Cách giúp ‘gen Z’ vượt áp lực định hướng nghề nghiệp
Cứ 5 người trẻ, có 2 người gặp khó khi định hướng nghề nghiệp. Các chuyên gia nhận định họ cần sự định hướng dựa trên đam mê, điểm mạnh và mục tiêu.
Trong nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn ngành nghề, các nhà khoa học từ Đại học James Cook (Australia) đưa ra nhận định từ nhiều chuyên gia như sau: Mức độ phức tạp trong việc ra quyết định nghề nghiệp tăng lên khi tuổi tác lớn dần. Những đứa trẻ càng nhỏ tuổi càng dễ dàng đưa ra câu trả lời về nghề nghiệp lý tưởng. Khi trở thành vị thành niên, việc lựa chọn nghề nghiệp có thể chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như lợi ích liên quan đến nghề nghiệp, vai trò của nó trong xã hội, gia đình, bạn bè, giáo viên…
Do đó, hướng nghiệp là công tác cần thiết cho học sinh cấp 3, đối tượng có nhận thức về ngành nghề nhưng chưa đủ kinh nghiệm để định hướng đường dài.
Tuy nhiên, theo chuyên gia từ trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV), công tác hướng nghiệp trong thời đại 4.0 ngày càng phức tạp do gen Z (sinh năm 1997-2012) phải gánh trên vai nhiều áp lực từ sự kỳ vọng của gia đình, xã hội và bản thân, nhất là học sinh cấp 3 trong đoạn chuyển giao quan trọng – bước vào đại học.
Đầu năm nay, công ty chuyên nghiên cứu và cung cấp nguồn thông tin – Barna Group (Mỹ) đã kết hợp với Impact 360 Institute thực hiện một nghiên cứu và chỉ ra rằng, cứ 5 người sẽ có 2 người thuộc gen Z chịu áp lực từ cả bên trong và bên ngoài. Trong đó, nguyên nhân nội tại bao gồm: áp lực thành công (56%) và áp lực cần phải hoàn hảo (42%). Về yếu tố bên ngoài, các bạn trẻ cảm thấy gánh nặng tâm lý vì bị đánh giá bởi thế hệ trước (42%) và kỳ vọng của cha mẹ (39%).
Ngoài những áp lực kể trên, rất nhiều người thuộc gen Z còn đối mặt với peer pressure (áp lực đồng trang lứa). Điều này có thể xảy ra ở mọi độ tuổi khác nhau nhưng độ tuổi thanh thiếu niên được xem là đối tượng dễ bị tác động nhất. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc tư duy và nhân cách vẫn trong giai đoạn phát triển, từ những chuẩn mực xã hội hay khao khát hòa nhập và được công nhận. Theo khảo sát của Parent Futher, chỉ có 10% trong 860 người tham gia khảo sát nói rằng bản thân không bị ảnh hưởng bởi peer pressure. Hầu hết trong số họ cho rằng điều này mang đến cả ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực.
Áp lực đồng trang lứa dễ khiến học sinh chán nản và lo âu, nhưng cũng có thể trở thành động lực để vươn lên thành công nếu biết cách đối đầu và tận dụng mặt tốt của nó.
Đặt vào trường hợp chọn ngành, nghề học, áp lực này có thể khiến nhiều học sinh trăn trở, thậm chí, đôi khi quyết định học ngành theo số đông, chọn trường theo bạn bè hay mong ước của gia đình thay vì cân nhắc đến đam mê, phẩm chất và năng lực của chính mình.
Video đang HOT
Tuy nhiên, peer pressure hay những áp lực khác cũng có thể trở thành động lực để dẫn tới thành công nếu các em biết cách khai thác tận dụng, bắt đầu từ bước xác định khả năng, sở thích và mục tiêu sống của chính mình trên hành trình định hướng nghề nghiệp.
Vì vậy, BUV khởi động chương trình Hey Gen Z, Shine Your Own Way – Thành công theo cách riêng của bạn để giúp các bạn trẻ tìm lời giải cho các câu hỏi: làm sao để xác định được bản thân muốn gì; sở thích, thế mạnh của mình là gì; ngành học mình lựa chọn có phù hợp với mình không; ngành nghề này có tiềm năng phát triển trong tương lai hay không; ngôi trường nào tốt và có thể đáp ứng được kỳ vọng và mong muốn của mình…
BUV tổ chức các sự kiện hoạt động trải nghiệm, giao lưu, tư vấn nghề nghiệp nhằm giúp học sinh có cái nhìn tổng quan hơn về chi tiết ngành học và xác định phương hướng tương lai.
Mong muốn đồng hành cùng học sinh trên hành trình định hướng và xây dựng sự nghiệp, chương trình quy tụ các hoạt động và sự kiện với nội dung phong phú và bổ ích cùng format hợp thị hiếu gen Z.
Trong đó, Hướng nghiệp cùng chuyên gia giúp học sinh nắm được cách nhận biết sở thích, đam mê, điểm mạnh – yếu của bản thân và xác định các lĩnh vực phù hợp. Ở hoạt động Hướng nghiệp cho các ngành nghề cụ thể, học sinh có thể tìm hiểu thêm về những ngành nghề bản thân quan tâm, cơ hội và lộ trình nghề nghiệp cho sinh viên tốt nghiệp, nhu cầu của thị trường lao động, xu hướng các ngành nghề… thông qua các buổi giao lưu, chia sẻ với chuyên gia trong ngành, chuyên gia tuyển dụng, cựu sinh viên.
Ngoài ra, hoạt động Hướng nghiệp cá nhân được tổ chức qua những buổi giao lưu, trao đổi với giảng viên và sinh viên theo học các chuyên ngành của BUV, trải nghiệm tham gia các lớp học thử để có cái nhìn thực tế về ngành học và môi trường học đại học. Hướng nghiệp chuyên sâu 1 – 1 cũng tư vấn và giải đáp trực tiếp cho học sinh những câu hỏi cá nhân xác định sở thích, năng lực và ngành nghề mong muốn theo đuổi.
BUV đồng hành cùng học sinh trên hành trình xây dựng một sự nghiệp thành công thông qua các hoạt động hướng nghiệp và trải nghiệm.
Sự kiện đầu tiên của chương trình sẽ diễn ra vào thứ bảy ngày 16/10 với chủ đề Ra quyết định có trách nhiệm trong lựa chọn nghề nghiệp . Chuyên viên hướng nghiệp trong chương trình này là chị Phạm Thuỳ Chi, Nhà sản xuất Gõ cửa nghề nghiệp – chương trình hướng nghiệp cho học sinh THPT trên VTV7.
Buổi hướng nghiệp bao gồm nhiều hoạt động trải nghiệm như giao lưu và chia sẻ với chuyên gia hướng nghiệp. Từ đó, các em sẽ hiểu hơn về bản thân và xác định mong muốn, năng lực nghề nghiệp; nhận giải đáp thắc mắc về các ngành học, cơ hội nghề nghiệp và nhận tư vấn trực tiếp 1-1. Đồng thời, học sinh có thể tìm hiểu phương pháp, công cụ hướng nghiệp phổ biến để tìm ra mong muốn, sở thích, kết hợp với xu hướng ngành nghề để tìm hướng đi cho sự nghiệp tương lai.
Ảnh: BUV
Cùng con chọn ngành nghề: Hãy tôn trọng, cởi mở và đầy tình yêu thương!
'Cha mẹ cần giúp con định hướng nghề nghiệp, lựa chọn ngành nghề bằng cách tôn trọng, cởi mở và đầy tình yêu thương, thay vì ra lệnh, áp đặt sẽ gây căng thẳng, không cần thiết cho con em mình...'.
Phụ huynh dõi theo con tham gia kỳ thi đánh giá năng lực năm 2021 - LÊ THANH
Thạc sĩ công tác xã hội Trần Minh Hải, Giám đốc Trung tâm Tương Lai (TP.HCM), chia sẻ như thế với các bậc phụ huynh có con đang trong giai giai đoạn lựa chọn ngành nghề.
Mỗi người sẽ phù hợp với ngành nghề khác nhau
Theo thạc sĩ Trần Minh Hải, mỗi ngành nghề sẽ phù hợp với những kiểu người khác nhau. Chính vì lẽ đó, thay vì ép buộc con cái học theo ngành nghề mà cha mẹ muốn thì phụ huynh nên nói chuyện gợi mở, phân tích cho con trẻ hiểu làm nghề này thì cần phải có tố chất gì, làm nghề kia thì phải có sở trường ra sao.
"Ví dụ như con bạn khéo léo chân tay và thích làm việc theo kiểu con người giao tiếp với công cụ sẽ phù hợp với nghề sửa chữa, vận hành máy móc, bảo hành bảo trì, cơ khí, lái tàu, lái xe, điện lạnh. Nếu con bạn thích giao tiếp, tiếp xúc với mọi người sẽ phù hợp với những ngành nghề như: kinh doanh, tiếp viên, thông dịch, giáo viên, nghệ sĩ, phóng viên... Còn những em có trí tưởng tượng tốt, thích làm điều mới thì phù hợp với những ngành nghề như: thiết kế mỹ thuật, nội thất, tạo mẫu...", thạc sĩ Hải chia sẻ.
Phụ huynh đồng hành cùng con trong một kỳ thi do ĐH Quốc gia ở TP.HCM tổ chức - LÊ THANH
Cũng theo thạc sĩ Trần Minh Hải, nếu có thời gian và điều kiện, cha mẹ nên cho con được trải nghiệm ngành nghề thật ngoài đời thay vì chỉ nghe nói. "Nếu con bạn đã xác định được ngành nghề yêu thích thì cha mẹ nên tạo điều kiện để con được tiếp cận trải nghiệm với người thật việc thật sẽ tốt hơn là chỉ nghe nói hoặc đọc được ở đâu đó. Thông thường giữa nghĩ mình làm được, nghĩ mình yêu thích nghề nào đó và thực tế làm được việc hay không phải qua trải nghiệm công việc thực tế mới biết được", thạc sĩ Trần Minh Hải khuyên.
Nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc cha mẹ trong vấn đề chọn ngành nghề của con cái, tiến sĩ tâm lý Nguyễn Hữu Long, Phó giám đốc Phân viện miền Nam (Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam), cho rằng: "Cha mẹ cần giữ vai trò đồng hành trong quá trình học tập của con, hỗ trợ cho con em mình về mặt thông tin chính xác, từ đó giúp con mình có định hướng tốt hơn về ngành nghề chứ không thể thay con quyết định. Đặc biệt, cha mẹ nên định hướng và khơi dậy những sở thích, tiềm năng để con có thể phát triển năng khiếu của mình".
Hỗ trợ con khám phá, phát triển bản thân
Anh Lê Văn Sâm, ngụ tại số 89 Lạc Long Quân, ấp Kim Giao, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, là phụ huynh có 2 con đang học tại Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM và Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, chia sẻ: "Cha mẹ chỉ nên đóng vai trò là người đồng hành, hỗ trợ con trong việc xây dựng thái độ sống tích cực để khám phá, phát triển bản thân chứ không nên áp đặt thay con trong việc chọn ngành nghề".
Theo anh Sâm, hầu hết cha mẹ đều mong muốn con cái sẽ học hành thật tốt để sau này có nghề nghiệp ổn định, tương lai tươi sáng. "Tuy nhiên, những điều mong muốn của cha mẹ chưa chắc đã trùng hợp với sở thích, ước mơ và đam mê của con. Bởi vì tư duy, góc nhìn của cha mẹ nhiều khi mang tính áp đặt, chủ quan", anh Sâm nói.
Rồi anh Sâm dẫn chứng: "Những năm trước khi 2 con tôi chưa vào ĐH, tôi mong muốn con trai sẽ vào Trường ĐH Bách khoa TP.HCM và con gái vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM để sau này trở thành cô giáo. Tuy nhiên khi quyết định chọn nguyện vọng thì 2 con có mong muốn hoàn toàn khác với tôi. Mới đầu tôi cũng không vui nhưng cuối cùng phải tôn trọng quyết định của con, vì suy cho cùng mình không học thay con. Và nghề nghiệp, tương lai của con phải do con lựa chọn và quyết định".
"Hướng nghiệp Mùa xuân" giúp học sinh trải nghiệm kỹ năng chọn nghề Chương trình "Hướng nghiệp Mùa xuân" năm 2021 được xem là một cách giúp giới trẻ định hướng nghề nghiệp trước bước chuyển quan trọng của cuộc đời. Các học sinh tham gia trải nghiệm về thiết kế website Chương trình "Hướng nghiệp Mùa xuân - Career Starter: Spring Edition 2021" của nhóm sinh viên đam mê giáo dục diễn ra vào 2...