Cách làm bài thi trắc nghiệm ĐH, CĐ
Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay, các Bộ GD&ĐT đã đặc biệt lưu ý thêm cho các thí sinh khi dự thi các môn trắc nghiệm.
Theo đó, thí sinh phải làm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN) được in sẵn theo quy định của Bộ GD&ĐT; bài làm phải có hai chữ kí của hai cán bộ coi thi. Trên phiếu TLTN chỉ được viết một thứ mực, không phải là mực đỏ. Các ô số báo danh, ô mã đề thi, ô trả lời chỉ được tô bằng bút chì đen. Trong trường hợp tô nhầm hoặc muốn thay đổi câu trả lời, thí sinh phải tẩy sạch chì ở ô cũ, rồi tô kín ô khác mà mình lựa chọn;
ảnh minh họa
Thí sinh cần điền chính xác và đủ thông tin vào các mục trống ở phía trên phiếu TLTN, đối với số báo danh phải tô đủ cả 6 ô (kể cả các số 0 phía trước); điền chính xác mã đề thi vào hai phiếu thu bài thi;
Khi nhận đề thi, thí sinh phải để đề thi dưới tờ phiếu TLTN; không được xem đề thi khi cán bộ coi thi chưa cho phép.
Phải kiểm tra đề thi để đảm bảo đề thi có đủ số lượng câu trắc nghiệm như đã ghi trong đề; nội dung đề được in rõ ràng, không thiếu chữ, mất nét; tất cả các trang của đề thi đều ghi cùng một mã đề thi. Nếu có những chi tiết bất thường trong đề thi, hoặc có 2 đề thi trở lên, thí sinh phải báo ngay cho cán bộ coi thi để xử lý;
Khi hết giờ làm bài thi trắc nghiệm, có lệnh thu bài thí sinh phải ngừng làm bài, đặt phiếu TLTN lên trên đề thi và chờ nộp phiếu TLTN theo hướng dẫn của cán bộ coi thi. Thí sinh không làm được bài vẫn phải nộp phiếu TLTN. Khi nộp phiếu TLTN, thí sinh phải ký tên vào hai phiếu thu bài thi;
Thí sinh chỉ được rời phòng thi sau khi cán bộ coi thi đã kiểm đủ số phiếu TLTN của cả phòng thi và cho phép thí sinh ra về.
Thời gian được quy định cho các môn thi theo phương pháp trắc nghiệm là 90 phút. Thời gian biểu từng buổi thi các môn trắc nghiệm quy định cụ thể như sau:
Thời gian
Video đang HOT
Nhiệm vụ
Buổi sáng
Buổi chiều
6g30 – 6g45
13g30 – 13g45
Cán bộ coi thi nhận túi phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN) và túi tài liệu; đánh số báo danh vào chỗ ngồi của thí sinh; gọi thí sinh vào phòng thi; đối chiếu, kiểm tra ảnh, thẻ dự thi.
6g45 – 7g00
13g45 – 14g00
Một cán bộ coi thi đi nhận đề thi tại điểm thi; một cán bộ coi thi phát phiếu TLTN và hướng dẫn các thí sinh điền vào các mục từ 1 đến 9 trên phiếu TLTN.
7g00 – 7g15
14g00 – 14g15
Kiểm tra niêm phong túi đề thi; mở túi đề thi và phát đề thi cho thí sinh; sau khi phát đề xong, cho thí sinh kiểm tra đề và ghi mã đề thi vào phiếu TLTN.
7g15
14g15
Bắt đầu giờ làm bài (90 phút)
7g30
14g30
Thu đề thi và phiếu TLTN còn dư tại phòng thi giao cho thư ký điểm thi.
8g30
15g30
Cán bộ coi thi nhắc thí sinh còn 15 phút làm bài.
8g45
15g45
Hết giờ làm bài thi trắc nghiệm, thu và bàn giao phiếu TLTN.
VGT (Theo Giáo dục & Thời đại)
Đề thi ĐH, CĐ 2011 đánh giá khả năng suy luận của thí sinh
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, về đề thi ĐH, CĐ 2011 sẽ cải tiến công tác biên soạn đề thi chung theo hướng kiểm tra kiến thức cơ bản, khả năng suy luận của thí sinh, phù hợp với nội dung chương trình và thời gian quy định cho từng môn thi.
Thứ trưởng Ga cũng cho hay sẽ có phổ điểm kết quả hợp lý, tạo khả năng phân loại cao đối với thí sinh. Về thi trắc nghiệm, xây dựng ngân hàng câu hỏi đủ lớn, nâng cao chất lượng đề thi, bảo đảm tính khoa học và phù hợp với thực tiễn.
Theo quy định của Bộ về chấm thi, thang điểm chấm thi là thang điểm 10. Đối với các môn thi theo phương pháp tự luận, cán bộ chấm thi chỉ chấm theo thang điểm 10. Các ý nhỏ được chấm điểm lẻ đến 0,25 điểm.
Riêng các môn năng khiếu và các môn thi theo phương pháp trắc nghiệm có thể theo thang điểm khác, nhưng điểm toàn bài phải quy về thang điểm 10. Việc tính hệ số do máy tính thực hiện; Chỉ các môn năng khiếu và ngoại ngữ mới nhân hệ số. Trong Giấy chứng nhận kết quả thi, chỉ ghi điểm môn thi chưa nhân hệ số. Khi thông báo điểm trúng tuyển (tổng điểm 3 môn thi), phải nói rõ môn nào nhân hệ số và hệ số mấy.
Cán bộ chấm thi phải chấm bài thi đúng theo thang điểm và đáp án chính thức đã được Chủ tịch HĐTS phê duyệt (đối với các trường tự ra đề thi) hoặc Trưởng ban Đề thi của Bộ GD-ĐT phê duyệt (đối với các trường dùng chung đề thi của Bộ GD-ĐT).
Khi chấm thi không quy tròn điểm từng bài thi. Việc quy tròn điểm do máy tính tự động thực hiện theo nguyên tắc: Nếu tổng điểm 3 môn thi có điểm lẻ từ 0,25 đến dưới 0,5 thì quy tròn thành 0,5; có điểm lẻ từ 0,75 đến dưới 1,0 thì quy tròn thành 1,0.
Những bài làm đúng, có cách giải sáng tạo, độc đáo khác với đáp án có thể được thưởng điểm. Mức điểm thưởng do cán bộ chấm thi đề xuất và do Trưởng môn chấm thi trình Trưởng Ban chấm thi quyết định, nhưng không vượt quá 1 điểm.
Thứ trưởng Ga cũng khẳng định: "Tuyển sinh 2011, Bộ GD-ĐT sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát trong tất cả các khâu của kỳ thi ở các trường, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm túc, dứt điểm các hành vi vi phạm quy chế".
Theo Dân Trí
Những bài thi kinh điển khiến thầy cô giáo "khóc dở mếu dở" Bài thi trắc nghiệm được tô thành hình thú nhồi bông, vẽ hoạt hình lên bài thi toán, minh họa sống động trên bài thi vật lý và những bài văn kinh điển... đã khiến cho thầy cô giáo phải "khóc dở mếu dở". Cứ đến mỗi kỳ kiểm tra hay kỳ thi hàng năm, những học sinh cá biệt lại được dịp...