Cách làm chè hạt lựu đẹp mắt dai sật sật cực thơm ngon
Một ly chè hạt lựu mát lạnh, thơm ngon, bổ dưỡng một điều tuyệt vời phải không nào? Cùng vào bếp và thực hiện công thức làm món chè hấp dẫn này để chiêu đãi gia đình ngay nhé!
1. Chè hạt lựu bột năng
Nguyên liệu làm Chè hạt lựu bột năng
Bột năng 600 gr
Củ dền 100 gr
Bánh lọt 2 muỗng cà phê
Sương sa 2 muỗng cà phê
Nước cốt dừa 2 muỗng cà phê
Nước đường 100 ml
Dụng cụ thực hiện
Nồi, tô, rây, vá, rổ, muỗng, cốc chia vạch, khăn giấy,…
Cách chế biến Chè hạt lựu bột năng
1
Sơ chế nguyên liệu
Củ dền sau khi mua về bạn rửa sạch rồi dùng dao gọt vỏ và sau đó cắt thành từng miếng nhỏ.
2
Làm nước cốt củ dền
Trước tiên, hãy bắc nồi lên bếp rồi cho 100gr củ dền vào luộc cùng với 300ml nước lọc. Sau khi nước sôi liu riu khoảng 5 phút thì bạn tắt bếp.
Tiếp đến, chuẩn bị một chiếc cốc có vạch đo, bạn dùng một cái rây rồi tiến hành lọc bỏ xác để lấy khoảng 200ml nước củ dền và để nguội.
3
Trộn bột, cắt hạt lựu
Để làm hạt lựu màu đỏ, bạn cho 200gr bột năng vào tô rồi rót từ từ 200ml nước củ dền vào rồi trộn đều. Sau đó bạn nhồi đều tay khoảng 10 phút đến khi bột thành một khối dẻo dính, mịn màng là được.
Tương tự để làm hạt lựu màu trắng thì bạn cho từ từ 400ml nước lọc vào 400gr bột năng nhồi đều tay thành khối dẻo kết dính đạt chuẩn.
Mách nhỏ:
Bạn nhớ dùng nước nóng để nhồi bột năng, nếu sử dụng nước lạnh hay nước không đủ nóng sẽ làm bột không kết dính được.Tùy theo loại bột năng mà có khả năng hút nước khác nhau, vì vậy bạn nên cho từ từ nước vào nhồi đến khi tạo thành một khối dẻo mịn đạt chuẩn là được.
Tiếp theo, bạn nhẹ nhàng cắt khối bột ra những lát mỏng, sau đó hãy thấm khô những lát bột với khăn giấy hoặc khăn sạch. Khi bột ráo bớt nước, bạn đem cắt thành những hạt lựu bột năng nhỏ đều nhau.
4
Luộc chín hạt lựu
Đầu tiên, bạn cho hạt lựu bột năng đã cắt vào rổ rồi rây cho rớt hết bột thừa. Tiếp theo, bắc nồi nước lên bếp rồi đun sôi, sau đó cho từ từ hạt lựu vào.
Bạn dùng đũa khuấy đều đến khi hạt lựu nổi lên trên bề mặt, giúp hạt lựu không bị dính nhau. Luộc khoảng 3 phút rồi vớt hạt lựu ra cho vào tô nước lạnh. Cuối cùng bạn dùng vá để vớt hạt lựu ra rồi để ráo.
5
Hoàn thành
Cho hạt lựu vào bát rồi cho thêm khoảng 100ml nước đường vào. Sau đó bạn dùng muỗng trộn đều để tạo vị ngọt.
Cuối cùng, bạn chỉ việc cho hạt lựu bột năng kết hợp với những thành phần khác như sương sa, bánh lọt, nước cốt dừa để tạo thành ly chè hạt lựu bột năng rồi thưởng thức thôi nào!
6
Thành phẩm
Hạt lựu bột năng với bề ngoài trong trẻo vô cùng bắt mắt khi xen kẽ 2 màu trắng và đỏ. Màu sắc rất tự nhiên được lấy từ màu củ dền đảm bảo từ hương vị đến chất lượng.
Khi ăn, bạn sẽ cảm thấy dai dai của những viên trân châu hạt lựu cùng các nguyên liệu khác trong món chè vô cùng thơm ngon, hấp dẫn.
Một ly chè hạt lựu bột năng mát lạnh chắc chắn sẽ giúp bạn và gia đình giải nhiệt trong mùa hè cực tốt đấy.
Nguyên liệu làm Chè hạt lựu đậu xanh
Bột năng 150 gr
Đậu xanh 100 gr
Nước cốt dừa 400 ml
Nước ép củ dền 4 muỗng canh
Đường 370 gr
(20gr cho phần nấu đậu xanh/ 150gr cho phần nước cốt dừa/ 100gr cho phần nước đường)
Lá dứa 1 ít
Muối 1 ít
Sương sâm 1 ít
Đậu phộng rang 1 ít
Nước ấm 300 ml
Đá viên 1 ít
Dụng cụ thực hiện
Video đang HOT
Nồi, tô, rây, cây trộn bột, thớt, chén, cây cọ,…
Cách chế biến Chè hạt lựu đậu xanh
1
Ngâm, nấu đậu xanh
Đậu xanh sau khi mua về bạn đem rửa với 3 lần với nước và loại bỏ hạt hư, hạt vỡ trong quá trình vo đậu. Tiếp đến, ngâm đậu với nước ấm khoảng 30 phút rồi dùng rây vớt ra và để ráo.
Bắc nồi lên bếp, bạn cho phần đậu xanh vào cùng với 200ml nước, 1/4 muỗng cà phê muối và nấu với lửa lớn khoảng 15 phút.
Khi nước sôi, bạn dùng muỗng vớt phần bọt phía trên bề mặt ra rồi hạ lửa nhỏ xuống, đậy nắp và đun liu riu đến khi nước trong nồi cạn. Lúc này, bạn kiểm tra thấy đậu mềm nhừ là được.
Mách nhỏ: Khi đã đậy nắp thì bạn phải đun với lửa nhỏ, tránh đun lửa quá to sẽ làm đậu bị trào ra ngoài.
Kế đến, cho vào nồi 20gr đường rồi bạn dùng muỗng trộn đều đồng thời tán cho đậu xanh nhuyễn ra luôn.
Mách nhỏ: Bạn có thể nấu cho đường tan ra rồi dùng máy xay để xay đậu xanh mịn ra cũng được nhé!
2
Nấu nước cốt dừa
Bạn cho 400ml nước cốt dừa, 400ml nước lọc, 1/4 muỗng cà phê muối, 150gr đường, 1 ít lá dứa vào nồi rồi dùng muỗng khuấy đều.
Sau đó, bạn đun hỗn hợp trên với lửa vừa đến sôi nhẹ. Lúc này, đường đã tan hết, hãy tắt bếp rồi để nguội hoàn toàn.
Mách nhỏ: Bạn có thể gia giảm lượng nước cốt dừa để phù hợp với khẩu vị của mình nhé!
3
Trộn bột năng, cắt thành hạt lựu
Cho 150gr bột năng vào tô rồi đổ thêm 150ml nước lạnh vào dùng cây trộn bột khuấy đều lên đến khi hỗn hợp đã sền sệt lại là được
Mách nhỏ:
Nếu bạn dùng bột năng cũ có tính hút nước cao thì hãy tăng lượng nước lên khoảng 200ml nước hoặc nhiều hơn cũng được nhé!Thay vì dùng cây trộn bột thì bạn có thể dùng nĩa để thay thế sẽ giúp việc khuấy bột dễ dàng hơn.
Tiếp theo, hãy dùng 1 cái thớt hình vuông và để 3 lớp giấy ăn lên trên. Dùng 4 chiếc đũa tạo thành khuôn có dạng hình chữ nhật rồi cho từ từ đồng thời giàn đều hỗn hợp bột năng vào phần khuôn vừa tạo.
Mách nhỏ: Việc tạo khuôn sẽ làm cho quá trình đổ bột năng vào sẽ không bị tràn lung tung ra ngoài và giúp bạn tạo được những hạt lựu đều, đẹp hơn.
Để khoảng 15 phút cho bột khô và ráo hết nước. Lúc này, chuẩn bị một chén chứa 4 muỗng canh nước ép củ dền rồi dụng cây cọ nhúng vào và quét đều tay lên trên bề mặt bột.
Sau khoảng 5 phút thì bạn tiến hành quét lần 2 để tạo màu sắc bắt mắt hơn rồi để bề mặt bột được khô. Khi bột ráo bớt nước, bạn đem cắt thành những hạt lựu nhỏ đều nhau và cho vào tô.
Mách nhỏ:
Để tiết kiệm thời gian thì bạn cũng có thể đổ trực tiếp nước củ dền lên trên bề mặt bột. Tuy nhiên như vậy thì màu sẽ không được đẹp và đều.Bạn nên để nền bột còn chút ẩm thay vì khô ráo hoàn toàn sẽ giúp việc cắt dễ dàng hơn.
4
Hoàn thành
Bắc nồi chứa khoảng 300ml nước lên bếp rồi đun sôi. Tiếp đến, bạn cho từ từ từng chút một hạt lựu vào và dùng đũa khuấy đều để hạt lựu không bị dính vào nhau. Luộc khoảng 3 phút đến khi hạt lựu nổi lên trên thì bạn vớt ra cho vào tô nước lạnh và ngâm khoảng 5 phút.
Cho 300ml nước ấm và 100gr đường vào tô mới rồi khuấy đều để đường tan ra. Cuối cùng, bạn vớt hạt lựu ở tô nước lạnh ra rồi ngâm vào nước đường để tạo vị ngọt ngon hơn cho hạt lựu.
Cho hạt lựu cùng với sương sâm, đậu xanh, đậu phộng rang và nước cốt dừa vào ly và món chè hạt lựu đậu xanh đã sẵn sàng để thưởng thức rồi đó.
5
Thành phẩm
Một ly chè hạt lựu đậu xanh mát lạnh, thơm ngon với màu sắc vô cùng bắt mắt sẽ khiến bạn mê mẩn ngay từ lần thử đầu tiên đó.
Khi ăn, bạn sẽ có cảm giác dai dai của hạt lựu, vị ngon ngọt của đậu xanh, một chút béo nhẹ của nước cốt dừa, giòn thơm của đậu phộng rang. Chỉ cần thêm chút đá vào sẽ giúp bạn xua tan đi mệt mỏi ngay tức khắc đó.
3 cách làm rau câu củ dền đỏ đẹp mắt ngon miệng đơn giản tại nhà
Nếu bạn là người yêu thích các món tráng miệng với những màu sắc rực rỡ đẹp mắt mà không muốn sử dụng phẩm màu thì không nên bỏ qua bài viết này.
1. Rau câu củ dền
Nguyên liệu làm Rau câu củ dền
Củ dền 500 gr (cỡ vừa)
Bột rau câu 12 gr
Sữa đặc 5 muỗng canh
Sữa tươi 5 muỗng canh
Đường 300 gr
Hình nguyên liệu
Dụng cụ thực hiện:
Máy xay sinh tố, nồi, dao, muỗng, bếp,...
Cách chế biến Rau câu củ dền
1
Sơ chế và luộc củ dền
Củ dền mua về bạn rửa sạch, gọt vỏ và sau đó cắt thành từng miếng nhỏ.
Tiếp theo bạn cho củ dền đã cắt vào nồi cùng với một lượng nước vừa đủ xâm xấp và luộc ở lửa vừa đến khi củ dền chín và nước sôi thì tắt bếp.
Cuối cùng, bạn vớt củ dền ra để nguội và chuẩn bị xay.
2
Xay và lọc nước củ dền
Bạn cho thịt củ dền đã nguội vào máy xay sinh tố cùng 1 ít nước luộc rồi xay đến khi nhuyễn mịn.
Cho nước củ dền vừa xay ra 1 cái rây và lọc lấy nước củ dền khoảng 100ml.
3
Nấu bột rau câu
Pha 12gr bột rau câu cùng 300gr đường trong 1 cái nồi cùng 800ml nước và để khoảng 10 phút cho rau câu nở ra.
Tiếp theo, nấu rau câu ở lửa vừa đến khi thấy hỗn hợp sôi thì cho thêm 5 muỗng canh sữa đặc, 5 muỗng canh sữa tươi vào và khuấy đều thêm 1 phút thì nhấc nồi ra khỏi bếp.
4
Pha màu và làm đông rau câu
Bạn cho vào hỗn hợp rau câu vừa nấu xong phần nước củ dền ở bước 2 (có thể gia giảm tùy theo mức độ màu hồng đậm hay nhạt mà bạn mong muốn) và khuấy đều để tạo thành màu hồng đẹp mắt.
Sau đó, cho từ từ hỗn hợp vào khuôn và để nguội ở nhiệt độ phòng.
Cuối cùng bạn chỉ cần cho vào tủ lạnh từ 2 - 3 tiếng là có thể thưởng thức được rồi.
5
Thành phẩm
Vậy là món rau câu củ dền đã hoàn thành rồi. Phần rau câu với màu hồng đẹp mắt cùng hương thơm dễ chịu kết hợp với độ dẻo, dai xen lẫn vị ngọt béo của sữa càng ăn càng ngon.
2. Rau câu củ dền hoa đậu biếc
Nguyên liệu làm Rau câu củ dền hoa đậu biếc
Củ dền 400 gr (khoảng 1 củ lớn)
Hoa đậu biếc khô 1 chén (chén ăn cơm)
Bột rau câu giòn 20 gr (2 bịch)
Nước cốt dừa 300 ml
Sữa đặc 5 muỗng canh
Sữa tươi 200 ml
Đường 300 gr
Cách chọn mua hoa đậu biếc đúng chuẩn
Nên chọn mua hoa đậu biếc có màu xanh sẫm hoặc xanh tím, cuống hoa có màu xanh lá nhạt.Không chọn mua hoa đậu biếc có màu xanh đen vì đây là hoa đã để quá lâu.Khi mua bạn cũng nên để ý chọn hoa được đóng gói kín trong bao bì và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tránh chọn khi thấy hoa bị ngả màu, bị ẩm ướt hoặc quá hạn sử dụng để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cách chế biến Rau câu củ dền hoa đậu biếc
1
Sơ chế củ dền
Củ dền mua về bạn gọt vỏ rửa sạch rồi cắt hạt lựu và để ráo.
2
Nấu và lọc nước củ dền
Tiếp theo bạn cho củ dền đã cắt hạt lựu vào nồi cùng với một lượng nước vừa xâm xấp rồi bắt lên bếp nấu ở lửa vừa đến khi củ dền vừa sôi thì tắt bếp.
Để nguội phần củ dền luộc rồi đổ ra 1 cái khăn xô vắt vắt lấy nước khoảng 1/2 chén (chén ăn cơm) là được.
3
Ngâm nước hoa đậu biếc
Hoa đậu biếc khô bạn cho ra nồi cùng 1 lượng nước vừa đủ như lúc luộc củ dền rồi sau đó cũng nấu ở lửa vừa đến khi sôi thì tắt bếp, để nguội và cũng vắt lấy 1/2 chén nước.
4
Nấu sữa dừa
Bạn cho vào nồi 5 muỗng canh sữa đặc, 300ml nước cốt dừa, 200ml sữa tươi rồi khuấy đều.
Sau đó, bắc nồi lên bếp và nấu đến khi thấy hỗn hợp vừa sôi lăn tăn thì tắt bếp để nguội.
5
Nấu bột rau câu và pha màu
Bạn cho 2 gói bột rau câu và 300gr đường ra 1 cái tô và trộn đều. Cho hỗn hợp bột rau câu và đường vào nồi cùng 2 lít nước và khuấy đều rồi để bột rau câu nở từ 5 - 10 phút.
Khi bột rau câu đã nở, bạn bắc lên bếp và nấu ở lửa nhỏ vừa, vừa nấu vừa khuấy đều tay trong vòng 15 phút, khi thấy bọt thì vớt ra. Sau đó hạ lửa nhỏ liu riu để vẫn giữ cho rau câu còn nóng.
Bạn múc 3 muỗng canh sữa dừa vừa nấu cho vào chén nước màu củ dền và khuấy đều. Làm tương tự với phần nước hoa đậu biếc.
Múc 3 vá canh rau câu còn nóng trên bếp vào tô rồi thêm 1 muỗng canh sữa dừa màu củ dền sau đó khuấy đều để làm rau câu màu đỏ củ dền. Làm tương tự định lượng với phần sữa dừa đậu biếc để được rau câu màu xanh đậu biếc nhé!
6
Đổ khuôn và làm đông rau câu
Bạn cho ra khuôn 1 lớp rau câu màu đỏ rồi để nguội khoảng 15 phút đến khi rau câu se mặt lại.
Tiếp theo, đổ từ từ 3 - 4 muỗng canh rau câu sữa dừa màu trắng và cũng để nguội cho rau câu se mặt lại.
Thêm từ từ 3 - 4 muỗng canh rau câu màu xanh và để nguội.
Bạn có thể lặp lại thao tác các bước trên đến khi hết rau câu, để có được thành phẩm là rau câu đủ màu xen kẽ đỏ, trắng, xanh theo sở thích nhé!
Khi đã hoàn thành việc đổ khuôn rau câu thì bạn chỉ cần cho vào tủ lạnh từ 3 - 4 tiếng rồi mang ra cắt thành từng miếng vừa ăn là hoàn thành.
7
Thành phẩm
Vậy là rau câu củ dền hoa đậu biếc đã hoàn thành rồi đây!
Rau câu không những bắt mắt với các màu xanh, trắng, đỏ sặc sỡ mà còn có hương vị thơm ngon. Vị ngọt, béo của sữa dừa, sữa đặc kết hợp với độ dai, giòn của bột rau câu vô cùng hấp dẫn.
3. Rau câu củ dền lá dứa
Nguyên liệu làm Rau câu củ dền lá dứa
Củ dền 200 gr (khoảng 1/2 củ dền loại vừa)
Lá dứa 7 gr (khoảng 4 - 5 lá)
Bột rau câu giòn 25 gr (1 bịch bột agar)
Nước cốt dừa 500 ml
Sữa đặc 50 gr
Đường 200 gr
Hình nguyên liệu
Dụng cụ thực hiện:
Máy xay sinh tố, nồi, bếp, tô, muỗng,...
Cách chế biến Rau câu củ dền lá dứa
1
Sơ chế củ dền
Củ dền mua về bạn gọt vỏ rửa sạch rồi cắt hạt lựu.
2
Nấu và lọc nước củ dền
Bạn cho củ dền đã cắt vào nồi cùng 500ml nước rồi đậy nắp lại và nấu ở lửa vừa.
Nấu đến khi nước sôi và củ dền ra màu đỏ đẹp mắt khoảng từ 5 - 7 phút thì tắt bếp.
Bạn cho nước và củ dền đã nấu qua 1 cái rây rồi lọc lấy phần nước màu đỏ.
3
Xay lá dứa và lọc lấy nước
Lá dứa mua về bạn rửa sạch rồi cắt nhỏ, cho vào cối xay cùng với 500ml nước.
Đậy nắp lại và xay đến khi lá dứa nhuyễn mịn thì lọc qua rây và lấy phần nước lá dứa.
4
Pha màu rau câu
Bạn cho 3 muỗng canh đường vào phần nước củ dền và 3 muỗng canh đường vào nước lá dứa rồi khuấy đều cho đường tan.
Cho 500ml nước cốt dừa ra 1 cái tô rồi thêm 3 muỗng canh đường cùng 50gr sữa đặc vào và khuấy đều.
Chia bột rau câu ra làm 3 phần bằng nhau tương ứng với 3 màu hỗn hợp, lần lượt là nước củ dền màu đỏ, nước cốt dừa màu trắng và cuối cùng là màu xanh của nước lá dứa.
Bạn cho từ từ từng phần bột rau câu vào tô hỗn hợp đường - nước cốt dừa rồi khuấy đều cho bột rau câu tan hoàn toàn. Để bột rau câu nở từ 5 - 10 phút trước khi mang đi nấu.
Làm tương tự thao tác với màu củ dền và màu lá dứa nhé!
5
Nấu bột rau câu
Bạn cho hỗn hợp rau câu 3 màu đã pha vào 3 cái nồi riêng biệt rồi lần lượt bắc lên bếp nấu ở lửa nhỏ.
Vừa nấu vừa khuấy đều tay khoảng 10 phút đến khi thấy hỗn hợp bắt đầu đặc lại và sôi thì tắt bếp.
6
Đổ khuôn và làm đông rau câu
Múc hỗn hợp rau câu màu đỏ ra khuôn rồi để nguội từ 10 - 15 phút, sau đó nếu bạn lấy tay sờ nhẹ lên bề mặt mà thấy lớp rau câu đã se lại thì tiếp tục đổ lớp thứ 2.
Nhẹ nhàng đổ từ từ lớp rau câu màu trắng lên trên rồi cũng để nguội và chờ rau câu se mặt. Cuối cùng là lớp rau câu màu lá dứa trên cùng.
Lặp lại các công đoạn trên đến khi bạn đổ hết hỗn hợp rau câu vào khuôn nhé!
Cho khuôn rau câu vào tủ lạnh khoảng 3 - 4 tiếng là có thể thưởng thức được rồi.
7
Thành phẩm
Rau câu củ dền lá dừa thành phẩm có màu sắc bắt mắt kết hợp với hương thơm dễ chịu từ lá dứa và nước cốt dừa. Lớp rau câu dai, giòn lại còn ngọt béo khiến bạn chỉ muốn ăn mãi thôi!
Cách làm sinh tố sapoche (hồng xiêm) đơn giản, ngọt mát đầy dinh dưỡng Sapoche (hồng xiêm) là loại trái cây có rất nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa cũng như có thể chế biến thành nhiều món đồ uống thơm ngon, hấp dẫn khác nhau. 1. Sinh tố sapoche Nguyên liệu làm Sinh tố sapoche Sapoche 5 trái Sữa tươi 150 ml Mật ong 20 ml Đá viên 1 ít Hình nguyên liệu Dụng...