Cách làm bánh canh bột xắt với thịt vịt đơn giản mà hấp dẫn vị giác mạnh
Cách làm bánh canh bột xắt kết hợp với thịt vịt vừa thơm ngọt lại vừa thanh đạm. Món ăn tuy đơn giản nhưng hương vị và sự hấp dẫn vị giác của nó lại không hề giản đơn đâu nhé.
Bánh canh là một món ăn dân dã, quen thuộc và luôn là sự lựa chọn hoàn hảo cho bữa sáng của gia đình bạn. Để chế biến bánh canh cho bữa sáng, bạn sẽ không phải mất quá nhiều thời gian bởi công đoạn nấu nước dùng lâu nhất thì có thể thực hiện từ tối hôm trước. Một bát bánh canh thanh đạm, dễ ăn mà cực kỳ thanh ngọt, đậm đà và giàu giá trị dinh dưỡng sẽ khiến cho bất cứ ai đều phải mê mẩn.
Ngay bây giờ, hãy cùng vào bếp thực hiện cách làm bánh canh bột xắt cực nhanh gọn và đơn giản để trổ tài chiêu đãi cho cả nhà những bữa ăn sáng chất lượng nhé!
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho 4 người ăn
- 1/2 kg thịt đùi vịt
- 100ml nước cốt dừa
- 300gram bột gạo
- 50gram bột năng
- 1 củ cà rốt
Cách làm bánh canh bột xắt với thịt vịt thơm ngon, bổ dưỡng
Bước 1: Sơ chế các loại nguyên liệu khác
Với cà rốt, bạn nạo sạch vỏ rồi rửa qua với nước và xắt miếng vừa ăn. Nếu thích thẩm mỹ hơn thì bạn có thể thái cà rốt thành dạng hoa 5 cánh nhé.
Với hành tím, bạn bóc vỏ, rửa sạch rồi để ráo nước, sau đó thái ra thành dạng lát mỏng. Còn với hành lá, bạn nhặt rửa sạch sẽ, đầu hành trắng thì thái nhỏ, còn lá hành màu xanh thì thái khúc ngắn vừa ăn nhé.
Bước 2: Sơ chế và tẩm ướp thịt vịt
Thịt vịt sau khi mua về, bạn rửa sạch với nước, sau đó rửa lại bằng rượu trắng 40 độ hoặc xát muối gừng tươi, hoặc ngâm rửa trong hỗn hợp nước muối loãng nước cốt chanh, hoặc rửa bằng giấm ăn pha loãng để khử mùi hôi tự nhiên của thịt vịt.
Sau khi khử mùi hôi xong, bạn rửa lại thịt vịt một lần nữa với nước sạch rồi chặt thành những miếng nhỏ vừa ăn, cho tất cả ra rổ cho ráo nước.
Tiếp đến, bạn cho thịt vịt vào bát tô, thêm vào 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê nước mắm, 1 thìa cà phê mì chính, một chút hạt tiêu xay nhỏ và 2 củ hành tím giã nhuyễn. Xong xuôi thì trộn đều lên.
Sau đó, bạn bắc chảo lên bếp, cho vào đó 1 thìa canh dầu ăn, đun đến khi dầu nóng già thì cho hỗn hợp hành tím thái lát và đầu hành trắng thái nhỏ vào phi thơm lên. Khi hỗn hợp trên dậy mùi thơm đặc trưng và hơi ngả sang màu vàng đẹp mắt thì bạn trút phần thịt vịt đã trộn với gia vị vào, đảo đều cho thịt hơi săn lại thì tắt bếp.
Cứ thế, bạn ướp thịt vịt trong khoảng 20 – 30 phút để thịt ngấm gia vị.
Video đang HOT
Bước 3: Tiến hành làm bánh canh từ bột gạo
Trong cách làm bánh canh bột xắt này, chúng ta sẽ thực hiện cả công đoạn làm sợi bánh canh từ bột gạo và bột năng đã chuẩn bị. Tuy nhiên, nếu bạn ngại làm hoặc không có thời gian làm thì vẫn có thể mua loại bánh canh được làm sẵn và chỉ việc mang về chế biến thôi nhé. Nhưng tốt nhất là bạn vẫn nên tự làm để đảm bảo chất lượng và an toàn cho sức khỏe của gia đình mình.
Đầu tiên, bạn cho vào thau 1 bát bột gạo, 1/4 bát bột năng cùng nửa thìa cà phê muối và 1/3 bát nước sôi. Đợi khi nước nguội thì bắt đầu nhào bột đều tay đến khi có được một khối bột dẻo mịn và không còn dính tay nữa.
Tiếp đến, bạn chia khối bột trên thành 5 phần bằng nhau rồi cán mỏng và dài. Xong xuôi thì bạn xếp chúng chồng lên nhau, ngăn cách bởi một lớp bột khô để các phần không bị dính lại. Sau đó, bạn dùng dao xắt các miếng bột ra thành những sợi bánh canh với kích thước mong muốn là được.
Bước 4: Tiến hành nấu nước lèo cho món bánh canh
Bạn bắc chảo lên bếp, cho vào đó phần thịt vịt đã ướp cùng 3 bát tô nước lớn, 2 thìa hạt nêm, 1 thìa nước mắm, 1 thìa đường, 1/2 bát nước cốt dừa và một ít hành rồi đun sôi lên. Khi nước sôi thì bạn hạ nhỏ lửa và nấu ở mức lửa liu riu thêm khoảng 30 phút nữa cho thịt vịt chín mềm và nước dùng thanh ngọt.
Bước 5: Hoàn thiện cách làm bánh canh bột xắt
Phần nước dùng ở bước 4 sau khi nấu xong thì bạn cho bột xắt (bánh canh) vào, đun nhỏ lửa tầm 7 – 10 phút rồi tắt bếp. Nếu muốn nồi bánh canh bột xắt của mình đẹp mắt và hấp dẫn hơn thì bạn nên thêm vào một chút ớt màu hoặc màu dầu điều nhé.
Cuối cùng, bạn nêm nếm lại gia vị cho nồi bánh canh bột xắt sao cho phù hợp với khẩu vị của mình và gia đình.
Lời kết
Bánh canh bột xắt nấu cùng thịt vịt vừa dậy lên hương thơm đặc trưng, vừa cuốn hút bởi màu sắc đẹp mắt lại vừa gây nghiện bởi vị nước dùng thơm ngon đậm đà. Từng sợi bánh canh bột xắt mềm dai quyện trong vị nước dùng thơm ngọt khiến cho người ăn mê mẩn mãi không thôi.
Chúc bạn thực hiện thành công cách làm bánh canh bột xắt cực đơn giản này tại nhà để thi thoảng đổi món chiêu đãi mọi người nhé.
Salad là gì? Phân loại Salad và một số loại salad phổ biến
Salad là món gỏi trộn thanh đạm và thường xuất hiện trong thực đơn món Âu, nhưng bạn đã thực sự hiểu rõ về nó. Vậy hãy để chuyên mục Mẹo vào bếp hiểu rõ hơn về salad là gì? Phân loại salad như thế nào nhé!
1. Salad là gì?
Định nghĩa
Salad là hỗn hợp gồm có rau củ và nước sốt, có thể được ướp lạnh trước khi dùng hoặc ăn trực tiếp (ở nhiệt độ phòng).
Nguồn gốc
Salad là tên gọi tiếng Anh và được xuất hiện lần đầu vào thế kỷ 14 với cách viết là salad hoặc sallet. Ngoài ra, nguồn gốc của tên gọi salad có thể được biến tấu từ cách viết của tiếng Pháp như salade, tiếng Latinh cổ đại là herba Salata và tiếng Latin là salata.
Món salad được xuất hiện từ lâu, dưới nhiều hình thức chế biến khác nhau. Chẳng hạn, người La Mã, người Hy Lạp cổ đại và người Ba Tư đã trộn hỗn hợp rau củ với một loại nước sốt để ăn. Những món ăn rau trộn như vậy đã trở nên phổ biến ở châu Âu sau cuộc xâm lấn của đế chế La Mã và Hy Lạp.
Trong cuốn sách tựa Acetaria: A Discourse on Sallets (tạm dịch là) của nhà văn John Evelyn (đồng thời là chuyên gia nông nghiệp) đã đề cập đến vấn đề người Anh cần phải có thời gian để dùng quen món rau trộn. Lúc bấy giờ, nữ hoàng Scotland là Mary đã dùng món rau trộn gồm có quả anh đào, nấm, củ cần tây và trứng luộc được rưới với mùi tạt kem.
Bên cạnh đó, một loại dầu ăn được sử dụng cho món salad cũng xuất hiện vào thế kỷ 17 tại Cộng hòa Hà Lan mới (nay là thành phố New York, Mỹ). Bằng chứng là trong bức thư tín vào năm 1665 được tìm thấy, có đề cập đến danh sách các mặt hàng thông dụng trên tàu như 1 lon dầu xà lách 1,10 florin, 1 chai giấm rượu 16 florin,....
Nguyên liệu chính tạo nên món salad
Hầu như nguyên liệu làm nên món salad chủ yếu là các loại rau củ với nước sốt, và tùy theo mục đích sử dụng mới dùng thêm thực phẩm chứa hàm lượng chất đạm như thịt, trứng,... hoặc dùng nước sốt ngọt như kem để thay cho nước sốt giấm quen thuộc.
Nguyên liệu chính của món salad, gồm có:
Rau củ:
Các loại rau xanh (cải xoăn, rau bina, rau xà lách,...),
củ quả (như dưa leo,
cà chua, ớt chuông,...).
Trái cây: kiwi, táo, bơ,....
Thịt cá
Trứng
Ngũ cốc
2. Phân loại salad
Việc phân loại salad cũng khá đơn giản, bạn có thể phân loại món salad theo:
Mục đích sử dụng (4 loại)
Món khai vị : là món ăn đầu tiên trong bữa ăn, để kích thích vị giác ngon miệng khi dùng các món ăn sau
Món ăn kèm : Là món được dùng kèm với món chính trong bữa ăn, như món chiên và nướng.
Món ăn chính : thay vì là món ăn khai vị hay món ăn kèm, thì salad có thể được chế biến để trở thành món ăn chính trong bữa ăn bằng cách chứa thêm một số thực phẩm giàu protein (như thịt, trứng, cá, các loại đậu,...).
Món tráng miệng : thường chứa các loại trái cây thay vì rau củ và bổ sung thêm một số thành phần ngọt béo như kem.
Hình thức trình bày (2 loại)
Theo đĩa ăn cá nhân : Cách ăn này phổ biến ở châu Âu và nhất là trong giới quý tộc. Họ sẽ lấy mỗi loại rau củ đã được sơ chế ở trên bàn, rồi cho vào đĩa cá nhân của mình theo thứ tự và rưới loại nước sốt yêu thích trước khi ăn.
Theo bát (thố) trộn đều : Thay vì tự trộn riêng trong đĩa cá nhân, thì cách làm này sẽ giúp rau củ đậm vị hơn, do được trộn đều và có thời gian ngấm gia vị trước khi múc ra thưởng thức.
3. Một số loại salad phổ biến
Bạn có thể bắt gặp một số loại salad phổ biến như:
Salad rau xanh
Là món salad sử dụng các loại rau có lá màu xanh như rau bina. Nếu không sử dụng rau có lá màu xanh, thì chỉ gọi là salad rau mà thôi.
Salad trái cây
Là món salad chỉ sử dụng các loại trái cây như dâu tây, dưa hấu, kiwi, nho,.... Trái cây có thể là trái cây tươi, đóng hộp hoặc dạng khô, sấy.
Salad cơm và mì
Là món salad có thành phần chủ yếu là cơm và mì ống (đã được luộc), có thể thêm một số loại thảo mộc, rau và gia vị. Ví dụ món Nasi Ulam là món ăn quen thuộc của người Indonesia, Malaysia, Singapore và miền nam Thái Lan.
Salad với sốt đặc
Nguyên liệu chính làm món salad này có thể rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu chất đạm và không thể thiếu nước sốt đặc như sốt mayonnaise. Phần nước sốt đặc sẽ giúp cho các nguyên liệu dường như được kết nối với nhau. Thậm chí món salad này có thể được sử dụng làm nhân cho một số bánh sandwich.
Món cải thảo bọc thịt hấp thanh đạm ngon ngọt Món cải thảo bọc thịt hấp thanh đạm với phần cải thảo ngọt mềm, bọc lấy phần thịt băm, giò sống, cà rốt bên trong, quyện với phần nước sốt đậm đà, đủ chất. Cải thảo bọc thịt hấp thanh đạm ngon ngọt Nguyên liệu làm cải thảo bọc thịt hấp thanh đạm: 150 gr thịt băm. 200 gr giò sống. Nửa củ...