Cách làm bánh Takoyaki nhân bạch tuộc cực ngon, chuẩn vị Nhật Bản
Món bạch tuộc viên chiên Takoyaki là một loại bánh đường phố phổ biến tại Nhật Bản và rất được yêu thích tại nhiều nước.
Nguyên liệu để làm khá đơn giản, nếu không mua được bạch tuộc thì có thể thay bằng các nguyên liệu khác như mực, tôm hay bò đều được. Cùng Bếp 360 khám phá cách làm bánh Takoyaki nhân bạch tuộc nhé!
Nguyên liệu làm bánh Takoyaki nhân bạch tuộc
Để làm bánh Takoyaki nhân bạch tuộc đúng chuẩn Nhật Bản, bạn cần chuẩn bị những thành phần, nguyên liệu và các dụng cụ sau đây:
Bột mỳ: 250gr
Trứng gà: 2 quả
Nước: 500ml
Bột baking soda: 3 thìa nhỏ (thay bằng bột ngô cũng được) Bột chiên giòn: 20gr
Bột cá ngừ: 3 thìa nhỏ (không có cũng không sao)
Muối, đường: 1 ít
Nhân:
Bạch tuộc (mực hoặc tôm nhỏ bóc vỏ đều được) cắt nhỏ tầm 1cm Bắp cải thái nhỏ Hành lá (nếu thích)
Trang trí (tuỳ ý điều chỉnh thay thế cho phù hợp)
Video đang HOT
Tương takoyaki (có thể tìm mua online, hoặc tự chế bằng xì dầu, đường nâu, mật ong, nước, gừng, tỏi, bột năng đun cho sệt lại) Mayonnaise
Dụng cụ:
Khay nướng dành cho bánh Takoyaki Que tre: 2-4 cái Dầu ăn để chiên bánh Chổi quét dầu
Cách làm bánh Takoyaki nhân bạch tuộc
Sau đây là các bước trong công thức nấu ăn làm bánh Takoyaki nhân bạch tuộc đúng chuẩn:
Trộn bột cá ngừ với nước cho tan Rây bột mỳ, bột chiên giòn và bột soda vào khuấy đều Cho trứng gà và dầu ăn vào khuấy đều, để bột nghỉ 15 phút Bật bếp, chờ khay chiên nóng và bôi dầu lên cho đều Đổ bột lên khay, chú ý đổ gần đầy toàn bộ mặt khay
Cho mực và bắp cải vào Trên mặt khay có các đường rãnh, mục đích là sau khi đổ bột và nhân kín hết khay thì chúng ta dùng hai que tre vạch các đường theo khe để lật bánh
Chiên bánh lửa to 1-2 phút thì có thể bắt đầu lật bánh, khi lật chú ý dùng que vén phần bánh bị thừa xuống dưới Sau khi lật mặt lần 1 thì các bạn có thể múc thêm bột đổ vào từng ô để tăng khối lượng cho mỗi viên (không cần đổ thêm cũng được nhưng mà bánh sẽ không được tròn to như ngoài hàng)
Dùng hai que tre lật trở các viên bánh cho chín đều Cho bánh ra đĩa, dưới tương và mayonnaise lên, rắc cá bào, bột rong biển là có thể thưởng thức
Thành phẩm là những viên bánh Takoyaki tròn nhỏ, mềm mại, có vị béo ngậy ăn rất lạ miệng và hấp dẫn. Chúc các bạn thành công và ăn ngon miệng!
Bánh ướt 50 năm chợ Nghĩa Hòa, mỗi năm chỉ tăng 1.000 - 2.000 đồng
Trong con đường chợ nhỏ xíu, chật ních người, quầy bánh ướt ngót 50 năm yên vị ở hẻm 123 Nghĩa Phát, Tân Bình. Từ đời mẹ tới đời con gái (cô con gái đã ngoài 60 tuổi), cần mẫn với những thau bánh ướt mềm mịn, ca mắm đậm đà, hành phi thơm lừng.
Đĩa bánh ướt 12.000 đồng giữa lòng Sài Gòn - Ảnh: Minh Đức
Khách tới ăn chủ yếu là người cùng phường, sống ở gần khu chợ, muốn ăn bao nhiêu cũng bán, thậm chí mua 3.000 đồng bánh không cũng bán!
Bánh ướt nghĩa tình có lẽ là cụm từ dễ thương mà khách tới đây ăn thường đặt cho quầy bánh của cô Lan, người phụ nữ với dáng người gầy gò nhỏ bé, giọng nói từ tốn nhưng tay thì làm thoăn thoắt, nhanh nhẹn tẽ bánh, cắt đậu... phục vụ khách tới ăn liên tục.
Giá thành rất rẻ, cộng với sự gần gũi thân tình giữa những thực khách, mới thấy như mình đang ngồi ăn cùng hàng xóm dẫu chưa từng gặp mặt hay quen biết.
Mỗi sáng đúng 7 giờ không trễ không sớm, cô Lan lại dọn quầy bánh ở hẻm 123 Nghĩa Phát, Tân Bình, TP.HCM. Thông thường thì quầy bán tới 9h sáng, nhưng đôi khi chỉ khoảng 8h30 sáng đã hết bánh.
Bánh ướt do chính cô Lan tự tay làm, mỗi ngày đều đặn vài ký bánh là vừa sức "có muốn làm hơn cũng không nổi!" - cô Lan cười lắc đầu khi nghe nhiều khách khuyên làm thêm bánh để bán được nhiều.
Thực khách đến mua mang về, ăn tại chỗ từ sớm nên mới 8 giờ hơn, quầy bánh đã gần hết! - Ảnh: Minh Đức
Bánh ướt ở đây mềm mịn, có độ dai nhất định, lại không ngấm nước mắm, khiến cho sợi bánh luôn ươn ướt, dễ ăn... nhờ cách pha bột bánh "đỉnh cao".
Đôi khi cô Lan kể khách mê ăn bánh, chỉ kêu một phần bánh không có 5.000 đồng, ăn kèm nước mắm với hành phi là no bụng bữa sáng. Bảo sao bánh ướt giá rẻ thế, cô Lan cũng chia sẻ mỗi năm lên giá... 1.000 - 2.000 đồng gọi là cho có đồng ra đồng vô "đi chợ qua ngày!", như lời người phụ nữ sống đơn độc với mẹ già bày tỏ.
Có nhiều hàng bánh ướt, cách pha bột không ngon, khiến nước mắm khi chan vào bánh thì liền bị ngấm hẳn, làm cho vị bánh bị mặn, khô, cảm giác ăn vào miệng không ngon.
Thường tới quầy cô Lan ăn bánh ướt, khách hầu như đều phải kêu thêm vài ngàn đồng bánh không, ăn cho "đã" miệng bởi thú thật, bánh ở đây vẫn là ưu điểm nổi bật nhất.
Người già, trẻ nhỏ chợ Nghĩa Hòa chẳng còn lạ gì quầy bánh "nghĩa tình" cô Lan - Ảnh: Minh Đức
Một phần bánh ướt có đầy đủ "món ăn phụ" như chả giò, đậu hũ chiên, chả lụa sẽ có giá từ 12.000 đến 15.000 đồng, rất vừa bụng cho bữa sáng.
Cô Lan bảo những nguyên liệu này cô đều đặt người quen suốt nhiều năm, thậm chí từ hồi mẹ cô còn bán tới khi nghỉ hưu.
Những "món ăn phụ" ở đây đều đặc trưng, chẳng hạn chả lụa ít pha bột, mùi vị thơm, cắn vào sừn sựt thịt, mỡ... rất ngon miệng. Đậu hũ chiên cũng là loại đậu khác những nơi khác: đậu tẩm hành, khi ăn lạ miệng, đỡ ngấy.
Quầy bánh ướt dân dã nhất Sài Gòn - Ảnh: Minh Đức
Tất nhiên món bánh ướt sẽ không thể thiếu hai hương vị quan trọng là nước mắm và hành phi, giúp cho thực khách nhớ hoài bánh ướt cô Lan mỗi sáng. Tất cả đều được cô Lan tự tay pha chế cho vừa miệng.
Hỏi ra, cô được mẹ truyền lại bí quyết pha bột làm bánh... cả việc không tăng giá bán theo thời gian thị trường, cũng là vì mẹ cô bán buôn bao năm tại nơi này, đã quen với mọi thứ và ngại sự thay đổi sẽ đánh mất đi thực khách quen!
Hướng dẫn cách làm 3 món tráng miệng cực ngon từ matcha Các món bánh và kem tráng miệng từ matcha từ lâu đã trở thành một phần quan trọng trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản. Hôm nay, bạn sẽ cùng vào bếp để làm ra các món tráng miệng cực đã từ matcha nhé! Ngày nay, đi đâu bạn cũng dễ dàng bắt gặp những sản phẩm matcha từ hương thơm thoảng dịu...