Cách làm bài nghị luận 200 chữ dễ ghi điểm cao
Dựa vào cấu trúc đề thi mẫu của Bộ GD- ĐT, dạng bài nghị luận – xã hội sẽ lấy một ý nhỏ trong bài đọc hiểu để làm đề thi viết đoạn văn 200 từ.
Thầy Thái Văn Phú, giáo viên trường THPT Quỳnh Lưu 2 – Quỳnh Văn- Quỳnh Lưu – Nghệ An hướng dẫn cách làm bài nghị luận 200 chữ như sau:
Ảnh minh họa
Trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn hiện nay, phần Nghị luận xã hội chỉ yêu cầu thí sinh tạo lập một đoạn văn có dung lượng vừa phải (200 chữ) về một vấn đề xã hội (tư tưởng đạo lí hoặc hiện tượng đời sống) được gợi ý ngay từ ngữ liệu của phần Đọc hiểu. Dẫu còn có nhiều quan điểm, nhiều tranh cãi khác nhau, song nó vẫn là một phần thi bắt buộc.
Hiện tại, có rất nhiều tài liệu hướng dẫn cách tạo lập đoạn văn 200 chữ nhưng phần lớn chỉ mới dừng lại ở những đoạn văn mẫu với những chủ đề quen thuộc, cho sẵn, không có một quy chuẩn nào cho các em học tập. Bởi vậy, học sinh vẫn còn khá loay hoay, lúng túng trong quá trình thực hiện yêu cầu này của đề thi.
Để phần nào định hướng và giúp cho các em hình dung một con đường đơn giản, hiệu quả, dễ thực hiện trong việc tạo lập đoạn văn 200 chữ, học sinh đi vào trả lời năm câu hỏi sau đây:
1. Cuộc sống xung quanh em đang diễn ra thế nào?
Mục đích của câu hỏi này là giúp các em khái quát được thực trạng cuộc sống đang diễn ra xung quanh mình; biết quan tâm tới hoàn cảnh thực tế của xã hội nhằm giúp các em định hình, khái quát và giải thích được những ấn tượng chung: cuộc sống đang diễn ra tốt đẹp, thuận lợi hay khó khăn, thách thức; đơn giản, xuôi chiều hay bộn bề, phức tạp; vận hội, thời cơ hay thử thách, bon chen và đầy cám dỗ … và đi kèm theo đó là một vài câu lí giải ngắn gọn cho những nhận định ban đầu ấy.
2. Trong bối cảnh ấy, mỗi con người cần hình thành cho mình những phẩm chất quan trọng nào?
Video đang HOT
Trên thực tế, vấn đề đặt ra ở câu hỏi này thông thường đã được gợi mở ngay từ chính mệnh đề của đề thi đưa ra để yêu cầu học sinh bàn luận. Bởi thế, giải quyết yêu cầu của câu hỏi này khá đơn giản. Các em chỉ cần lưu ý đến lời dẫn chuyển tiếp, liên kết, xâu chuỗi với những câu văn đầu đoạn và dẫn mệnh đề của đề thi vào một cách phù hợp là đã hình thành được phần tiếp theo của đoạn văn 200 chữ.
3. Em hiểu như thế nào về những phẩm chất mà mình đã lựa chọn?
Thực chất của câu hỏi này là yêu cầu học sinh có những sự hiểu biết nhất định về đời sống, lí giải được một cách cơ bản nhất nội hàm của phẩm chất được đưa ra bàn luận ở đề bài. Lẽ dĩ nhiên, đề thi có thể yêu cầu các em trình bày sự hiểu biết về một hiện tượng xã hội nhưng cách triển khai vẫn có thể đi theo một con đường chung như vậy. Đây là câu hỏi bắt buộc các em phải đưa ra khái niệm, những biểu hiện cơ bản của khái niệm được lựa chọn (yêu cầu) bàn luận trong thực tiễn cuộc sống đang diễn ra nhằm định hướng cho vấn đề sẽ được đi sâu làm rõ ở những câu văn tiếp theo.
4. Những phẩm chất ấy đã mang lại những lợi ích nào cho xã hội và cuộc sống bản thân mỗi con người?
Đây là câu hỏi giúp các em lí giải được lí do về sự lựa chọn của chính bản thân; bước đầu hình thành cho mình những quan điểm sống đúng đắn, lành mạnh, tích cực và tiến bộ; biết cách cư xử, sống hài hòa với môi trường xung quanh. Những kiến giải đó phải được xây dựng thành những lập luận vững chắc, có tính thuyết phục cao. Muốn vậy, ở câu hỏi này, học sinh bắt buộc phải có được những hiểu biết nhất định về thực tiễn của đời sống xã hội để có thể lấy được một vài dẫn chứng ngắn gọn, nhằm tăng sức thuyết phục cho lập luận mà mình đưa ra.
5. Thực tiễn đời sống xã hội và cuộc sống xung quanh em, con người (đặc biệt là giới trẻ) đã thực hiện tốt những phẩm chất ấy chưa? Em thấy mình cần phải làm gì để thực hiện tốt những phẩm chất ấy?
Câu hỏi này hướng tới hình thành ở các em năng lực khái quát hóa đời sống xã hội, từ đó có được cho mình những quan điểm, chính kiến khách quan được xây dựng trên cơ sở thực tiễn chứ không phải là những nhận xét chủ quan, mang tính chất cảm tính, chung chung. Đồng thời đặt ra cho các em nhu cầu bộc lộ tư duy phản biện, phê phán nhằm đi tới loại bỏ những quan niệm, những tư tưởng lệch lạc, sai trái … để từ đó hình thành cho bản thân thái độ, tư tưởng sống tích cực, lành mạnh, tiến bộ. Đây có lẽ cũng chính là mục tiêu cốt lõi của đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn hiện tại hướng tới.
Thầy Thái Văn Phú cho biết: năm câu hỏi trên cũng chỉ là một con đường trong vô vàn phương pháp. 5 câu hỏi ấy giúp các em định hình được một cách tổng thể những nội dung cần xác lập, triển khai trong đoạn văn nghị luận xã hội của mình. Sau khi đã nắm được bức tranh tổng thể ấy thì việc đảm bảo tiêu chí về mặt hình thức, dung lượng đoạn văn và cả cách tạo lập văn bản, theo chúng tôi, sẽ không còn gì khó khăn và trở ngại với tất cả các em trên con đường hình thành một đoạn văn theo những tiêu chí mà đáp án đã đặt ra.
Chúc các em đạt được điểm cao trong kì thi sắp tới.
Thái Văn Phú (Giáo viên trường THPT Quỳnh Lưu 2 – Quỳnh Văn- Quỳnh Lưu – Nghệ An)
Theo giaoducthoidai
Thi tuyển vào lớp 10, thí sinh phải làm cả bài thi tổ hợp
Gộp 2 kỳ thi vào một, giảm bớt số lượng môn thi là một trong những thay đổi của các địa phương trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 -2021. Có địa phương thí sinh phải thi kiến thức của 5 môn học.
Thí sinh sốt ruột đợi công bố môm thi thứ 4, thứ 5
Vĩnh Phúc: Học sinh thi 5 môn
Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc vừa công bố phương án thi tuyển vào lớp 10 năm nay, 2 kỳ thi tuyển sinh vào THPT chuyên và không chuyên được gộp vào thành 1 kỳ thi.
Thí sinh sẽ thực hiện 3 bài thi bắt buộc, riêng thí sinh đăng ký thi vào Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc sẽ làm thêm 1 bài thi môn chuyên.
Thí sinh làm bài thi môn Ngữ văn, Toán theo hình thức tự luận trong thời gian 120 phút. Riêng bài thi tổ hợp gồm môn Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội tăng lên thành 30 câu hỏi, Ngoại ngữ tăng lên thành 30 câu hỏi. Thí sinh làm bài trong thời gian 90 phút cho 60 câu hỏi.
Như vậy, để thi tuyển vào lớp 10, học sinh lớp 9 của Vĩnh Phúc phải dự thi 5 môn học. Trong đó, 3 môn thí sinh được biết trước gồm Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ thì phải đến tháng 3 hàng năm, sở này mới công bố 2 môn thi còn lại. Như năm 2019-2020, trong bài thi tổng hợp, học sinh dự thi thêm các môn Vật lý, Lịch sử.
Điểm xét tuyển vào lớp 10 của tỉnh này được tính theo cách, điểm Toán, Ngữ văn nhân hệ số 2, cộng điểm bài tổ hợp, cộng điểm ưu tiên.
Trong khi đó, thí sinh thi vào trường chuyên, điểm xét tuyển sẽ tính theo công thức: điểm Toán điểm Ngữ văn cộng điểm bài thi tổ hợp điểm môn chuyên nhân hệ số 3.
Dự kiến kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020-2021 của tỉnh Vĩnh Phúc được tổ chức đầu tháng 6/ 2020. Bài thi tổ hợp tổng hợp kiến thức của nhiều môn học được lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh này lý giải là nhằm đáp ứng yêu cầu, xu thế của kỳ thi THPT quốc gia cũng như hội nhập. Riêng bài thi môn Tiếng Anh, trước đó, Sở GD&ĐT phải công bố đề thi minh hoạ để học sinh có thời gian ôn tập.
Nghệ An giảm môn thi
Phương án thi tuyển vào lớp 10 năm nay của Nghệ An vừa được UBND tỉnh phê duyệt cho thấy, thí sinh sẽ làm 3 bài thi. Trong đó, 2 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn và 1 bài thi tổ hợp. Bài thi tổ hợp sẽ gồm kiến thức Ngoại ngữ và 1 môn tự chọn trong số các môn Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân...được bố trí thành một bài hoàn chỉnh, chấm chung thành một đầu điểm thống nhất.
Giám đốc Sở sẽ là người lựa chọn và công bố môn thi còn lại vào đầu tháng 4/2020.
Bài thi tổ hợp được tổ chức theo hình thức trắc nghiệm gồm 50 câu hỏi, trong đó 33 câu cho môn Ngoại ngữ, 17 câu cho môn học còn lại.
Như vậy, thay vì bài thi tổ hợp bao gồm kiến thức Ngoại ngữ và 2 môn thi ngẫu nhiên, năm nay Nghệ An đã giảm xuống còn 1 môn thi nhằm giảm áp lực cho học sinh.
Dự kiến, kỳ thi sẽ được tổ chức vào ngày 6,7/6/2020 và có thể điều chỉnh theo lịch kỳ thi THPT quốc gia.
Từ năm 2019-2020, Hà Nội cũng là địa phương có sự điều chỉnh về môn thi tuyển sinh vào lớp 10. Thay vì chỉ thi 2 môn Toán, Ngữ văn như trước thì trong năm học qua, 86.000 thí sinh đã phải thực hiện 4 bài thi gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và Lịch sử. Trong đó, Toán và Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, 2 môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm.
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay cũng sẽ gồm 3 môn: Toán, Văn, Ngoại ngữ và một môn được công bố vào tháng 3/2020.
Với việc, đợi đến tháng 3, đầu tháng 4/2020 mới công bố các môn thi còn lại khiến cho giáo viên, học sinh các nhà trường khá căng thẳng trong việc ôn tập. Bởi, thời gian để tiến tới kỳ thi chỉ khoảng 2-3 tháng là quá ngắn để học sinh và giáo viên cũng cố kiến thức, chuẩn bị cho kỳ thi.
Theo Tiền phong
Nghệ An giảm môn thi vào lớp 10 năm 2020 Theo kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2020-2021 vừa công bố, Nghệ An sẽ giảm 1 môn thi trong bài thi tổ hợp vào lớp 10. Theo đó, năm 2020, Nghệ An vẫn tổ chức thi tuyển vào lớp 10 bằng 3 bài thi, gồm 2 bài thi độc lập (Toán, Ngữ văn) và 1 bài thi tổ hợp....