Cách gọi cà phê trong tiếng Anh
Nếu thích cà phê nhưng sợ đồ uống chứa caffeine ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, bạn nên gọi món như thế nào?
Cà phê (coffee) là loại đồ uống (beverage) phổ biến. Nếu thích uống cà phê, bạn cần nắm tên một số loại bằng tiếng Anh để dễ dàng gọi món ở quán.
Một số người thích cà phê đen đặc (strong black coffee). Họ thường chọn “an espresso”, được pha chế bằng cách nén hơi nước dưới áp suất cao qua hạt cà phê (coffee beans). Đây cũng là nguyên liệu chính (main ingredient) của mọi loại cà phê. “Americano” là loại cà phê theo phong cách đổ nước nóng vào espresso, cũng rất đậm vị.
Ảnh: Off Magazine
Nhiều người khác lại thích cho thêm sữa vào cà phê, nên “cappuccino” là lựa chọn thích hợp. Món này bao gồm espresso, sữa nóng và sữa sủi bọt. “Cappuccino” tương tự “cafe latte” của Italy, gồm cà phê đặc hay espresso hòa với sữa đun nóng.
Video đang HOT
Nếu không thích uống nóng, bạn có thể ghi nhớ cụm từ “iced coffee” khi gọi bất kỳ loại cà phê nào ở dạng lạnh.
Một số người có sở thích ít phổ biến hơn, đó là thêm rượu vào cà phê. Món đồ uống như vậy được gọi là “coffee liqueurs” (cà phê rượu). Một trong những loại phổ biến là “Irish coffee” (cà phê Irish), kết hợp espressco với whiskey và lớp kem trên cùng.
Cà phê thường chứa caffeine nhưng nếu bạn muốn thưởng thức món đồ uống lành mạnh hơn, bạn có thể yêu cầu “decaf coffee” (viết tắt của “decaffeinated coffee” – cà phê không có caffeine).
Thùy Linh
Theo EF English Live
Nâng lương trước hạn cho giảng viên vượt chuẩn tiếng Anh
Trường ĐH Kinh tế TP.HCM vừa ban hành quy định về việc nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc đối với công chức, viên chức của trường.
Cán bộ Trường ĐH Kinh tế TP.HCM tiếp nhận hồ sơ nhập học - ĐÀO NGỌC THẠCH
Trong danh mục có nhiều tiêu chí này, đáng chú ý là vượt chuẩn trình độ tiếng Anh theo quy định của trường.
Các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế được sử dụng để đánh giá gồm IELTS, TOEIC (4 kỹ năng), TOEFL iBT, Cambridge Tests còn trong thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp và được quy đổi theo Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung châu Âu.
Theo quy định trường này, những cán bộ giảng viên có bằng tốt nghiệp sau ĐH được các cơ sở giáo dục nước ngoài cấp và được Bộ GD-ĐT công nhận; đảm bảo các điều kiện học, viết, bảo vệ luận văn, luận án bằng tiếng Anh thì được công nhận là sử dụng thành thạo tiếng Anh, tương đương mức C1.
Với giảng viên khoa Ngoại ngữ kinh tế, chuẩn tiếng Anh là C2 hoặc tương đương. Giảng viên các khoa còn lại phải đạt chuẩn tối thiểu là B2 hoặc tương đương, giảng viên dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh phải đạt chuẩn tối thiểu C1 hoặc sử dụng thành thạo tiếng Anh.
Ngoài ra, những thành tích xuất sắc được tăng lương trước thời hạn gồm: được thưởng huân chương các loại; được phong tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú; được bổ nhiệm chức danh GS-PGS; bảo vệ thành công luận án tiến sĩ...
Quy định trên còn áp dụng cho cán bộ giảng viên có bài báo được công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín như ISI, Scopus và từ hạng B trở lên đối với ABDC; làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ được nghiệm thu đúng thời hạn quy định.
Cùng với việc tăng lương trước hạn, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM còn có chính sách hỗ trợ cán bộ giảng viên trong việc học tập nâng cao trình độ tiếng Anh. Đáng chú ý, với học viên hoàn thành các khoá đào tạo IELTS và tiếng Anh học thuật phục vụ nghiên cứu sẽ được miễn định mức tương ứng là 40 giờ chuẩn giảng dạy và 40 giờ chuẩn nghiên cứu khoa học cho mỗi khoá học.
Trước năm 2020, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đặt mục tiêu 70% giảng viên đạt chuẩn trình độ tiếng Anh.
Theo thanhnien
Nữ sinh 13 tuổi say mê khám phá công nghệ, lập trình Ngoài học giỏi toàn diện Toán - Văn - tiếng Anh, thuyết trình tốt, vẽ đẹp, Nguyễn Phương Linh còn rất hứng thú với các môn lập trình. Ngồi chăm chú trước màn hình vi tính trên bàn học, cô bé Nguyễn Phương Linh (13 tuổi, Hà Đông) say sưa đọc tài liệu liên quan đến lập trình - một lĩnh vực em...