Cách làm bánh chưng nếp cẩm nhân thịt heo thơm ngon cho ngày Tết
Bánh chưng là món bánh cổ truyền không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến. Hương vị của món bánh này hẳn không quá xa lạ với chúng ta,
hôm nay hãy cùng vào bếp biến tấu món bánh truyền thống này với gạo nếp cẩm để có ngay món bánh chưng gạo nếp cẩm nhân thịt heo thơm ngon, mới lạ hơn cho ngày Tết nhé!
Nguyên liệu làm Bánh chưng nếp cẩm nhân thịt heo
Gạo nếp cẩm 640 gr
Gạo nếp trắng 500 gr
Thịt heo 500 gr (thịt ba chỉ heo)
Đậu xanh cà vỏ 540 gr
Nước mắm 1 muỗng canh
Hành tím 50 gr
Gia vị thông dụng 1 ít (đường/muối/bột ngọt/tiêu)
Lá dong 1 ít
Dây lạt 1 bó ( 18 dây)
Thông tin về gạo nếp cẩm
Nếp cẩm (hay còn gọi là nếp than) là loại gạo có màu đen nhưng khi nấu lên chuyển sang màu tím. Gạo nếp cẩm có giá trị dinh dưỡng cùng hàm lượng tinh bột cao tương tự như gạo lứt, rất tốt cho sức khỏe. Nếp cẩm có hương vị thơm ngon đặc trưng nên thường được dùng để làm nhiều món ăn hấp dẫn như: xôi, bánh, sữa chua, rượu hay là làm những món tráng miệng.
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua thịt heo tươi ngon
Thịt làm nhân bánh chưng có thể chọn mua thịt ba chỉ hoặc thịt nạc vai, thịt có nạc có mỡ ngang nhau không nên chọn loại thịt nhiều nạc khi ăn sẽ dễ ngán.
Thịt heo tươi ngon là miếng thịt có phần mỡ trắng đục và phần nạc đỏ hồng, dưới lớp da phải có lớp mỡ dày khoảng 2cm, có mùi đặc trưng của thịt tươi, không chọn mua thịt có mùi lạ, mùi ôi thiu.Có thể chọn mua thịt ba chỉ ngon bằng cách dùng tay ấn lên lớp mỡ của thịt nếu miếng mỡ nhanh chóng trở lại hình dạng ban đầu thì nên mua.
Cách chọn mua gạo nếp cẩm ngon
Chọn nếp ngon dựa trên hình thức của hạt gạo nếp, hạt nếp phải có màu tím thẫm hoặc ngả đen, bụng hạt nếp có một đường màu vàng nhạt, hạt gạo nếp hình tròn hơi dẹp.Tránh mua hạt gạo nếp bị gãy hoặc có màu, có mùi lạ.
Cách chọn mua lá dong
Chọn lá có màu xanh đậm, không chọn lá quá non hoặc quá già, lau thật sạch cả hai mặt lá, loại bỏ 1/2 phần gân lá chính để khi gói bánh dễ thao tác hơn.Chọn lá dong có phiến lá to, có độ dài vừa phải.Nếu thay bằng lá chuối thì nên chọn lá chuối có màu xanh đậm, phiến lá to, loại bỏ hoàn toàn gân lá chính, phơi lá dưới nắng mặt trời cho lá héo hoặc chần lá với nước sôi sau đó lau sạch hai bề mặt lá.
Dụng cụ thực hiện:
Nồi áp suất, cân điện tử hoặc cân chuyên dụng làm bánh, cây gắp bánh, dao,…
Cách chế biến Bánh chưng nếp cẩm nhân thịt heo
1
Ngâm nếp cẩm và đậu xanh
Lấy 640gr gạo nếp cẩm trộn với 500gr gạo nếp trắng, đổ nước ngập khoảng 1 đốt lóng tay, cho thêm 1 muỗng cà phê muối. Ngâm trong 14 giờ đồng hồ sau đó vo lại với nước sạch và để ráo nước.
Lấy 540gr đậu xanh cà vỏ ngâm với nước trong 4 giờ đồng hồ sau đó xả lại nước sạch để ráo.
2
Ướp thịt
Thịt heo rửa sạch với nước muối loãng để khử mùi hôi, sau đó cắt lát dày khoảng 1cm rồi đem ướp với 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường, 1/3 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng canh nước mắm trộn đều tất cả nguyên liệu với 50gr hành tím băm nhuyễn hoặc thái lát mỏng tùy sở thích và 1 ít tiêu.
Đậu xanh sau khi ngâm, cho vào 1/2 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê muối và 1/4 muỗng cà phê bột ngọt và trộn đều lên.
Video đang HOT
3
Cho nhân lên lá
Số lượng nguyên liệu đã chuẩn bị sẽ làm được 3 cái bánh. Mỗi cái bánh bao gồm 180gr đậu xanh đã ướp gia vị, 380gr nếp cẩm trộn với nếp trắng, 2 đến 3 miếng thịt heo tùy theo độ lớn của miếng thịt.
Lấy 2 miếng lá dong xếp thành hình chữ thập, lấy 380gr nếp cẩm chia làm 2 phần bằng nhau, cho một phần nếp lên trọng tâm của lá sau đó dùng muỗng dàn đều nếp ra, phần nếp ở giữa sẽ mỏng hơn xung quanh.
Tiếp theo lấy 180gr đậu xanh đã ướp gia vị chia làm 2 phần bằng nhau và cho một phần đậu xanh lên lớp nếp cẩm lúc nãy, tiếp tục dàn đều chúng ra thành 1 lớp mỏng.
Tiếp theo xếp thịt heo lên lớp đậu và nếp, xếp thịt hợp lí để thịt phủ kín lớp đậu. Cuối cùng cho phần đậu còn lại phủ kín lớp thịt và phần nếp còn lại phủ kín và đều lớp đậu.
Làm tương tự với phần nhân của 2 cái bánh còn lại.
4
Gói bánh
Gấp hai đầu lá đối diện lại với nhau rồi dùng 1 dây lạt cột tạm để cố định hai đầu lá. Sau đó lật ngược gói bánh lại, lấy một đầu gập lại làm đáy, vỗ nhẹ nhàng để các hạt nếp dàn đều bên trong bánh. Dùng muỗng nhấn từ từ để nén gạo nếp chặt lại.
Kế tiếp dùng kéo cắt bớt phần lá dư đi, đảo đầu và gói bánh lại, chỉnh sửa lá để lá bao bọc hết toàn bộ gạo nếp và nhân bên trong. Dùng kéo cắt bỏ phần lá dư đi, dùng phần lá mới cắt đè xuống, rồi khéo léo gấp bánh lại sau cho các góc bánh phải vuông, đảo đầu lại và thực hiện các thao tác tương tự, sau đó dùng dây lạt cột cố định hai đầu bánh lại với nhau sao cho hai dây lạt tạo với nhau thành hình chữ thập.
Dùng thêm bốn dây lạt khác tiến hành công đoạn gióng bánh (cột dây tạo hình cho bánh), cột lần lượt các dây lạt sao cho chúng song song với hai dây vừa rồi, lưu ý không cột chặt tay như bánh tét nhưng cũng không được cột lỏng quá sẽ dễ làm bánh bị nông nước trong quá trình nấu. Lặp lại thao tác tương tự với hai chiếc bánh còn lại.
Nếu bạn sử dụng lá chuối để thay thế lá dong gói bánh chưng thì thao tác vẫn y như vậy. Hoặc có thể sử dụng khuôn gói bánh chưng, để gói bánh dễ dàng hơn. Đối với gói bằng khuôn bánh thì khi gói bánh, lá gói bánh vừa khít với khuôn bánh là đạt yêu cầu.
5
Hấp bánh
Chuẩn bị 1 nồi áp suất rồi bỏ phần lá vụn khi gói bánh vào đáy nồi, tiếp đến xếp lần lượt bánh vào nồi, xếp bánh dọc đứng theo hình vòng cung của thành nồi hấp, cho thêm nước vào ngập hơn 2/3 bánh rồ tiến hành hấp với nồi áp suất trong 1 giờ đồng hồ.
Sau 1 giờ hấp bánh, bạn ngắt điện, mở nắp nồi rồi trở bánh cho bánh chín đều, tiếp tục cắm điện hấp trong 40 phút nữa. Sau đó cắt điện, ủ bánh trong nồi áp suất khoảng 20 phút.
Lấy bánh ra ngâm vào nước lạnh 5 phút và ép bánh để cho bánh dẻ lại, dùng một tấm thớt mỏng đè lên bánh rồi lót thêm 1 lớp giấy bạc hoặc giấy A4 lên, dùng vật nặng đè lên và ép.
Nếu muốn bánh dẻ thì ép mạnh tay nhưng đừng mạnh quá sẽ làm vỡ bánh, còn muốn bánh không dẻ quá mà vẫn còn tơi vừa ăn thì ép nhẹ nhàng để đẩy nước bị nông trong qúa trình hấp bánh ra ngoài. Để cho bánh nguội là có thể thưởng thức được món bánh chưng độc đáo này rồi.
6
Thành phẩm
Vậy là đã có món bánh chưng truyền thống mang hương vị mới lạ, gạo nếp cẩm dẻo thơm mùi hương đặc trưng kết hợp với vị bùi bùi của đậu xanh và đậm đà béo ngậy của thịt mỡ hứa hẹn sẽ tạo ra một cuộc dạo chơi thú vị của vị giác. Với món bánh chưng gạo nếp cẩm nhân thịt heo này nên ăn kèm với 1 ít đồ chua, củ kiệu sẽ tăng thêm phần hấp dẫn cho món ăn đấy!
Cách làm bún nem cua bể thơm giòn, vàng ươm khó cưỡng cực đơn giản
Bún nem cua bể là món chiên dân dã, không hề cầu kì nhưng chắc chắn sẽ khiến bữa cơm nhà thêm phần bắt vị.
Hãy cùng vào bếp ngay để học qua cách làm bún nem cua bể thơm ngon giòn rụm chiêu đãi gia đình nhé!
Nguyên liệu làm Bún nem cua bể
Thịt heo xay 200 gr
Cua lột sẵn 150 gr
Tôm tươi lột vỏ 150 gr
Bún miến tàu 100 gr
Bánh tráng gạo 1 ít
Cà rốt 1 củ
Củ sắn 1 củ
Nấm mèo cắt sợi 50 gr
Trứng gà 1 quả
Chanh 1/2 quả
Hành lá 1 ít
Ớt băm 1 muỗng cà phê
Tỏi băm 1 muỗng cà phê
Dầu mè 1 muỗng canh
Dầu ăn 1 ít
Giấm ăn 2 muỗng canh
Nước mắm 3 muỗng canh
Gia vị thông dụng 1 ít (Đường/ Tiêu xay/ Hạt nêm)
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua thịt heo sạch, an toàn
Để chọn mua thịt heo tươi và ngon, bạn nên chọn những miếng thịt có màu sắc sáng, tươi, có màu hồng nhạt hoặc đỏ nhạt với phần mỡ trắng hơi ngà ngà. Bề mặt thịt ráo, phần da mềm, dính chắc vào thịt.Thịt heo ngon sẽ có mùi thịt đặc trưng không khó chịu hay hôi tanh, hăng mũi.
Khi ấn thử vào bạn dễ dàng nhận thấy độ đàn hồi trên da, đồng thời thớ thịt cũng săn chắc, không quá cứng hay quá nhão.Tránh chọn mua những miếng thịt heo quá nhợt nhạt hoặc màu quá sẫm, trên thịt xuất hiện những vết đen hay chấm đỏ li ti bất thường, mùi hôi tanh, thịt chảy ra dịch nhớt vì có thể là thịt của heo bệnh hoặc thịt đã hết hạn sử dụng, rất có hại cho sức khỏe.
Cách chọn mua tôm tươi ngon
Khi chọn mua tôm, bạn nên chọn những con tôm có vỏ ngoài trong suốt, đều màu. Phần chân tôm, đầu tôm gắn chặt với thân, khi cầm lên không bị rơi chân hoặc rơi đầu ra.Bạn nên lựa chọn tôm có phần đuôi xếp đều lại với nhau, thân hình không quá uốn cong để đảm bảo tôm không bị tiêm hóa chất độc hại, tốt nhất nên mua những con còn đang nhảy nhót.Tránh chọn mua tôm đã bốc mùi tanh, phần màu bắt đầu loang lổ và thân tôm xuất hiện dịch nhớt, thân hình cong bất thường, phần đuôi xòe ra vì đây có thể là tôm đã bị tiêm hóa chất hoặc tiêm nước đánh lừa người dùng.
Cách chọn mua nấm mèo (mộc nhĩ) giòn ngon
Khi chọn mua nấm mèo (mộc nhĩ) khô, bạn nên lựa những chiếc có tai to, thịt dày và phần gốc ít nấm con, khi ăn sẽ dai ngon hơn.Màu sắc nấm mèo ngon thường có màu hổ phách sậm, phần trên hơi bóng nhẹ và phần dưới có màu cà phê sữa.Tránh chọn mua những tai nấm có màu quá đen, quá sậm vì khi ngâm nước dễ nhũn nát và nấm thành phẩm cũng không có độ giòn như ban đầu.
Cách chế biến Bún nem cua bể
1
Sơ chế nguyên liệu
Cà rốt, củ sắn sau khi mua về bạn bào bỏ vỏ, rửa qua với nước sạch, để ráo. Cà rốt bạn cắt thành từng sợi dài khoảng 1 ngón tay, củ sắn bạn băm nhỏ. Hành lá bạn rửa sạch với nước, cắt bỏ rễ rồi cắt nhuyễn.
Bún tàu bạn ngâm với nước khoảng 5 - 7 phút để sợi bún mềm ra thì vớt để ráo rồi cắt nhuyễn. Nấm mèo cắt sợi ngâm với nước ấm khoảng 5 phút cho mềm.
Tôm mua về bạn cắt bỏ đầu đuôi, lột vỏ bỏ, rửa qua với nước cho sạch rồi mang băm nhỏ. Cua lột bạn rửa qua với nước, để ráo rồi băm nhỏ.
2
Ướp nhân nem
Bạn cho vào tô nguyên liệu gồm: cà rốt, củ sắn, thịt cua, tôm, bún miến, nấm mèo và hành lá đã băm nhỏ.
Tiến hành nêm thêm 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê tiêu xay, 1 muỗng canh dầu mè, 1 lòng đỏ trứng gà sau đó trộn lên để hòa tan gia vị.
Ướp hỗn hợp nguyên liệu trong khoảng 15 phút để ngấm vị.
3
Gói bánh
Dùng 1 chiếc thau để tiến hành pha nước nhúng bánh tráng, cho vào thau 1 muỗng canh đường, 2 muỗng canh giấm ăn, 2 chén nước lọc rồi khuấy đều tay để gia vị tan ra.
Đầu tiên bạn dùng bánh tráng gạo thấm qua với nước nhúng đã pha, sau đó trải ra trên bề mặt phẳng rồi cho 1 muỗng canh nhân vào, gói lại theo hình dạng tùy ý.
4
Chiên bánh
Nem sau khi gói xong thì để khoảng 15 phút cho lớp bánh tráng ráo lại thì tiến hành chiên để không bị bể và tăng độ giòn.
Bắc chảo lên bếp, cho vào 1 ít dầu ăn, đợi khoảng 2 - 3 phút cho dầu nóng lên thì cho nem vào rán lần lượt đến khi vàng đều thì vớt ra để lên giấy thấm dầu.
Trước khi ăn bạn có thể chiên nem thêm 1 lần nữa để nem nóng giòn, ăn sẽ ngon hơn rất nhiều.
5
Pha nước mắm ăn kèm
Cho vào tô 2 muỗng canh đường, 3 muỗng canh nước sôi, 3 muỗng canh nước mắm, 1/2 trái chanh hòa tan đều hỗn hợp.
Cho tiếp 1 muỗng cà phê tỏi băm, 1 muỗng cà phê ớt băm rồi khuấy đều tay, nếu muốn ăn chua bạn có thể thêm 1 ít chanh và đồ chua ngâm vào.
6
Thành phẩm
Bún nem cua bể thành phẩm thơm ngon với lớp vỏ vàng giòn rụm bên ngoài bọc lấy phần nhân thịt tôm đầy đặn, đậm đà bên trong. Củ sắn, cà rốt giòn giòn vẫn giữ được độ ngọt nước tự nhiên.
Bún nem cua bể chấm với nước mắm đậm đà, bạn có thể ăn kèm bún hoặc cuốn với bánh tráng, kèm thêm chút rau sống đều ngon nhé!
Cách làm hoành thánh hoa hồng thơm ngon đẹp mắt Hoành thánh là món ăn cực ngon và có thể dùng để làm điểm tâm hoặc ăn nhẹ buổi tối. Thay vì gói hoành thánh như thông thường hãy cùngvào bếp biến tấu thành những đoá hoa hồng đẹp mắt nhé! Nguyên liệu làm Hoành thánh hoa hồng Tôm tươi 200 g Thịt heo xay 200 g Hoành thánh 300 g (dạng lá...