Cách hiểu tai hại về tự chủ tuyển sinh
Dư luận xã hội chưa quên câu chuyện tuyển dụng của Intel khi tập đoàn này kiểm tra đầu vào 2.000 sinh viên ngành CNTT và chỉ có 40 ứng viên đủ trình độ dự tuyển. Đây là kết quả tệ nhất mà tập đoàn này gặp phải trong các nước đã đầu tư. Để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực cần đổi mới đội ngũ giảng viên, chất lượng đầu vào hay đổi mới tuyển sinh?
Bên cạnh những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng như: đội ngũ giảng viên, môi trường đào tạo, nguồn lực…, đầu vào là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sinh viên.
“Khi quyền tự chủ đại học đang được nói tới như là cứu cánh thì có một cách hiểu nguy hiểm là: “Tự chủ là tôi tự tuyển sinh”. Đó là ý kiến của GS-TS Mai Trọng Nhuận, nguyên Giám đốc ĐHQG HN, nay là Chủ tịch Hội đồng đảm bảo chất lượng ĐHQG HN. Phóng viên báo Tiền Phong trao đổi với ông về hướng thay đổi tuyển sinh hiện nay. Theo ông Nhuận, chất lượng đầu vào quan trọng vì tuyển sinh phải tìm được người có năng lực nhất chứ không phải tuyển người học thuộc kiến thức.
Kỳ thi đại học 2013. Ảnh: Hồng Vĩnh
Chúng ta vẫn loay hoay tìm phương án thi đầu vào, quan điểm của ông như thế nào về việc này?
Phải thay đổi cơ bản nhận thức về thi tuyển sinh: Đánh giá đúng và chọn đúng người có năng lực phù hợp với các ngành học, bậc học tương ứng. Đó mới là cái lõi của đổi mới thi cử. Hai là, phải có bộ công cụ đánh giá năng lực phù hợp với tâm sinh lý, văn hóa, năng lực người Việt. Ba là, phải có hệ thống tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực tự chịu trách nhiệm trước xã hội để tổ chức đánh giá khoa học, công bằng, khách quan và độc lập. Bốn là các cơ sở đào tạo phải có được quyền tự chủ tối cao trong việc ra chính sách tuyển sinh.
Bộ đang triển khai để các trường tự chủ tuyển sinh và sắp tới, nhiều trường sẽ tổ chức thi tuyển sinh riêng. Ông nghĩ sao về điều này?
Video đang HOT
Đó là sự nhầm lẫn tai hại. Trường nào cũng thi tuyển sinh, và nếu không có năng lực để ra đề thi và tổ chức thi thì quyết định tự làm sẽ rối loạn hơn. Thử hình dung, một trường không có đội ngũ giỏi về khoa học cơ bản, nếu tổ chức thi thì sẽ không có độ tin cậy và hậu quả sẽ là khôn lường.
Hay có trường vì muốn tuyển sinh được nhiều mà ra đề cực dễ, thì loạn ngay. Ở Mỹ, không trường nào tổ chức thi và chấm thi, họ chỉ quyết định chính sách tuyển sinh cho trường mình. Tự chủ không có nghĩa tự làm tất cả mà quyết định phương thức và cách làm. Nội hàm của tự chủ là quyết định phương thức tuyển, người trúng tuyển.
Vậy điều chúng ta cần làm bây giờ là gì?
Thành lập một số trung tâm khảo thí chuyên nghiệp có đủ năng lực tự chịu trách nhiệm cao trước xã hội để tổ chức thi kiểm tra năng lực. Trên cơ sở đó các trường đưa ra chính sách tuyển sinh phù hợp với các ngành nghề đào tạo và các bậc học.
Cảm ơn ông.
Theo TTVN
Lại kiến nghị tự chủ tuyển sinh
Dự thảo quy định về tuyển sinh ĐH, CĐ giai đoạn 2014 - 2016 của Bộ GD-ĐT đồng ý cho các trường tuyển sinh riêng. Tuy nhiên, Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập lại kiến nghị đòi các quyền tự chủ nhiều hơn. Hội thảo diễn ra chiều 9.1.
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào Trường ĐH Công nghệ TP.HCM năm 2013 - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Đề nghị bỏ điểm sàn, bỏ thi đại học
Ông Trần Xuân Nhĩ, Phó chủ tịch Hiệp hội cho biết: "Để các trường có được quyền tự chủ tuyển sinh thật sự ngay từ mùa tuyển sinh năm 2014, Hiệp hội sẽ có công văn kiến nghị với Bộ GD-ĐT 5 vấn đề".
Một trong những vấn đề đó là Bộ chỉ nên xem kỳ thi chung do Bộ tổ chức như là một dịch vụ công ích cần thiết để hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục đại học để giúp họ thể hiện quyền tự chủ tuyển sinh. Do đó, tất cả phải được quyền hưởng dịch vụ công ích này, tức là phải được quyền sử dụng hoàn toàn, một phần hay không sử dụng các kết quả của kỳ thi đó. Bộ không nên ép các trường nếu muốn sử dụng các kết quả của kỳ thi chung thì phải đăng ký với Bộ và phải chấp nhận điểm sàn và khối thi của Bộ. Theo đó cần phải bỏ điểm sàn và không phải xét tuyển theo khối thi như hiện nay.
Giải thích vì sao Hiệp hội lại kiến nghị bỏ điểm sàn, ông Phan Quang Trung, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội nói: "Quan điểm điểm sàn thấp, chất lượng thấp là không đúng. Thi ĐH là chọn lọc vì thế đề thi khó thì điểm sàn thấp, dễ thì điểm sàn cao. Tuy nhiên số thí sinh thấp hơn điểm sàn không có nghĩa là chất lượng thấp nên chúng tôi kiến nghị bỏ điểm sàn".
Ông Đỗ Văn Chừng, nguyên Vụ trưởng Vụ ĐH (Bộ GD-ĐT), người xây dựng đề án thi 3 chung cho biết: "Trong đề án không có quy định về điểm sàn mà chỉ là chung đợt, chung đề và sử dụng chung kết quả thi. Năm đầu tổ chức thi, Bộ còn duyệt điểm chuẩn của các trường, sau đó phải bỏ nhưng lại có điểm sàn. Tôi cũng cho rằng điểm thi phụ thuộc vào độ khó dễ của đề thi và đáp án, thang điểm. Cùng một đề nếu đáp án thang điểm khác sẽ có mức điểm khác. Vì vậy, định ra mức điểm sàn là vô lý". Ông Chừng cũng cho biết đề án mà ông xây dựng có 2 giai đoạn, giai đoạn đầu thi 3 chung, sau đó sẽ chỉ còn một kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển vào ĐH. Dự kiến năm 2007 là chuyển sang giai đoạn 2 của đề án nhưng sau đó bị kéo dài.
Bỏ xét tuyển theo khối thi, nhập 2 kỳ thi làm một
Hiệp hội cũng kiến nghị bỏ xét tuyển theo khối thi. GS Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội giải thích: "Lâu nay việc tổ chức thi theo khối với 3 môn thi không thỏa mãn các điều kiện về ngành học, do đó lần này Hiệp hội cũng kiến nghị với Bộ được xét tuyển liên thông giữa các trường mà không cần phải theo khối thi. Các trường có thể chỉ cần căn cứ vào môn thi phù hợp với ngành học để xét tuyển".
Ngoài ra, Hiệp hội đề nghị Bộ cần sớm nhập 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ làm một (bỏ kỳ thi ĐH và chỉ dùng kết quả thi tốt nghiệp phổ thông để xét tuyển - NV) và thực hiện trao quyền tự chủ tuyển sinh cho các cơ sở giáo dục ĐH. Chính vì thế Hiệp hội cũng đồng thời đề nghị với Bộ không nên cho 20% học sinh được miễn thi tốt nghiệp vì sẽ nảy sinh tiêu cực và sẽ khó đánh giá khi thực hiện xét tuyển vào ĐH.
Được xét tuyển thí sinh từ kết quả học THPT
Phát biểu tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng Bộ không nên bắt từng trường phải trình duyệt đề án tuyển sinh thì mới công nhận quyền tự chủ tuyển sinh vì tự chủ trong tuyển sinh là quyền đương nhiên của tất cả các cơ sở giáo dục ĐH. Bộ chỉ cần đưa ra các quy định về công tác tuyển sinh và chỉ thực hiện hậu kiểm.
Đồng thời, các trường cũng bày tỏ mong muốn ngay từ năm nay được xét tuyển thí sinh từ kết quả học THPT mà không cần phải tổ chức thi riêng. Hiệp hội cũng đề nghị Bộ cần công bố ngay quy định quốc gia về trình độ đầu vào tối thiểu của các cơ sở giáo dục ĐH. Tất cả những ai đạt được chuẩn này đều đủ điều kiện cần để được tiếp nhận ĐH, còn điều kiện để thí sinh được vào học tại một trường cụ thể thì phải dành cho các trường tự quyết định và tự công bố công khai, tùy theo đặc điểm ngành nghề và thương hiệu của mình.
Ông Lê Viết Khuyến, nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) cũng cho rằng Bộ yêu cầu trong một tháng các trường phải làm đề án trình Bộ và lấy ý kiến của xã hội là gây rắc rối vì thế Bộ chỉ cần đưa ra chuẩn quốc gia về đầu vào. Còn việc xét tuyển là của các trường.
Cho rằng việc để các trường tự chủ xét tuyển là đúng nhưng Giáo sư Lâm Quang Thiệp, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) lưu ý: "Để tránh tình trạng tuyển sinh bừa bãi, Bộ cần yêu cầu các trường công khai việc sử dụng kết quả xét tuyển như thế nào để cho xã hội giám sát".
Theo TNO
Tự chủ tuyển sinh từ góc nhìn các hiệu trưởng đại học Từ năm 2014, các trường đại học, cao đẳng sẽ được thực hiện giao quyền tự chủ tuyển sinh riêng. Kỳ tuyển sinh tại Hội đồng thi trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội năm 2013. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN). Yêu cầu đặt ra là khi tổ chức tuyển sinh riêng không để phát sinh hiện tượng các tổ chức và cá nhân là...