Cách làm bánh nậm tôm cháy thơm ngon hấp dẫn như ngoài hàng
Nếu đã biết đến Huế thì bạn đừng bao giờ bỏ qua món bánh nậm tôm cháy là một món hấp được xem là đặc sản nơi đây.
Hôm nay sẽ giúp bạn không cần đi đâu xa nhưng vẫn thưởng thức được món ăn ngon này. Cùng vào bếp thực hiện ngay nhé!
Nguyên liệu làm Bánh nậm tôm cháy
Tôm khô 300 gr
Bột gạo 400 gr
Bột năng 80 gr
Hành tím/ hành lá 1 ít
Ớt tươi băm 1 ít
Chanh 1/2 trái
Dầu ăn 4 muỗng canh
Dầu điều 2 muỗng canh
Nước mắm 1 muỗng canh
Đường/ tiêu 1 ít
Cách chọn mua tôm khô tươi ngon
Khi mua tôm khô, cần chọn những con bên ngoài có màu cam tự nhiên, bên trong hơi ngả vàng, màu không quá sặc sỡ, không bị mốc đen hoặc trắng.Khi cầm tôm lên có cảm giác khô vừa đủ không quá ẩm vì khi bảo quản tôm dễ bị mốc hay quá khô làm tôm bị mất chất dinh dưỡng và ăn không ngon.
Dụng cụ thực hiện
Xửng hấp, máy xay, chảo, lá chuối,…
Cách chế biến Bánh nậm tôm cháy
1
Sơ chế tôm khô
Tôm khô mua về rửa sạch nhiều lần với nước lạnh. Sau đó cho tôm vào tô ngâm với nước ấm trong vòng 15 – 30 phút để tôm mềm thì vớt tôm ra để ráo nước rồi cho tôm vào máy xay, xay nhuyễn.
2
Xào tôm khô
Bắc chảo lên bếp đun với lửa nhỏ và cho vào 2 muỗng canh dầu ăn. Dầu nóng thì cho phần hành tím băm nhỏ vào phi.
Phi thơm hành rồi cho phần tôm vào cùng. Nêm thêm 1/2 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê tiêu xay vào xào cùng đến khi tôm tơi ra hoàn toàn.
Cho thêm 2 muỗng canh dầu điều vào và đảo đều rồi tắt bếp để tôm có màu đẹp mắt.
Để làm phần mỡ hành: bạn bắc 1 chảo nhỏ lên bếp đun sôi nhẹ 1 muỗng canh dầu ăn, sau đó đổ dầu đã đun vào phần hành lá đã cắt nhỏ cùng 1 muỗng canh dầu ăn (dầu lấy từ trong chai, dạng nguội).
Video đang HOT
3
Làm bột bánh
Cho hết 400gr bột gạo và 80gr bột năng vào nồi trộn đều. Thêm vào 1 lít nước lạnh vào khuấy đều rồi để bột nghỉ 30 phút.
Cho nồi lên bếp đun với lửa vừa và đảo đều tay đến khi bột hơi đặc lại thì tắt bếp. Sau đó tếp tục khuấy nhẹ đến khi thấy bột mịn là được.
4
Gói bánh
Lá chuối sau khi cắt rửa thật sạch rồi trụng qua với nước muối ấm để lá mềm, dai và giữ được màu xanh của lá.
Bạn phết đều dầu ăn vào bề mặt bên trong của lá. Cho 3 muỗng cà phê bột bánh đã pha vào lá và dàn đều 1 lớp bột như hình. Tiếp đó thêm lên 1 muỗng cà phê nhân tôm cháy lên phần bột đã dàn rồi cho 1 ít mỡ hành lên.
Sau đó xếp 2 bên lá vào rồi gấp 2 đầu lá. Lật lên và vuốt đều để bột bánh trải đều theo hình chữ nhật.
5
Hấp bánh
Đun nước trong nồi của xửng với lửa lớn. Khi nước sôi thì cho bánh vào, xếp bánh đan xen với nhau để tạo độ thoáng cho nước bốc hơi lên để bánh chín đều.
Đậy nắp nồi lại và hấp bánh trong vòng 20 phút rồi tắt bếp thì đã hoàn thành xong món bánh nậm tôm cháy rồi đấy.
6
Làm nước chấm
Bạn cần pha 1 muỗng canh nước mắm, 3 muỗng canh nước lọc, 1 muỗng đường nấu tan và thêm 1 ít ớt tươi băm cùng với 1/2 trái chanh vào khuấy đều là có ngay phần nước chấm hấp dẫn rồi.
7
Thành phẩm
Bánh nậm tôm cháy với cái bánh có màu trắng sữa đẹp mắt nổi bật với màu cam của tôm khô và màu xanh của hành lá. Bánh mềm, không bị bở, có vị béo béo của bột hòa cùng vị ngọt tự nhiên của tôm khô. Để vị bánh thêm đậm đà bạn chỉ cần thêm với 1 ít nước chấm ăn kèm thì quá là hoàn hảo đấy!
Cách làm bánh căn Đà Nẵng giòn ngon béo ngậy chuẩn vị đơn giản
Bánh căn Đà Nẵng là một món chiên rất hấp dẫn kết hợp giữa vị giòn tan của bánh với nhân tôm, trứng béo ngậy.
Trong bài viết hôm nay,sẽ hướng dẫn ban cách làm bánh căn thơm ngon chuẩn vị đặc sản Đà Nẵng. Cùng vào bếp ngay món ăn này nhé!
Nguyên liệu làm Bánh căn Đà Nẵng
Tôm 200 gr
Trứng cút 10 quả
Bột gạo 200 gr
Bột năng 100 gr
Đu đủ 100 gr
Tỏi băm 2 muỗng canh
Hành lá 3 nhánh
Giấm 2 muỗng canh
Nước mắm 12 muỗng canh
Dầu ăn 100 ml
Gia vị thông dụng 1 ít (muối/ hạt nêm/ đường/ tiêu)
Hình nguyên liệu
Dụng cụ thực hiện
Khuôn chảo bánh căn (khuôn bánh khọt), tô, dĩa, dao, đũa, muỗng.
Cách chế biến Bánh căn Đà Nẵng
1
Trộn bột
Bạn trộn 200gr bột gạo với 100gr bột năng vào một cái tô đựng. Cho thêm vào tô bột 1 muỗng cà phê bột nghệ, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê tiêu.
Kế đến đổ khoảng 450ml nước lọc vào tô, dùng đũa khuấy đều cho đến khi hỗn hợp bột tan ra hết.
Cuối cùng để bột nghỉ khoảng 1 tiếng.
2
Sơ chế và ướp tôm
Tôm mua về để khử đi mùi tanh, sau khi lột bỏ đi phần đầu, vỏ, chân và chỉ tôm thì đem ngâm tôm trong nước muối loãng từ 2 - 3 phút rồi rửa lại bằng nước sạch và để ráo.
Ướp tôm với 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê nước mắm, 1/2 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng canh tỏi băm, 1 muỗng canh đầu hành lá băm (hoặc thay bằng hành tím băm). Trộn đều và ướp trong vòng 30 phút cho tôm thấm gia vị.
3
Làm đồ chua ăn kèm
Để làm phần đồ chua ăn kèm, đầu tiên đu đủ bạn gọt vỏ, bào sơi.
Kế đến cho khoảng 2 muỗng canh giấm, 2 muỗng canh đường vào tô đựng, khuấy đều cho đường tan ra. Sau đó bạn cho đu đủ đã bào sợi vào, trộn đều và ngâm khoảng 1 tiếng.
4
Làm nước chấm
Bạn cho lần lượt vào chén 10 muỗng canh nước mắm, 10 muỗng canh đường, 20 muỗng canh nước lọc, 1 muỗng canh nước cốt chanh, 1 muỗng canh tỏi băm, 1/2 muỗng canh ớt băm, khuấy đều cho các nguyên liệu tan ra.
5
Đổ bánh căn
Sử dụng chảo có các khuôn tròn nhỏ chuyên dùng cho các món bánh căn bánh khọt, bắc chảo lên bếp, đổ dầu ngập các ô trong chảo, đun nóng ở lửa nhỏ.
Khi thấy dầu bắt đầu sôi, bạn đổ từ từ hỗn hợp bột bánh vào các ô, tránh để tràn bột ra ngoài các ô nhé.
Tiếp theo cho đập vỡ trứng cút cho vào các ô bột, gắp theo khoảng 1 - 2 con tôm vào cùng. Đậy nắp lại và tiếp tục chiên ở lửa nhỏ trong vòng 2 phút.
Sau đó mở nắp ra và chiên thêm khoảng 2 phút đến khi thấy bánh vàng đều, tôm và trứng cút đã chín hết thì bạn gắp từng cái bánh dĩa (cót lót giấy thấm dầu) để cho ráo dầu.
6
Thành phẩm
Bánh căn nóng hồi, thơm lừng. Lớp vỏ giòn tan rôm rốp trong miệng, phần nhân với tôm tươi, ngọt thịt được nêm nếm đậm vị, trứng cút béo bùi. Đặc biệt chấm kèm bánh căn với nước mắm chua chua ngọt ngọt cùng đu đủ giòn, chua nhẹ làm cho món ăn không bị ngấy. Hãy cùng vào bếp để thử ngay món ăn này cho cuối tuần thêm thú vị nhé!
Tôm kho tàu Cùng vói thịt kho tàu thì món tôm kho tàu là món đặc trưng của Nam bộ, được kho bằng nước dừa tạo nên vị ngọt, vị thơm đặc trưng của món ăn, mà người miền Nam hay gọi là "kho tàu" NGUYÊN LIỆU Tôm càng sống: 500g Dừa tươi: 1 trái Chanh, hành lá, tỏi băm Dầu ăn, dầu điều Đường, muối,...