Cách khắc phục đau đầu gối do rách sụn chêm
Rách sụn chêm có thể ảnh hưởng lớn đến sức mạnh và khả năng vận động của khớp gối. Đối với những người thường xuyên tập luyện thể thao, chấn thương có thể nặng hơn nếu họ không biết mình bị rách sụn và vẫn tiếp tục tập.
Khi nghi ngờ bị rách sụn chêm, người mắc phải ngừng ngay mọi hoạt động tập luyện lại – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Sụn chêm nằm ở khớp gối, giữa xương đùi và xương cẳng chân. Sụn có chức năng giúp giảm sốc khi vận động và tăng cường sức mạnh cho khớp gối. Do đó, cảm giác đau, cứng, khó co duỗi đầu gối có thể là do rách sụn chêm gây ra, The Healthy dẫn lời bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình người Mỹ James Starman.
Mỗi khớp gối có 2 đĩa sụn chêm hình chữ C có tác dụng giảm chấn động và ổn định khớp. Nếu sụn chêm bị tổn thương thì sụn lót của xương đùi, xương bánh chè và xương cẳng chân sẽ chịu áp lực lớn.
Video đang HOT
Rách sụn chêm thường được chia làm 2 loại. Loại thứ nhất do chấn thương khi vận động hay chơi thể thao. Các tác động tiêu cực của rách sụn chêm có thể ảnh hưởng ngay lập tức đến khớp gối.
Loại thứ hai là do hậu quả của viêm khớp hoặc thoái hóa khớp gối. Các vết rách ở sụn chêm tiến triển một cách từ từ. Đến lúc nào đó, cơn đau đầu gối sẽ xuất hiện đột ngột.
Trong hầu hết trường hợp, rách sụn chêm có thể điều trị hiệu quả bằng các loại thuốc kháng viêm, vật lý trị liệu và nghỉ ngơi – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Triệu chứng đầu tiên của rách sụn chêm là sưng khớp, cảm giác đau và nghe tiếng lụp cụp khi co duỗi đầu gối. Tuy nhiên, một số vết rách sụn chêm khó phát hiện vì ít hoặc thậm chí không gây đau.
Những kiểu đau đầu gối thường gặp khi bị rách sụn chêm là đau khi xoay khớp gối, ngồi xổm, chạy hay đi bộ. Trong trường hợp nghiêm trọng, rách sụn chêm có thể khiến đầu gối bị cứng đến mức không thể co duỗi, nếu co duỗi sẽ rất đau.
Khi nghi ngờ bị rách sụn chêm, người mắc phải ngưng lại mọi hoạt động tập luyện thể thao và tìm đến bác sĩ kiểm tra ngay.
Trong hầu hết trường hợp, rách sụn chêm không cần phải phẫu thuật. Bác sĩ có thể điều trị hiệu quả bằng cách dùng các loại thuốc kháng viêm, vật lý trị liệu, nghỉ ngơi, đôi khi được tiêm thuốc cortisone để giảm đau và viêm. Thời gian để phục hồi khi bị rách sụn chêm là khoảng 6 tuần, theo The Healthy.
Tưởng thoái hóa đi khám ra u xương đùi
Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa phẫu thuật thay khớp gối trên nền u xương đùi cho nam bệnh nhân N.X.T., 63 tuổi, ở phường Kỳ Bá, thành phố Thái Bình.
Trước đó, ông T. có tiền sử đau khớp gối khoảng 5 năm nay, đã đi nhiều bệnh viện khám và chỉ điều trị nội khoa. Trước khi đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức một tuần, ông T. trượt chân ngã, đau và hạn chế vận động, khớp gối chỉ gấp được 20, trong khi bình thường khớp gối có thể gấp được 100- 120. Trên phim xquang cho thấy bệnh nhân vừa bị thoái hóa khớp gối vừa có một khối u ở lồi cầu ngoài xương đùi.
PGS.TS Nguyễn Mạnh Khánh - Phó Viện trưởng Viện Chấn thương chỉnh hình, Trưởng khoa Phẫu thuật Chi trên và Y học thể thao, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: Đứng trước một bệnh nhân như này rất khó vì nếu chỉ mổ u xương, lấy u, ghép xương thì không giải quyết được thoái hóa khớp gối, người bệnh vẫn đau đớn. Còn nếu không xử lý khối u mà chỉ điều trị thoái hóa khớp gối thì phải cân nhắc xử lý khối u xương kia như thế nào vì khối u sẽ phá hủy xương đùi.
Do vậy, sau khi chẩn đoán kỹ, các bác sỹ quyết định xử lý cùng lúc 2 vấn đề này. Trong mổ khớp gối có rất nhiều máu, khoảng 200 cc nước máu. Kiểm tra thấy khối u nang xương lồi cầu ngoài xương đùi. Mảnh xương bị gãy hẳn ra gây chảy máu trong khớp. Sau khi bơm rửa làm sạch, các bác sĩ đã tiến hành đồng thời phẫu thuật vừa lấy u, vừa làm sạch tổ chức u, vừa ghép xương vào chỗ khuyết; vừa xử lý đồng thời thoái hóa khớp gối.
Bác sĩ Khánh phẫu thuật cho bệnh nhân
Sau 1 tuần phẫu thuật và điều trị tích cực tại bệnh viện, ông T. đã được xuất viện và sẽ được khám định kỳ thường xuyên để kiểm tra mức độ hồi phục của khớp gối.
Đây là một trường hợp người bệnh bị u xương từ lâu nhưng bị bỏ sót. Trước đó, ông T. chỉ đi khám vì một thoái hóa khớp gối và chỉ điều trị nội khoa. Khi để lâu, u xương đã phá hủy, chỉ cần một chấn thương nhẹ cũng gây ra gãy phần xương đó, mà lại gãy xương trên nền thoái hóa khớp gối, thay khớp gối sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều, vì đồng thời phải xử lý mấy thương tổn cùng một lúc, vừa lấy u, vừa xem u phá hủy xương đến đâu, vấn đề ghép xương, vấn đề dự trù trang thiết bị dụng cụ khớp để lắp vào khớp gối sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với những người bệnh chủ động. Vì vậy, người dân không nên chủ quan, chỉ nghĩ đau khớp gối thông thường, cần phải khám chuyên gia -những người có chuyên môn sâu, đánh giá trên phim chụp, dự đoán được mức độ thương tổn, chẩn đoán chính xác khối u.
Nếu bệnh nhân này có thể phát hiện sớm, giai đoạn chưa thoái hóa thì bác sĩ có thể chủ động trong việc lấy u ghép xương hoặc nếu biết bệnh nhân vừa có thoái hóa, vừa có u xương thì có thể chủ động phẫu thuật sớm cho người bệnh, tránh để đến lúc ngã, chấn thương, vỡ hẳn mảnh xương thì mới đến phẫu thuật. Khi người bệnh có u, nên khám, phát hiện sớm và điều trị kịp thời trước khi khối u thực sự ảnh hưởng lớn đến chức năng vận động của chi thể, đặc biệt là những u có tỷ lệ chuyển thành ác tính.Các bác sĩ cần lưu tâm tới bệnh lý này khi người bệnh tới khám, tránh để sót hay chẩn đoán muộn.
Xử trí chấn thương thể thao thường gặp Hơn 80% chấn thương của cầu thủ ở phần chi dưới gồm đùi, cơ bắp, khớp cổ chân, khớp gối... Sơ cứu đúng cách sẽ giúp rút ngắn thời gian hồi phục. Bác sĩ Nguyễn Trọng Thủy, phòng Khoa học Y học thể thao, Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia, Giám đốc Trung tâm Y học thể thao Starsmec, cho biết...