Cách “hút” học sinh đến với thư viện
Trước hiện trạng thư viện ít người lui tới, cô Huỳnh Thị Thu Thủy, nhân viên thư viện Trường tiểu học Bình Thành 1 (Lấp Vò, Đồng Tháp) đã nung nấu ý nghĩ làm cách nào để thu hút học sinh đến với thư viện của mình như một lớp học.
Phụ huynh đến đọc sách cùng con tại thư viện Trường tiểu học Bình Thành 1.
Bằng kinh nghiệm thực tiễn và học hỏi từ đồng nghiệp, nhất là kinh nghiệm từ các cán bộ thư viện của Tổ chức Room to Read chia sẻ tại lớp tập huấn do Sở GD&ĐT Đồng Tháp tổ chức, cô Thu Thuỷ đã đáp ứng những mong đợi của giáo viên, học sinh và phụ huynh từ những cách làm thiết thực, mang lại hiệu quả cao.
Cô Thủy chia sẻ, điều đầu tiên cần làm là phối hợp tốt với các bộ phận trong nhà trường, đặc biệt giáo viên Tổng phụ trách để tuyên truyền cho học sinh, phụ huynh cảm nhận được ý nghĩa việc đọc sách tại thư viện trường học. Mỗi ngày, cô giới thiệu một quyển truyện có nội dung hay, ý nghĩa để học sinh tham khảo, chia sẻ và mượn và cho mượn về nhà để phụ huynh cùng đọc.
Cô Thủy cũng thông tin số lượng đọc sách mỗi ngày qua chương trình phát thanh măng non của trường; tuyên dương học sinh tích cực đọc sách tại thư viện và ở nhà bằng các hình thức: nhờ giáo viên khen trước lớp, khen dưới cờ, gửi thư khen về gia đình phụ huynh học sinh.
Không chỉ quan tâm, chăm lo cho học sinh, cô Thủy còn thường xuyên gặp gỡ phụ huynh để trò chuyện, tìm hiểu về cách thức đọc sách của các em ở nhà, đồng thời thông qua đó cô hiểu thêm việc sử dụng sách, nhu cầu đọc sách của phụ huynh để có cách thức phục vụ cho phù hợp.
Với nỗ lực và nhiệt huyết, học sinh Trường tiểu học Bình Thành 1 ngày càng chăm đến thư viện hơn, hứng thú với việc đọc sách hơn.
Video đang HOT
“Tôi mong rằng, phụ huynh hãy làm cầu nối bền vững hơn nữa, hãy là người bạn đồng hành với con, chung tay cùng nhà trường dìu dắt các con đến với tri thức. Lãnh đạo trường và chính quyền địa phương cần quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để thư viện hoạt động được tốt hơn, để nơi đây không chỉ là nơi đọc sách mà còn là trung tâm trải nghiệm của học sinh, là nơi các em được rèn luyện và phát triển kỹ năng, hoàn thiện nhân cách” – cô Huỳnh Thị Thu Thủy mong mỏi.
Tô Ngọc Sơn
Xây dựng thư viện trường Tiểu học đáp ứng yêu cầu CTGDPT mới
Ngày 25.11, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo "Tổng kết công tác thư viện năm học 2018 - 2019 định hướng xây dựng bộ tiêu chuẩn thư viện trường Tiểu học đáp ứng nhu cầu chương trình GDPT mới" do Bộ GDĐT phối hợp cùng Tổ chức Room to Read tổ chức.
Thứ trưởng Bộ GDĐT - Nguyễn Hữu Độ phát biểu khai mạc và định hướng tại hội thảo
Thứ trưởng Bộ GDĐT - Nguyễn Hữu Độ tham dự và phát biểu khai mạc, định hướng phát triển thư viện trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới CTGDPT.
Tham dự hội thảo còn có lãnh đạo và chuyên viên các Vụ, Cục, các đơn vị trực thuộc Bộ GDĐT; Lãnh đạo các sở GDĐT; lãnh đạo và chuyên viên các phòng GD Tiểu học - Sở GD&ĐT các tỉnh thành trên cả nước; các chuyên gia và các nhà nghiên cứu khoa học...
Đại biểu tham dự hội thảo
Hội thảo được tổ chức nhằm tổng kết đánh giá công tác thư viện trường tiểu học năm học 2018-2019, xây dựng bộ tiêu chuẩn thư viện trường tiểu học phù hợp với nhu cầu đổi mới giáo dục phổ thông;
Định hướng công tác xây dựng, phát triển thư viện thông qua việc hướng dẫn địa phương áp dụng bộ tiêu chuẩn thư viện trường tiểu học trong việc thiết lập và tổ chức hoạt động thư viện trường tiểu học theo hướng tiếp cận phẩm chất và năng lực của học sinh.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đánh giá cao vai trò, chức năng và nhiệm vụ của thư viện trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay.
Theo thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ: Thư viện trường tiểu học có vai trò là không gian học tập chung của nhà trường, là nơi giúp cho GV và HS học tập, bổ sung và cập nhật kiến thức; là trung tâm của các hoạt động kết nối và làm việc nhóm của HS, các hoạt động sáng tạo và phát huy trí tưởng tượng cho HS nhằm xây dựng và phát triển năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực ngôn ngữ và năng lực sáng tạo cho học HS; là không gian sinh hoạt văn hóa trong nhà trường nhằm hình thành và nuôi dưỡng các phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm cho HS... theo định hướng giáo dục của CTGDPT mới.
Tuy nhiên còn nhiều địa phương khó khăn, số phòng học còn hạn chế nên việc dành riêng cho HS một phòng đọc cũng phải cân nhắc; việc đầu tư cải tạo thư viện phù hợp với hoạt động của HS cũng không dễ dàng. Thậm chí có những trường học chưa có phòng thư viện...
Đặc biệt, nhiều trường học ở các địa phương nhận thức chưa tích cực, chưa quan tâm tốt nhất về thư viện trường học... nên thư viện vẫn là kho đựng sách, chỉ là nơi cho mượn và trả sách cho GV và HS...
Bộ GD&ĐT trao bằng khen cho tổ chức Room to Read
Với đòi hỏi từ thực tế, Thứ trưởng yêu cầu các nhà trường, địa phương... nhìn nhận lại về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của thư viện trường học và những định hướng xây dựng phát triển thư viện trong giai đoạn mới. Đây là nhu cầu cấp bách trong thời điểm đổi mới chương trình giáo dục phổ thông...
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT mong muốn nhận được các ý kiến góp ý nghiêm túc, cụ thể của các đại biểu tham dự Hội thảo xung quanh các vấn đề như: Nhìn nhận lại các cơ sở pháp lý để thống nhất, xây dựng những tiêu chuẩn thư viện; đúc rút kinh nghiệm của quốc tế; khảo sát nhu cầu đọc của HS theo vùng miền, văn hóa... để mua sắm đầu sách cho phù hợp;
Cần xây dựng kế hoạch xây dựng thư viện; nghiên cứu kinh nghiệm từ đó mở rộng thư viện theo nghĩa không bó gọn; cán bộ thư viện cần làm tốt công tác tuyên truyền sách để sách đến với HS hiệu quả nhất;
Xem lại 4 yếu tố (vốn tài liệu, cán bộ thư viện, người đọc, cơ sở vật chất, hạ tầng thư viện) để liên kết tạo thành thư viện theo đúng yêu cầu. Tập trung vào nhiệm vụ tìm ra chuẩn thư viện trong tương lại...
Những kết quả nghiên cứu của Hội thảo sẽ được đề xuất điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các tiêu chí thư viện trong Quyết định số 01/QĐ- BGDĐT ngày 02 tháng 01 năm 2003 của Bộ GDĐT về việc Ban hành tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông theo hướng tích hợp các yêu cầu tổ chức hoạt động của thư viện trường phổ thông; công tác quản lí chỉ đạo xây dựng, phát triển thư viện trường phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực - phẩm chất, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong thời gian tới...
Đức Trí
Theo GDTĐ
Học sinh thờ ơ, thư viện thành kho chứa sách Ở một số trường học, thư viện chỉ được coi là kho chứa sách, không chỉ lãng phí về phòng ốc mà nguồn tài nguyên của thư viện không được khai thác. Ảnh minh họa/INT Chất lượng chưa cao Con số 26.000 thư viện trong trường phổ thông cho thấy công tác thư viện trường học, trang thiết bị bước đầu được quan...