Cách làm bánh đa cua thơm ngon, béo ngậy cho bữa sáng
Cùng học cách chế biến món bánh đa cua thơm ngon cho gia đình thưởng thức bữa sáng bạn nhé.
Cách 1
Nguyên liệu
Bát bánh đa cua nóng hổi dai dai với vị ngọt của nước dùng cua và xương, vị dai của chả cá rất thú vị.
Bánh đa đỏ: 200 gram
Cua đồng: 100 gram
Rau muống: 1/2 mớ
Cà chua: 2 quả
Hành lá, hành khô
Muối, hạt nêm, bột canh
Cách làm
Bánh đa ngâm mềm, rau muống nhặt sạch, rửa và ngâm nước muối
Video đang HOT
Cua mua về lột mai, lấy gạch, phần còn lại giã nhuyễn rồi lọc qua 2 đến 3 nước. Khi giã cho thêm chút muối để cua đậm đà và không bị bắn.
Cho nồi nước cua lên bếp, nêm hạt nêm rồi đun nhỏ lửa, lưu ý bạn không khuấy để thịt cua đóng thành bánh đẹp mắt
Hành khô bóc vỏ, băm nhỏ. Chưng cà chua và gạch cua, khi nước canh sôi thì bạn cho gạch cua đã chưng vào.
Vớt bánh đa ra rổ, dùng đũa gạt gạch cua ra cạnh nồi rồi trụng bánh đa và rau muống vào nồi nước cua.
Xếp bánh đa, rau muống, hành lá vào bát, khi ăn chan nước dùng và thịt cua là hoàn thành và thưởng thức cùng gia đình luôn bạn nhé!
Cách 2
Nguyên liệu
Món ăn này vừa ngon vừa bổ dưỡng.
Cua đồng: 500 gr
Sườn thăn: 300 gr
Thịt nạc xay: 150 gr
Cà chua: 2 quả
Mỡ phần: 100 gr
Lá lốt, mộc nhĩ, hành tím, hành lá,rau ngò
Bánh đa đỏ
Cách làm
Cua mua về rửa sạch, bỏ yếm, bóc mai.
Giã lấy nước cua. Gạch cua dùng tăm khều ra cho vào 1 bát nhỏ để riêng.
Sườn rửa sạch với chút muối, cho vào nồi luộc sơ qua.
Tiếp đó rửa sạch lần nữa mới đem ninh làm nước dùng.
Thịt cua lọc qua rây lấy nước, nêm nếm chút gia vị và 1 chút đầu đũa mắm tôm để dậy mùi nhé. Vừa đun các bạn vừa khuấy để gạch cua nổi đều. Sau đó, vớt gạch cua ra 1 bát con và đổ nước dùng cua vào nồi nước dùng xương. Đun sôi lại lần nữa rồi múc gạch cua vào nhé!
Cà chua thái nhỏ xào thơm cùng hành và dầu ăn, trút vào nồi nước dùng để tạo vị chua nhẹ. Ở đây mình không dùng me hay quả chua để nấu nước dùng. Nước me sẽ được dùng riêng khi ăn nhé!
Mỡ phần rửa sạch, thái hạt lựu. Cho vào chảo rán cho ra nước mỡ.
Khi tóp mỡ gần chín vàng, các bạn cho hành tím xắt mỏng vào phi cùng đến khi hành và tóp mỡ vàng thì nhanh tay đổ gạch cua vào xào cùng để lấy màu.
Sau đó cho hành ra bát để riêng.
Sau khi chế biến nước dùng xong, ta bắt đầu làm chả lá lốt nhé. Mộc nhĩ ngâm nở, rửa sạch, băm nhỏ trộn cùng thịt xay, hành tím và ít gia vị trộn đều.
Lá lốt rửa sạch, để ráo. Cho thịt xay vào lá lốt, gói lại đem rán vàng.
Chả cá thái miếng vừa ăn.
Bánh đa đỏ rửa sạch, ngâm với nước 5 phút. Lúc nào ăn thì các bạn trụng sơ qua nước nóng cho mềm.
Rau sống rửa sạch, ngâm nước muối.
Trụng một ít bánh đa cho vào bát, cho thêm chả cá, chá lá lốt, rắc ít hành ngò thái nhỏ và múc nước dùng cua vào và thưởng thức thôi nào.
Chúc các bạn thành công!
Mộc mạc bánh ít dừa xứ Quảng
Không biết từ bao giờ, các loại bánh dân dã lại trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống ẩm thực của người dân xứ Quảng. Những chiếc bánh ít dừa mộc mạc, chỉ cần thoáng nghe hương vị ấy là một khoảng trời thương nhớ lại ùa về.
Ngày trước, bánh ít dừa chủ yếu để ăn trong những ngày lễ, Tết, hoặc để biếu người thân, bạn bè. Do đó, khi làm bánh phải chú trọng cả chất lượng và hình thức, bánh không chỉ ngon mà còn đẹp. Bởi vậy, người thưởng thức có cảm giác nhẹ nhàng, tao nhã từ trong hương vị đến tên gọi của nó.
Những chiếc bánh ít dừa mộc mạc từ kiểu dáng đến hương vị.Muốn làm một chiếc bánh ít dừa ngon thì khâu quan trọng là chọn mua nguyên liệu. Thành phần chính của bánh là nhân và bột lọc. Nhân bánh được làm từ đậu xanh và dừa. Đậu xanh ngâm cho mềm, đãi sạch vỏ rồi hấp chín. Sau đó tán nhuyễn đậu xanh, cho đường vào rồi bắc lên bếp nấu với lửa nhỏ đến khi hỗn hợp đặc quánh lại không dính tay là được. Dừa được nạo thành sợi, trụng qua nước sôi đã nấu với chút muối. Làm như thế sợi dừa sẽ dai và bánh giữ được lâu hơn.
Công đoạn quan trọng nhất là cháo bột hay nấu bột. Bột được hòa với nước theo một tỷ lệ nhất định, cho đường vào, rồi khuấy tan. Kế tiếp cho dừa đã trụng vào rồi bắc lên bếp nấu với lửa nhỏ, khuấy đều tay cho đến khi bột sánh lại, có thể chảy thành dòng chứ không đặc là được.
Khâu tạo hình và gói bánh cũng khá quan trọng. Lá chuối lau rửa sạch sẽ, xé thành từng miếng. Múc từng khối nhỏ bột lọc đặt vào giữa lá chuối, dùng tay dàn mỏng, trải dài bột lọc trên lá, đặt nhân bánh vào giữa. Tiếp tục đắp một lớp bột trên nhân và gói lại, buộc hai dây chuối để giữ lá khỏi bung. Nhẹ nhàng xếp những chiếc bánh vào nồi hấp cách thủy, chừng hai mươi phút là bánh chín.
Còn nhớ, hồi xưa nhà nội tôi có hẳn một cái nồi lớn dùng để hấp bánh ít dừa. Bà tôi hay làm bánh để ông và các cô ăn lót dạ mỗi khi làm đồng. Riêng bọn con nít chúng tôi hay bỏ bánh vào cặp mang đến trường để ăn trong giờ ra chơi. Tôi cứ nhớ hoài chiếc bánh dẻo bùi, ngon ngọt nóng hổi, vừa thổi, vừa xuýt xoa. Chị em chúng tôi vừa ăn vừa nghe ông kể chuyện.
Ngày nay, bánh ít dừa được các cô, các bà làm rồi mang đi bán. Với giá bán 2.000 đồng/cái, bánh ít dừa đã trở thành món quà quê bình dân mà lại ngon. Khách ngoài tỉnh cũng hay đặt bánh với số lượng lớn vừa để dành ăn, vừa làm quà cho bạn bè... nên có nhiều gia đình vẫn giữ nghề làm bánh ít dừa truyền thống này.
Mặn nồng mắm cá cơm Tên là mắm chua cá cơm, nhưng mắm hoàn toàn không làm từ nguyên liệu có vị chua. Loại mắm này được ủ từ những con cá cơm tháng 3 tươi rói, với những vốc muối trắng tinh, nặng vị mặn của biển. Những tháng đầu năm, từng đoàn thuyền ra khơi trở về nặng trĩu mẻ cá cơm tươi ngon. Mùa của...