn hợp này vào lọ thủy tinh có nắp đậy, bảo quản tại nơi khô ráo. Hãy thêm 1 thìa muối tắm vào bồn để ngâm mình thư giãn, hoặc dùng muối tắm để tẩy tế bào chết cơ thể. Đây là biện pháp thư giãn hữu hiệu cho phái đẹp sau những ngày bận rộn.
Cách chăm sóc Mai sau Tết như thế nào để lâu tàn mà vẫn ra nhiều bông
Mai vàng là một trong những loại cây cảnh rất được ưa chuộng để chơi Tết. Cách chăm sóc Mai sau Tết như thế nào để cây vẫn ra hoa đẹp mà rất lâu tàn là điều không phải ai cũng biết đến. Hãy cùng tìm hiểu cách làm ngay sau đây.
Đặc điểm của những cây Mai vàng ngày Tết
Hiện nay, những cây Mai vàng dùng để trồng và chơi trong ngày Tết chủ yếu được phân thành 3 dạng chính: Cây Mai trồng ở chậu đặt trong nhà, cây Mai trồng ở chậu đặt ngoài sân và cây Mai trồng trực tiếp trên các hố đất. Mỗi loại Mai sẽ có cách chăm sóc khác nhau nhằm giúp cây có thể nở hoa đúng dịp Tết và lâu tàn.
Hình ảnh cây Mai vàng đón Tết
Thông thường, hầu hết những cây Mai vàng sẽ bị phun thuốc nhằm kích thích ra hoa. Điều này khiến cho cây không được phát triển một cách tự nhiên mà bị ép để phát triển, ảnh hưởng đến tuổi thọ của cây. Do đó mà cách chăm sóc Mai sau Tết hoặc trước Tết đóng vai trò rất quan trọng nhằm giữ cho cây vẫn có hoa nở lâu tàn ngay cả khi bị phun thuốc kích thích.
Cách chăm sóc Mai sau Tết đúng cách
1. Cách chăm sóc Mai sau Tết với cây trồng trong chậu
Với những cây Mai vàng sau khi đã được chưng Tết, để có thể chăm sóc chúng đúng cách thì bạn cần phải xử lý kỹ càng theo từng bước như sau:
- Phơi nắng: Hãy mang chậu Mai đang đặt ở trong nhà ra ngoài trời để tắm nắng. Tiến hành phơi nắng trong điều kiện khí hậu mát mẻ và cường độ ánh sáng không quá mạnh từ 3-5 ngày. Điều này giúp cây có thể phục hồi khả năng quang hợp và ra hoa tiếp. Trường hợp không thể chuyển ra ngoài thì bạn hãy thay mới 1/3 lượng đất trong chậu, bổ sung thêm phân bón hữu cơ, và tưới nước giữ cho đất luôn được ẩm.
- Cắt tỉa: Tiến hành cắt bỏ những nụ hoa đã tàn hoặc những nụ chưa nở để tránh quá trình tạo thành quả trên cây Mai. Đồng thời bạn hãy tỉa bớt những cành lá vươn quá dài hoặc bị khô héo để đảm bảo lượng dinh dưỡng cho cây không bị thất thoát.
Chăm sóc cẩn thận cho cây Mai vàng đúng cách
- Tạo hình bộ rễ: Với cây Mai trồng trong chậu, hãy dùng kéo cắt tỉa phần rễ để tạo thành một bầu đất gọn gàng, tránh để rễ mọc quá dài đâm xuyên qua bầu đất và tạo điều kiện cho việc thay sang chậu mới được dễ dàng hơn.
- Thay chậu: Sau quá trình trồng và chăm sóc cây Mai trước và sau Tết, bạn cũng nên tính đến việc thay đổi chậu mới cho cây. Chậu mới tốt nhất nên lớn hơn chậu cũ để đảm bảo cây có thể phát triển lớn hơn mà không bị ảnh hưởng.
- Bón phân: Sau Tết nên bón phân hữu cơ lẫn phân hóa học loại này cho cây Mai mau lợi sức, phát triển đâm chồi nhảy tược mạnh hơn. Loại phân NPK 15-30-15, loại 6-30-30 là những loại phân có tỷ lệ Lân (P) và Kali (K) cao, dùng bón để kích thích cho cây Mai ra nhiều nụ hoa và nụ hoa to.
2. Cách chăm sóc Mai sau Tết với cây trồng ngoài vườn
Với những cây Mai vàng được trồng trong những hố đất được đặt ngoài vườn thì cách chăm sóc Mai sau Tết sẽ khác biệt một chút.
- Cắt tỉa: Sau khi hết Tết khoảng 1-2 tuần, bạn hãy tiến hành cắt tỉa bớt cành lá dựa theo hình dạng hiện tại của cây. Thông thường người ta hay cắt đi khoảng phần cành thừa và cắt sao cho các cành trên có độ dài ngắn hơn các cành dưới để giúp cây trông gọn gàng và đẹp hơn.
- Bón phân kích rễ: Hãy bón phân Ure cho gốc cây theo tỷ lệ 1 thìa phân: 10 lít nước để tưới đều xung quanh khu vực gốc cây. Điều này giúp cây hồi phục và khỏe mạnh trở lại sau khoảng thời gian chưng Tết và bị kích thích nở hoa.
- Phun thuốc kích thích chồi lá: Sau khi bón phân cho cây, nếu bạn thấy cây vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục thì nên sử dụng thêm thuốc để kích thích chồi lá mọc trở lại. Sử dụng liều lượng tuân theo đúng chỉ dẫn được ghi trên bao bì.
Công đoạn vệ sinh cho các cây Mai
- Vệ sinh cho cây: Sau quá trình chăm sóc Mai sau Tết, công đoạn vệ sinh cho cây sẽ được thực hiện sau cùng. Hãy sử dụng vòi nước áp lực lớn để thổi sạch nấm mộc hoặc rêu đang bám trên thân hoặc gốc cây. Hãy dùng nilon bọc lại phần gốc để tránh rửa trôi đi mất lượng phân bón mới bón kích rễ cho cây.
- Thay đất cho cây: Sau một vài năm trồng cây Mai ở ngoài sân vườn, lượng dinh dưỡng trong đất chắc chắn sẽ bị hao hụt dần dần dẫn đến không cung cấp đủ dưỡng chất mà cây Mai cần. Khi này bạn cần thay đất hữu cơ mới nhằm bổ sung Kali và đạm để giúp cây có thể sinh trưởng tốt hơn.
Một số lưu ý khi chăm sóc Mai sau Tết
- Khi cây Mai mới được thay đất mới, bất kể ở trong chậu hay được trồng ngoài vườn thì bạn không nên bón phân ngay lập tức cho cây. Hãy để cho cây làm quen với môi trường đất mới vài tuần để tránh phá hỏng bộ rễ của cây.
- Vào mùa mưa, chỉ nên bón lót hoặc phun phân bón pha loãng với nước lên trên mặt lá của cây Mai để tránh làm chết cây và giúp cây có thể phát triển tốt hơn.
- Khi thay đất mới cho cây Mai, để đảm bảo đất có đủ dinh dưỡng cho quá trình phát triển tiếp theo của cây, bạn hãy trộn đất cùng với một ít phân hữu cơ và cát trước khi cho cây vào trong hố đất để trồng. Đó là những cách chăm sóc Mai sau Tết đúng nhất mà bạn nên quan tâm và thực hiện.
Đem 5 món đồ này ra phơi nắng sẽ nhận được cả tá công dụng, nhưng 99% mọi người đều không biết Từ bây giờ, hãy đem những thứ này ra phơi nắng sau khi lau chùi nhé! 1. Thớt gỗ Mặc dù một số người khẳng định rằng ánh nắng mặt trời có thể khử trùng thớt gỗ, nhưng điều này vẫn chưa được chứng minh. Thớt khô nhanh hơn dưới ánh nắng mặt trời và vi khuẩn ít có khả năng sinh sôi...