Cách làm cơm nắm lạ miệng, thơm ngon
Cơm nắm chà bông rong biển rất giàu vitamin và dưỡng chất. Món ăn cũng dễ chế biến mà còn tiện lợi nữa!
Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau để làm cơm nắm chà bông rong biển:
1. Cơm nấu chín 1 bát
2. Hạt kê vàng nấu chín 1/3 bát
3. Rong biển ăn liền, chà bông lượng thích hợp
4. Gia vị: 30ml nước tương, 15ml mật ong, 15ml dầu hào, một chút muối, bột tiêu.
Cách làm cơm nắm chà bông rong biển
Cho cơm, hạt kê vào bát sau đó thêm rong biển ăn liền, chà bông và chút muối, bột tiêu vào.
Trộn đều cơm.
Video đang HOT
Viên cơm trộn thành từng viên vừa ăn, sau đó ấn dẹt rồi tạo hình tam giác.
Cho nước tương vào bát, thêm mật ong và dầu hào vào khuấy đều.
Đun nóng một ít dầu ăn trong chảo chống dính, cho viên cơm vào áp chảo đến khi chín vàng đều hai mặt.
Quét nước sốt vừa pha lên hai mặt miếng cơm và chiên thêm khoảng 10 giây.
Lấy cơm chiên ra rồi bọc với những lát rong biển là hoàn thành.
Thành phẩm:
Từng miếng cơm viên chiên cuộn rong biển với lớp vỏ ngoài giòn, bên trong mềm ngọt đậm đà lại thơm vị rong biển rất ngon miệng. Món ăn thích hợp cho bất kỳ bữa ăn nào trong ngày. Bạn cũng có thể chuẩn bị cho bữa trưa văn phòng cũng rất tiện.
Chúc bạn thành công và ngon miệng với cách làm cơm nắm chà bông rong biển này nhé!
Cơm nắm muối vừng: Món ăn của một thời thiếu thốn, giờ là quà quê nơi thành phố
Cơm nắm trắng muốt, dẻo ngọt chấm với muối vừng thơm bùi là kỷ niệm tuổi thơ khó lòng quên được.
Ngày xưa, thời còn thiếu thốn, thịt cá là một điều gì đó rất xa xỉ. Khi ấy, các bà các mẹ đã sáng tạo ra biết bao món ăn dân dã từ những nguyên liệu sẵn có, đưa gia đình vượt qua bữa đói, bữa no. Những ai từng trải qua thời kỳ này khó lòng quên được món cơm nắm muối vừng.
Cơm nắm muối vừng là món ăn gắn liền với một thời thiếu thốn của nhiều gia đình. (Ảnh minh họa)
Gọi là muối vừng nhưng thành phần của món ăn này còn có cả lạc. Muốn có được mẻ muối thơm ngon, phải chọn lạc, vừng mẩy hạt, không mối mọt hay ẩm mốc, đem rang trên lửa và đảo đều tay, bởi chỉ cần một vài hạt bị cháy thì cả mẻ muối coi như thất bại.
Trước đây, người ta hay dùng muối hột, rang cho khô rồi giã nhỏ thì mới giữ được lâu, không bị ẩm ướt. Bây giờ thì tiện hơn, trộn với muối bột canh nhưng hương vị không thể ngon bằng cách làm truyền thống.
Muối vừng được làm từ vừng, lạc và muối hột giã nhuyễn. (Ảnh minh họa)
Kể sơ nguyên liệu thì chẳng mấy phức tạp, nhưng khâu chế biến lại đòi hỏi nhiều khéo léo. Lạc, vừng rang xong phải đem giã nhỏ nhưng không được nát quá. Sau đó, trộn với muối hột đã rang tùy theo khẩu vị mỗi gia đình. Ở một số nhà, người ta còn cho thêm một ít mì chính hoặc đường để cân bằng vị.
Ảnh minh họa
Trước đây, cơm trắng thường được nắm lại thành từng nắm cho người đi xa mang theo làm lương thực, ăn kèm với muối vừng để tiết kiệm. Từ đó mới có cơm nắm muối vừng. Còn trong gia đình, chỉ cần một chén cơm trắng, rắc thêm một ít muối vừng phía trên. Cơm dẻo ngọt, nóng sốt hòa lẫn với vị bùi, béo của muối vừng, đơn sơ là thế mà có bữa ăn được mấy bát cơm.
Trước đây, người đi xa thường mang theo cơm nắm muối vừng cho tiết kiệm. (Ảnh minh họa)
Bây giờ, cơm nắm muối vừng đã trở thành món quà quê nơi thành phố. Từ các gánh hàng rong hay các nhà hàng cơm quê, không khó để bắt gặp món ăn dân dã này. Người ta thường cho cơm vào những mảnh vải mỏng, nhào nặn để các hạt dính vào nhau thành một khối thống nhất, dẻo mịn nhưng không nát và ướt.
Món ăn này bây giờ được bán nhiều ở các thành phố lớn. (Ảnh minh họa)
Món ăn khơi gợi những kỷ niệm của thời thơ ấu. (Ảnh minh họa)
Ngày nay, các hàng có bán cơm nắm muối vừng vẫn rất đông khách, chứng tỏ người Việt vẫn dành cho món ăn dân dã này một tình cảm đặc biệt, như một cách trân trọng giá trị ẩm thực đến từ quá khứ.
Cơm nắm muối vừng món quà thanh tao Tôi thường bị thu hút bởi những người phụ nữ đạp xe đạp cũ chở đôi thúng cùng bộ quần áo nâu có màu hơi cũ lướt nhẹ trên đường phố Hà Nội. Mỗi lần nhìn thấy, tôi phải chạy theo thật nhanh để mua một nắm quà, mà với tôi đó là thứ gợi về cả khoảng trời ký ức: cơm nắm...