Cách làm dịu cơn đau bụng do hội chứng ruột kích thích
Đau bụng do hội chứng ruột kích thích thường tái phát, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng sống của người bệnh.
Áp dụng một số biện pháp không dùng thuố.c tại nhà có thể nhanh chóng làm dịu cơn đau này.
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn chức năng đường tiêu hóa đặc trưng bởi các triệu chứng đau ở dạ dày và ruột cùng với những thay đổi đột ngột và nghiêm trọng trong nhu động ruột. Ngoài cơn đau bụng, người bệnh còn có thể bị tiêu chảy, táo bón hoặc cả hai.
Cơn đau do IBS thường được mô tả là nóng rát, nhói và sẽ giảm khi đi ngoài nhưng cũng có thể trở nên tồi tệ hơn. Để tránh chuột rút và các cơn đau bụng cũng như các triệu chứng khác của IBS, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp can thiệp tại nhà giúp giảm đau bụng:
Chườm nóng giảm đau bụng và các triệu chứng khác của IBS
Chườm nóng là một cách làm dịu cơn đau, đau bụng liên quan đến IBS. Chườm nóng vào vị trí đau thông qua miếng gạc ấm, miếng đệm sưởi hoặc túi nước nóng, giúp thư giãn các cơ bằng cách tăng lưu lượng má.u đến khu vực đó.
Nhiệt nóng còn giúp kích thích tiêu hóa, giảm đau bụng, đầy hơi và giúp giảm thêm các triệu chứng khó chịu khác của IBS.
Chườm nóng vùng bụng giúp giảm đau bụng và các triệu chứng khó chịu khác của hội chứng ruột kích thích (IBS)
Uống trà
Các loại trà không chứa caffein có thể có tác động đáng kể đến cơn đau do IBS. Một số loại trà thảo mộc như trà thì là, trà gừng có thể giúp giảm chướng bụng, đầy hơi. Các loại trà thảo mộc khác, bao gồm bạc hà, hoa cúc… giúp giảm đau bụng bằng cách thư giãn các cơ của đường tiêu hóa, giảm chuột rút.
Tuy nhiên, khi tiêu thụ bất kỳ loại trà không chứa caffein nào cũng giúp cơ thể duy trì đủ nước. Uống đủ nước có thể làm mềm phân, điều chỉnh tần suất đi tiêu, giúp ngăn ngừa táo bón… cũng làm giảm cảm giác khó chịu, đau bụng liên quan đến IBS.
Vận động cơ thể
Để giảm đau và đau bụng do IBS nhanh chóng, người bệnh nên thực hiện vận động cơ thể nhẹ nhàng để thúc đẩy tiêu hóa và làm giảm căng cơ.
Video đang HOT
Các bài tập như đi bộ, yoga hoặc kéo giãn nhẹ nhàng có thể thực hiện ở bất cứ đâu mà không cần bất kỳ thiết bị đặc biệt nào. Các bài tập này giúp di chuyển thức ăn qua cơ thể, thư giãn các cơ bụng, thúc đẩy lưu lượng má.u đến khu vực này từ đó làm giảm đau bụng.
Cẩn thận trong ăn uống
Khi bị đau bụng do IBS, người bệnh nên tiêu thụ thực phẩm lành mạnh, dễ tiêu hóa như protein nạc (thịt gà, thịt lợn…), sữa chua không chứa lactose, rau hấp…
Bên cạnh đó, người bệnh cần cố gắng hết sức để tránh những thực phẩm gây khó chịu cho dạ dày hơn như ăn bữa ăn lớn, nhiều, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm gây đầy hơi…
Sau khi cơn đau dịu đi, bạn có thể từ từ quay lại chế độ ăn bình thường.
Làm dịu tâm trí và cơ thể
Khi xuất hiện cơn đau bụng, người bệnh thường lo lắng, căng thẳng… Đây chính là điều khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn. Do đó, khi bị đau bụng do IBS, người bệnh nên thực hiện các bài tập thư giãn để phá vỡ chu kỳ lo lắng và đa.u đớ.n.
Các kỹ thuật thư giãn có thể áp dụng gồm:
- Thôi miên : Kỹ thuật này bao gồm thư giãn dần dần, gợi ý về hình ảnh và cảm giác nhẹ nhàng để làm dịu các triệu chứng của IBS, trong đó có đau bụng.
- Thiền: Thiền chánh niệm giúp người bệnh tập trung vào những điều tích cực xung quanh, khuyến khích họ sống trong hiện tại. Điều này giúp giảm các triệu chứng của IBS, đặc biệt khi kết hợp với hít thở sâu và thư giãn cơ.
- Hình dung: Sử dụng trí tưởng tượng để hỗ trợ làm dịu tâm trí là biện pháp hiệu quả để giảm cơn đau bụng và các triệu chứng của IBS.
Thiền chánh niệm giúp giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, trong đó có đau bụng.
Xoa bụng
Xoa bụng nhẹ nhàng có thể giúp giảm ngay các triệu chứng của IBS như đau bụng, đầy hơi, táo bón… Xoa bụng cũng có thể cải thiện chức năng tiêu hóa.
Tuy nhiên, nên thực hiện xoa bóp nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương các cơ quan nội tạng.
Cách ăn ngon mà không lo rối loạn tiêu hóa trong những ngày nghỉ lễ
Nghỉ lễ là dịp để mọi người vui chơi, ăn uống vui vẻ. Tuy nhiên, đối với những người bị hội chứng ruột kích thích (hay bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa) thì ăn uống triền miên lại là một nỗi khổ.
Vậy có cách nào để ăn ngon mà bụng không khó chịu?
1. Người bị hội chứng ruột kích thích hay bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa
Hội chứng ruột kích thích là một trong những căn bệnh đường tiêu hóa phổ biến gây khó chịu cho nhiều người. Căn bệnh này có mối liên quan trực tiếp đến chế độ ăn uống. Những người mắc hội chứng ruột kích thích thường gặp phải các triệu chứng đường ruột sau khi ăn một số loại thực phẩm không phù hợp.
Theo ThS.BS Nguyễn Ngọc Đan, chuyên khoa Tiêu hóa, BVĐK Xanh Pôn, thông thường, người bị hội chứng ruột kích thích thường có triệu chứng đau bụng và rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, còn có thể có một số triệu chứng khác như: đầy hơi, tức nặng bụng, trung tiện nhiều...
Các triệu chứng này thường liên quan đến chế độ ăn uống. Ví dụ khi ăn các thức ăn không phù hợp sẽ xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ngay lập tức. Nếu kiêng khem thì các triệu chứng sẽ biến mất.
Ngoài việc dùng thuố.c theo chỉ định, người bị hội chứng ruột kích thích cần thay đổi lối sống và điều chỉnh chế độ ăn uống.
Cần thực hiện lối sống lành mạnh, có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Từ bỏ các thói quen có hại như lạm dụng rượu, bia, hút thuố.c l.á. Tạo tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh lo âu, căng thẳng kéo dài.
Đau bụng, rối loạn tiêu hóa do hội chứng ruột kích thích thường liên quan đến chế độ ăn uống.
2. Chế độ dinh dưỡng phù hợp với người bị hội chứng ruột kích thích
Vì đây là căn bệnh có mối liên quan chặt chẽ đến ăn uống nên việc điều chỉnh chế độ ăn và lựa chọn thực phẩm là biện pháp hiệu quả để cải thiện triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị hội chứng ruột kích thích ngoài việc chú ý ăn uống đủ chất dinh dưỡng thì nên sử dụng các thức ăn được chế biến mềm, dễ tiêu hóa.
Trường hợp có biểu hiện táo bón thì nên tăng cường chất xơ để thúc đẩy nhu động ruột, kích thích tiêu hóa như: ngũ cốc, rau lang, rau mồng tơi, khoai lang, chuối, bơ, đu đủ... Nếu bị tiêu chảy nên áp dụng chế độ ăn ít chất xơ.
Nên ăn rau nấu chín hơn rau sống vì rau nấu chín dễ tiêu hóa hơn. Các phương pháp nấu ăn ít chất béo như hấp, luộc cũng có thể giúp tránh được các triệu chứng khó chịu.
Bổ sung nhóm thực phẩm giàu omega - 3 chống oxy hóa bảo vệ hệ tiêu hóa như: cá hồi, bơ, dầu oliu,...
Chú ý ăn đúng giờ và uống đủ nước, trung bình 2 lít/ngày.
3. Lưu ý tránh thực phẩm làm nặng thêm bệnh
Cần tránh ăn các đồ ăn gây kích thích, rối loạn tiêu hóa. Nếu đã ăn một loại thực phẩm mà có biểu hiện đau bụng rối loạn tiêu hóa vài lần thì nên hạn chế. Tốt nhất là tránh không ăn loại thực phẩm đó nữa.
Nếu có tình trạng đầy hơi gây khó chịu cần loại bỏ các thực phẩm sinh hơi như bắp cải, đồ uống có gas...
Một số trường hợp người bệnh không dung nạp gluten sẽ bị tiêu chảy, đau bụng khi sử dụng thực phẩm này (như lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen) thì cần loại bỏ chúng ra khỏi danh sách thực phẩm hằng ngày.
Hạn chế sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa nếu có biểu hiện không dung nạp lactose. Nên dùng ít một hoặc kết hợp sữa với các loại thực phẩm khác để hạn chế triệu chứng.
Đồ ăn nhiều dầu mỡ dễ gây khó tiêu.
Hạn chế sử dụng các chất kích thích, rượu, bia, cà phê, gia vị cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ. Thực phẩm chế biến sẵn như: thịt nguội, thịt xông khói, xúc xích... và đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ thường gây khó tiêu, đồng thời chứa nhiều chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe.
Lưu ý không ăn nhanh, bởi khi ăn nhanh, bạn sẽ nuốt nhiều không khí hơn nên dễ gây đầy hơi, khó chịu bụng. Hãy cố gắng ăn chậm và nhai kỹ hơn. Không nên ăn quá no. Tốt nhất nên chia thành nhiều bữa nhỏ, mỗi lần ăn lượng thức ăn vừa phải để giảm bớt áp lực cho hệ tiêu hóa. Không nên vận động mạnh hoặc nằm ngủ ngay sau bữa ăn.
Những bệnh đường ruột nhiều người mắc Táo bón, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích là một số bệnh phổ biến về đường ruột rất nhiều người mắc. Rất nhiều căn bệnh đường ruột nhiều người mắc phải như táo bón, viêm ruột hay thậm chí ung thư đại trực tràng. Ảnh minh họa: Healthifyme. Hệ thống ruột của con người, bao gồm ruột non và ruột già, đóng...