Cách làm bánh tét chữ ngon, đẹp làm quà tặng ý nghĩa ngày Tết
Bánh tét chữ không chỉ là món ngon truyền thống của người miền Nam mà còn là một tác phẩm nghệ thuật ý nghĩa để đón Tết. Độc giả cùng tham khảo cách gói bánh tét chữ ngon, đẹp dưới đây để làm quà tặng ý nghĩa ngày Tết cho bạn bè, người thân.
Món ngon ngày tết truyền thống của người miền Nam độc đáo và tinh tế với món bánh tét chữ được xem như một tác phẩm nghệ thuật ý nghĩa để đón Tết. Cách làm bánh tét chữ không quá khó nhưng khá cầu kì và mất thời gian, đòi hỏi người làm phải kiên trì và khéo léo. Mỗi bánh tét chữ khi cắt ra sẽ ghép lại thành những lời chúc năm mới thật ý nghĩa. Cùng tham khảo qua cách làm bánh tét chữ ngon, đẹp làm quà tặng ý nghĩa ngày Tết dưới đây.
Giai đoạn 1: Chuẩn bị nguyên liệu
- Đậu xanh
- Dừa nạo
- Lá cẩm (không bắt buộc), lá dứa
- Nước cốt dừa, đường trắng, muối ăn
- Lá chuối, dây chuối
- Khuôn inox hình các chữ cái
Bánh tét chữ là món ngon ngày tết truyền thống của người miền Nam
Giai đoạn 2: Sơ chế nguyên liệu
Bước 1: Nếp chọn loại ngon, dẻo thơm ngâm với nước ấm và chút muối trong khoảng 6 giờ, vớt ra rồi xả sạch với nước lạnh, để ráo nước, cho 1,5 muỗng café muối vào nếp, trộn đều.
Bước 2: Lá cẩm, lá dứa rửa sạch, xay nhuyễn lấy nước cốt màu tím, bỏ bã (Hoặc cho vào nồi, thêm ít nước, nấu lấy màu). Tùy thích màu đậm hay nhạt mà xay hoặc nấu nhiều hay ít lá.
Bước 3: Đem nếp trộn riêng với nước lá cẩm và nước lá dứa. Nếp lá cẩm cho nếp màu tím, nếp trộn lá dứa cho nếp có màu xanh tươi mát, hương thơm nhẹ. Sau đó, đem trộn nếp với nước lá cẩm/lá dứa và nước cốt dừa (tùy thích béo nhiều hay ít), nêm nếm đường cho vị ngọt vừa miệng.
Bước 4: Cho hỗn hợp trên vào chảo, xào trên bếp lửa vừa trong khoảng 1 tiếng cho màu lá cẩm cũng như nước cốt dừa ngấm đầy hột nếp, khi gói để tăng vị béo và rút ngắn thời gian nấu.
Bước 5: Sau khi xào xong nếp cẩm, cho nếp ra trải đều trên mặt phẳng sạch, rồi lăn cho nếp thành hình trụ tròn, đường kính khoảng 8 – 9cm. Hoặc trải đều nếp ra, dùng khuôn hình tròn để cắt thành từng khoanh bánh. Sau đó, cắt đòn nếp cẩm thành từng khoanh bánh dày khoảng 3cm, vuốt đều để từng khoanh bánh được tròn trịa ở các viền mép rồi dùng khuôn chữ cái ấn sâu vào mỗi khoanh bánh các chữ cái khác nhau để tạo thành một khuôn chữ trong khoanh nếp cẩm. Hoặc có thể dùng mũi dao nhọn để trổ khuôn chữ.
Món ngon ngày tết thêm phần hấp dẫn, độc đáo với bánh tét chữ
Bước 6: Đậu xanh vo sạch, ngâm khoảng 3 tiếng, vớt ra để ráo. Sau đó, cho đậu vào nồi cơm điện, cho nước xâm xấp đậu (hoặc tỷ lệ 1 đậu : 1 nước), thêm 1 muỗng café muối. Nấu chín đậu. Khi đậu vừa chín, nghiền nhuyễn với đường cho vừa miệng. Cho 3 muỗng canh dầu vào chảo, cho đậu vào xào đến khi không dính tay, sau đó nén chặt và khắc thành chữ để làm nhân bánh hoặc xắt thành từng khoanh rồi dùng khuôn chữ để cắt chữ, sao cho khi đặt vào khuôn chữ ở phần nếp cẩm tím thì vừa vặn và không vị vỡ nát.
Bước 7: Làm tương tự với các chữ cái khác để ghép thành các câu chúc ý nghĩa. Các chữ cho bánh tét như VẠN SỰ NHƯ Ý, PHÁT LỘC PHÁT TÀI, TẤN TÀI TẤN LỘC, TÂN NIÊN PHÚ QUÝ, CUNG CHÚC TÂN XUÂN, PHÚC-LỘC-THỌ… Mỗi chiếc bánh tét chữ bao gồm các khoanh chữ khác nhau để ghép thành câu chúc.
Bước 8: Chuẩn bị lá: Lá chuối rửa sạch, phơi nắng cho héo hoặc trụng nước sôi cho hơi mềm, lau sạch và khô. Sau đó, cắt lá chuối thành miếng to khoảng 3040 cm. Mỗi bánh cần 3 lá. Có thể chuẩn bị thêm các miếng lá chuối nhỏ 6×20cm. Mỗi bánh cần 6 miếng.
Giai đoạn 3: Gói bánh
Bước 1: Dàn đều phần lá chuối ra để gói bánh tét. Xếp 2 lá dọc chồng lên nhau, cho phần xanh của lá xuống dưới. Đặt một lá theo chiều ngang, quay phần xanh lên trên. Cho một phần nếp lên lá, trải mỏng, xếp ngay ngắn từng khoanh bánh tét lên phần nếp lá dứa vào giữa. Lưu ý nên xếp lần lượt từ chữ cái đầu tiên trong câu chúc.
Video đang HOT
Cách gói bánh tét – món ngon mỗi ngày cần khéo léo và tỉ mỉ
Bước 2: Cuộn lại toàn bộ phần nếp cẩm bằng dải nếp lá dứa bên ngoài, cuộn tròn để bọc kín lại phần nhân chữ rồi gói bánh tét lại. Gấp mép lá, cắt bớt lá thừa, gập đầu bánh lại (theo kiểu gói quà). Lấy một miếng lá nhỏ gấp hình vuông (hoặc chữ nhật) sao cho vừa phần đầu bánh, đặt lên. Đặt thêm 2 miếng lá nhỏ hình chữ thập che kín đầu bánh để hạn chế bớt nước ngấm vào bên trong bánh). Cột cố định đầu bánh. Sau đó, quay ngược đầu bánh lại, làm tương tự cho đầu bánh còn lại. Chú ý sao cho các cạnh bánh thẳng với nhau. Dùng một sợi dây cột chặt chữ thập dọc đòn bánh. Lúc này lá tương đối đã được cố định, tháo bỏ 3 sợi dây ngang (1 sợi ở giữa bánh và 2 sợi cố định lá 2 đầu bánh).
Bước 3: Ước chừng cột khoảng 6 vòng dây ngang. Bắt đầu ở 1 đầu bánh, mỗi đường ngang quấn 2 vòng và xoắn dây thật chặt. Sau đó, cập dây dọc đòn bánh. Dùng ngón cái một tay giữ lại. Lấy một sợi dây khác quấn tiếp đường ngang thứ 2, cũng xoắn chặt và cập dọc theo đòn bánh. Lần lượt làm hết khoảng 6 vòng. Đến sợi cuối cùng nhập các phần dây dư lại, thắt bím cho các dây dư cho gọn hoặc lấy một dây dư quấn gọn các dây còn lại.
Giai đoạn 4: Luộc bánh
Bước 1: Cho lá chuối dư xuống đáy nồi, xếp bánh tét đã gói xong vào, đổ nước ngập bánh. Đậy nắp nấu chín. Đun lửa nấu liên tục. Dùng củi khô và to để nấu bánh trong khoảng 8 giờ với lửa thật to. Khi nước cạn dần, có thể thêm vào cho đầy nồi bánh. Tùy theo số lượng bánh nhiều hay ít, sẽ nấu bánh lâu hay nhanh.
Bước 2: Bánh tét chữ chín, vớt bánh ra cho ráo nước. Bánh vớt ra rửa qua nước lạnh, treo lên cho ráo. Nên treo bánh tét chữ vào nơi thoáng sẽ để được bánh trong thời gian lâu hơn.
Luộc bánh là bước quan trọng khi làm bánh tét chữ – món ngon ngày tết
Bước 3: Khi cắt bánh, người ăn nên cắt bỏ mỗi đầu bánh khoảng 1cm rồi mới cắt từng khoanh bánh. Chọn dao sắc, mỏng, cắt mỗi khoanh từ trái qua phải với độ dày theo độ dày khoanh bánh đã gói.
Bánh tét chữ có hình thức bắt mắt, bánh mịn màng phẳng đẹp, nếp dẻo ngọt và thơm, tạo nên nét độc đáo, tinh tế trong từng đòn bánh. Mỗi khoanh bánh tét là một chữ cái riêng, một cặp bánh tét sẽ là một bộ chữ chúc Xuân tốt lành, là món quà đầy ý nghĩa để gửi tới những người thân yêu và dâng cúng tổ tiên trong ngày Tết.
Tất tần tật cách làm 4 món muối chua tuyệt ngon không thể thiếu cho ngày Tết
Dưa, cải bẹ, củ kiệu,... là những thực phẩm thích hợp để muối chua ngọt ngon để dành ăn cho ngày Tết đến.
Dưa góp su hào
Nguyên liệu:
- 2 củ su hào
- 2 củ cà rốt
- 100 ml nước mắm ngon
- 50 ml nước
- 50 gr đường
- 1/2 muỗng cà phê muối
- 5 tép tỏi
Cách làm:
Bước 1: Su hào, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch cắt lát miếng vừa ăn.
Bước 2: Cho 1 thìa muối vào hỗn hợp su hào, cà rốt đã cắt tỉa, xóc đều, ngâm 10 phút cho ra bớt nước.
Bước 3: Pha nước mắm: cho đường, nước và muối, nước mắm cho hết vào nồi nấu sôi 5 - 7 phút là tắt bếp. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
Bước 4: Cho su hào, cà rốt, tỏi vào hũ hoặc bát có nắp đậy. Cho hỗn hợp nước mắm đã nguội vào đậy nắp kín qua 2 ngày là có thể ăn ngon.
Dưa củ kiệu
Nguyên liệu:
1 kg củ kiệu tươi
500 gr đường2 thìa canh muối hộttro bếp dùng rơm khô đốt cháy để lấy trogiấm trắng1 cục phèn chuaHũ thủy tinh để đựng
Cách làm:
Cho toàn bộ kiệu vào ngâm qua đêm với nước có hòa tro bếp. Nếu không có tro thì thay bằng nước muối pha loãng nhưng rút ngắn thời gian ngâm để kiệu không bị ngấm mặn.
Vớt hết kiệu ra, cắt rễ và phần đầu. Lưu ý: không cắt phần phạm vào trong ở phần gốc rễ quá nhiều để kiệu khi ngâm không bị ủng, dưa kiệu sẽ hỏng, không còn độ giòn ngon. Sau đó đem kiệu ngâm nước muối hoặc ngâm vào nước đá để kiệu giòn hơn.
Đem kiệu ra rửa vài lần với nước cho sạch nước muối sau đó tiếp tục đem kiệu đi ngâm với nước đã pha phèn chua.
Rửa kiệu lại rồi vớt ra, rải trên khay/ mâm rồi đem ra phơi nắng 1 ngày cho kiệu héo bớt.
Đem kiệu vào lột lớp vỏ và cắt phần rễ còn sót lại, rửa lại 1 lần nữa cho sạch bụi hoàn toàn, vớt ra, để thật ráo.
Nấu nước ngâm kiệu: cho 2 muỗng canh đường, 400ml giấm, 1/2 muỗng cà phê muối vào hòa tan với nước (Nêm sao thấy vừa miệng là được). Đun sôi hỗn hợp nước giấm đường này rồi để thật nguội.
Nước giấm đường đã nguội, củ kiệu đã ráo, hũ thủy tinh đã được tiệt trùng, khô ráo thì tiến hành cho kiệu vào hũ, dùng nan tre gài lên. Tiếp đến, đổ hỗn hợp nước giấm đường vào ngập kiệu cỡ 3 cm rồi đậy kín hũ, đem cất vào chỗ thoáng mát.
Sau khoảng 10 ngày (tùy độ chua của nước giấm đường) thì kiệu đã chua ngọt, ngon giòn, có thể đem ra thưởng thức. Nếu là mùa hè thì kiệu sẽ nhanh chua hơn nhé!
Dưa bắp cải
Nguyên liệu:
1 cây bắp cải trắng khoảng 2 kg
1 củ cà rốt
1 mớ rau răm
1 mớ rau cần nước (không bắt buộc)
Muối, đường
Cách làm:
Bắp cải tách rời từng lá, rửa sạch, dùng dao thái thành sợi nhỏ.
Cà rốt gọt vỏ, thái sợi.
Rau cần nước bỏ bớt lá, rễ, rửa sạch, thái khúc khoảng 5 cm (không thích mùi ra cần có thể không cho).
Rau răm non nhặt rửa sạch, thái khúc ngắn khoảng 1 cm.
Các loại rau củ kể trên các bạn sau khi nhặt rửa sạch thì ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút, sau đó vớt ra để ráo.
Chuẩn bị nước ấm, cho vào nước khoảng 3 - 4 thìa muối, một thìa đường, nếm thử thấy vị hơi hơi mặn là được. Muốn nhanh được ăn hơn, có thể thay đường bằng 1 - 2 thìa dấm gạo.
Cho bắp cải và các loại rau củ vào bình sạch, đổ nước muối đường vào, dùng phên cài để cho rau luôn ở dưới mực nước.
Dưa bắp cải chỉ khoảng một ngày là ăn được, dùng ăn kèm với các loại thịt kho, đồ chiên nướng... dễ ngán.
Dưa cải
Nguyên liệu:
- Cải bẹ xanh: 5kg
- Muối: 0,6 kg
- Mía: 2 chóng
- Hành củ: 0,1 kg, hành lá 0,2 kg
- Đường: 0,2 kg
Cách làm:
Cải xanh cắt bỏ rễ, lá già, lá sâu, để nguyên cây và treo nơi có gió, nắng nhẹ 2 ngày cho héo. Trước khi muối rửa sạch từng tàu lá, để ráo nước. Cải sẽ nhanh thấm và nhanh chua hơn, khi ăn sẽ giòn hơn.
Hành củ cắt bỏ rễ, rửa sạch, thái lát. Sau đó trộn đều hành củ với dưa cải. Hành củ vừa có tác dụng giúp dưa muối thơm vừa giúp dưa muối lâu không bị khú.
Hành lá rửa sạch, cắt khúc 5cm.
Mía róc vỏ, chẻ theo chiều dọc cây mía ra làm tư, rồi cắt khúc ngắn khoảng 5cm
Rửa sạch vại sành hoặc hũ thủy tinh, khử trùng bằng nước sôi, phơi khô để đảm bảo vệ sinh và giúp dưa muối không xuất hiện váng bẩn, xếp nửa mía vào đáy vại sành.
Đun khoảng 3 lít nước, cho 100 gram đường và 300 gram muối vào khuấy tan, lọc cặn, để nguội. Nước muối dưa cải nên để âm ấm giúp dưa muối sẽ ngon hơn và không bị lên màng.
Xếp một lượt cải lên, xếp trở đầu đuôi rồi rải một lớp muối, liên tục như vậy cho đến hết. Xếp tiếp một lớp mía lên trên, trên cùng rắc một lớp muối dày, đậy vỉ, cài thật chặt, đổ nước muối ngập dưa, dùng vật nặng (đá hoặc đất nung) nén lên trên. Bạn cũng có thể tận dụng phần vỏ mía gài nén thay cho vỉ.
Lấy vải màn che phủ vại dưa, để nơi khô ráo, sau 2 - 3 ngày nén nặng thêm cho dưa ngập trong nước muối.
Khoảng 12 -15 ngày thì dưa ăn được. Bày dưa ra đĩa, cắt khúc khoảng 4 cm, ăn kèm với mắm hoặc các món ăn chiên, rán.
Cách làm hành muối giòn ngon, đỏ rực rỡ, đánh thức hương vị Tết Cùng với thịt mỡ, bánh chưng xanh, dưa muối, hành muối là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên đán. Món hành muối tuy đơn giản, dân dã nhưng nó lại giúp cân bằng, bớt ngán cho những món ăn khác. Cách làm hành muối không khó nhưng để có được bát hành muối thơm, giòn, không hăng, không bị đen...