Cách “làm cha mẹ” của chúng ta có ảnh hưởng rất nhiều lên con cái
Bạn có biết, phong cách làm cha mẹ của mình có thể ảnh hưởng đến rất nhiều vấn đề từ cân nặng của con đến việc con có cảm giác thế nào về chính bản thân chúng?
1. Nếu bạn thuộc tuýp cha mẹ độc tài
Hãy xem có giống bạn không nhé:
- Bạn tin rằng với trẻ con thì chỉ nên trông chừng chúng thôi chứ không nên nghe chúng.
- Nói đến các quy tắc, bạn tin rằng đó là “ bất di bất dịch”
- Bạn không xem xét đến cảm xúc của con.
Nếu bạn thấy bất kỳ điều nào trong 3 điều trên đúng, bạn là một phụ huynh độc tài. Cha mẹ độc tài tin rằng trẻ nên tuân thủ các quy tắc, không có ngoại lệ.
Cha mẹ độc tài luôn nói “Vì mẹ bảo thế/ vì bố bảo thế” khi bọn trẻ thắc mắc tại sao phải làm thế này, sao phải làm thế kia. Các bậc cha mẹ nhóm này không thích đàm phán, chỉ tập trung vào việc con vâng lời.
Họ cũng không để con gặp trở ngại hay tham gia vào các thử thách giải quyết vấn đề. Họ đưa ra các quy tắc và thực thi hậu quả mà ít quan tâm đến ý kiến của trẻ. Họ có thể sử dụng hình phạt thay vì kỷ luật. Do đó, thay vì dạy cho đứa trẻ cách lựa chọn tốt hơn, thì phụ huynh kiểu này lại khiến trẻ cảm thấy hối tiếc về những sai lầm của chúng.
Trẻ có cha mẹ độc tài lớn lên thường có xu hướng tuân theo mọi nguyên tắc, dễ thiếu tự tin vì các ý kiến của chúng thường không được coi trọng.
Trẻ cũng có thể trở nên thù địch hoặc hung dữ. Thay vì nghĩ làm sao để làm mọi việc tốt hơn trong lần sau, trẻ lại thường chỉ tập trung vào sự tức giận của mình với cha mẹ.
Do cha mẹ độc tài thường khó tính, con cái của họ lớn lên dễ thành kẻ nói dối điêu luyện trong nỗ lực tránh bị trừng phạt.
Video đang HOT
2. Cha mẹ có thẩm quyền
- Bạn rất nỗ lực tạo ra và duy trì mối quan hệ tích cực với con.
- Bạn giải thích lý do đằng sau các quy tắc mình đưa ra.
- Bạn thực thi các quy tắc và đưa ra hậu quả, nhưng luôn cân nhắc đến cảm xúc của con.
Cha mẹ nhóm này cũng xây dựng các quy tắc với con và đưa ra hậu quả, nhưng họ luôn xem xét ý kiến của con. Họ rất quan tâm cảm xúc của con cái nhưng cũng rất rõ ràng với con trong việc “người lớn sẽ là người chịu trách nhiệm cuối cùng”.
Cha mẹ nhóm này dành thời gian và năng lượng vào việc ngăn ngừa các hành vi có vấn đề trước khi chúng xảy ra. Họ cũng sử dụng các chiến lược kỷ luật tích cực để củng cố hành vi tốt, như hệ thống khen và khen thưởng.
Trẻ em có cha mẹ thuộc nhóm này lớn lên có xu hướng hạnh phúc và thành công. Họ cũng có khả năng tốt hơn trong việc đưa ra quyết định và đánh giá rủi ro, an toàn đến với mình. Trẻ có nhiều khả năng trở thành những người lớn có trách nhiệm và cảm thấy thoải mái khi bày tỏ ý kiến.
3. Cha mẹ “luôn cho phép”
- Bạn thiết lập các quy tắc nhưng hiếm khi thực thi.
- Bạn thường xuyên không đưa ra hậu quả khi trẻ không tuân theo quy tắc.
- Bạn nghĩ rằng không can thiệp sẽ giúp con học tốt nhất.
Cha mẹ nhóm này thường dễ chấp nhận, họ chỉ bước vào khi có một vấn đề nghiêm trọng. Họ luôn tha thứ và chấp nhận một điều rằng “chúng nó là trẻ con”.
Khi phải sử dụng đến hậu quả, cha mẹ nhóm này vẫn có thể đưa ra cho con những đặc quyền nếu đứa trẻ cầu xin, hoặc rút ngắn thời gian phạt khi đứa trẻ hứa hẹn rằng nó sẽ ngoan hơn.
Cha mẹ nhóm này đối với con cái mà nói giống bạn nhiều hơn. Họ thường khuyến khích con cái nói chuyện với cha mẹ về các vấn đề của chúng, nhưng họ thường không cố gắng nhiều trong việc ngăn cản những lựa chọn sai hoặc hành vi xấu của con.
Trẻ em lớn lên với cha mẹ nhóm “luôn cho phép” học hành thường chật vật, có thể mắc nhiều vấn đề trong hành vi và thường không tuân theo kỷ luật.
Trẻ có cha mẹ thuộc nhóm này cũng đối diện với nguy cơ có vấn đề sức khỏe nhiều hơn như béo phì, sâu răng vì cha mẹ thường không thực thi thói quen tốt, như việc yêu cầu trẻ giữ thói quen đánh răng 2 lần mỗi ngày.
Cha mẹ “không liên quan”
- Bạn không hỏi con về việc học ở trường hoặc bài tập về nhà
- Bạn hiếm khi biết con bạn đang ở đâu, với ai.
- Bạn không dành nhiều thời gian cho con.
Nếu thuộc nhóm này, bạn thường không nắm được con đang làm gì. Trẻ có cha mẹ thuộc nhóm này không nhận được nhiều sự chỉ dẫn, nuôi dạy và sự quan tâm từ cha mẹ.
Cha mẹ nhóm này thường kỳ vọng trẻ tự rèn luyện bản thân, họ không dành thời gian cũng như năng lượng của mình để đáp ứng các nhu cầu của trẻ.
Sự bỏ bê này không hoàn toàn là có chủ ý. Ví dụ như có những phụ huynh gặp vấn đề sức khỏe, tâm thần, không có khả năng chăm sóc cho con hoặc họ quá bận với các vấn đề khác như công việc, kiếm tiền, quản lý gia đình v.v.
Cha mẹ “không liên quan” đến con thường thiếu hiểu biết về sự phát triển của con.
Trẻ có cha mẹ thuộc nhóm này dễ tự ti, học đuối ở trường và thường có vấn đề về hành vi, không vui vẻ.
Huyền Anh
Theo Dantri.vn
Thư kí thủ thỉ êm tai, chồng bán cả đất đai dâng bồ
Biết không giấu được, chồng bảo đó là chồng bán đất lấy tiền cho cô thư kí trẻ " vay" mua nhà, bây giờ cô ấy khó khăn, cho cô ấy mượn tạm, lúc nào cô ấy trả sẽ làm vốn lo cho bọn trẻ con nhà mình sau...
Ảnh minh họa: Internet
Từ ngày yêu nhau tôi biết anh là người kín tiếng, anh làm gì cũng đắn đo, cân nhắc, còn tôi thì ngược lại, tính tình xởi lởi, đụng đâu nói đó. Thế nên trước khi về nhà chồng mẹ tôi chỉ dặn mỗi câu" liệu liệu cái mồm, nói dai, nói dài đâm nói dại lại cãi nhau đấy cô ạ!"
Ấy thế mà vợ chồng ở với nhau hơn 10 năm nay, chồng tôi từ một người góp vốn với bạn bè thành lập công ty, nay anh đã là giám đốc lịch lãm, hoành tráng mà chúng tôi chưa một lần to tiếng.
Công việc của chồng thì chồng lo, còn tôi ngoài giờ đến cơ quan là chu toàn việc nhà với cơm nước, giặt giũ rồi chăm cậu con trai út lên 5, còn con chị đã gần 10 tuổi nên tự lo được.
Trước nhà tôi có thuê người giúp việc, nhưng nay các con lớn cả, lại học bán trú, ăn ngủ trưa ở trường nên tôi không giữ bác giúp việc lại nữa. Kinh tế gia đình tôi cũng không phải bận tâm vì hàng tháng chồng tôi đưa đủ dùng, còn sắm sửa những cái lớn hay tích góp cho tương lai thì chồng tôi đã bảo để anh tự lo liệu.
Công ty của chồng đang làm ăn ngon lành thì bất ngờ cô thư ký trung tuổi xin nghỉ việc để ra nước ngoài theo nhiệm kì 3 năm của chồng cô, mà dù có tiếc vì năng lực của cô ấy chồng tôi cũng đành chịu.
Vậy là trước khi cô thư kí cũ bàn giao công việc, chồng tôi đã đăng tuyển nhân sự mới. Rồi trời thương, cuối cùng chồng tôi cũng có một người giúp việc ăn ý, là một cô gái trẻ 27 tuổi đã tốt nghiệp quản trị kinh doanh ở một trường đại học uy tín, lại thông thạo tiếng Anh:" có phần hơn cô thư kí cũ", đó là nhận xét mà tôi nghe lỏm khi chồng nói chuyện điện thoại với ai đó ở công ty.
Tôi nghe lỏm bởi vì tất cả những chuyện của công ty chưa bao giờ chồng tôi chia sẻ với tôi dù đó là thành công hay gặp trở ngại. Đặc biệt từ khi nhận chức giám đốc, chưa bao giờ chồng tôi mời đồng nghiệp đến nhà, nên dù tò mò tôi cũng chẳng có dịp để tiếp xúc với cô thư kí mới, trẻ, đẹp của chồng, mà chỉ nghe qua dư luận xì xào, bàn tán là cô thư kí mới và chồng tôi hợp nhau lắm, đi đâu, làm gì cũng có nhau...
Nghĩ giám đốc và thư kí không hợp cạ thì làm việc sao có kết quả, nên tôi cũng bỏ ngoài tai để cho nhẹ lòng. Không ngờ hôm qua cô em gái chồng đến chơi, nó hỏi tôi là gia đình tôi định có kế hoạch làm ăn gì lớn mà gần một tháng nay chồng tôi bán đến mấy mảnh đất vàng ở ven quốc lộ vậy? Tôi ớ người ra vì chồng mua đất lúc nào, bán đất bao giờ tôi có được biết đâu.
Tối đến, đợi chồng về tôi nhẹ nhàng hỏi chồng, rồi cũng buột mồm nói cho chồng biết là tin này do em gái anh cung cấp. Biết không giấu được, chồng bảo đó là chồng bán đất lấy tiền cho cô thư kí trẻ " vay" mua nhà, bây giờ cô ấy khó khăn, cho cô ấy mượn tạm, lúc nào cô ấy trả sẽ làm vốn lo cho bọn trẻ con nhà mình sau...
Ôi! Một đống tiền mà chồng làm như không đáng kể, rồi bao giờ cô ấy mới có một số tiền lớn như vậy để trả cho chồng? Mà sao tự nhiên chồng tôi lại "tốt" một cách quá chừng đến vậy với cô thư ký trẻ đẹp ấy. Trăm ngàn câu hỏi bủa vây trong đầu tôi. Mà thói đời tiền đem cho gái chỉ có bắc thang lên hỏi ông trời!!!
Tác giả bài viết: An Trí
Cách xử lý xước măng rô không gây hại mà bất kì ai cũng phải biết nếu không sẽ rất hối tiếc Những mảnh xước măng rô tuy nhỏ nhưng rất nguy hiểm và dễ gây tổn thương nếu không biết cách xử lý đúng. Vậy xử lý xước măng rô thế nào mới là đúng? Xước măng rô khiến không chỉ khiến trẻ con khó chịu vì đau mà người lớn cũng vậy. Xước măng rô thực sự đáng sợ vì chúng có thể...