Cách giảm mụn trứng cá bằng các nguyên liệu trong nhà bếp
Mụn trứng cá không gây nguy hiểm, nhưng trong một số trường hợp có thể để lại sẹo trên da. Có nhiều cách để giảm mụn trứng cá nhưng đơn giản nhất là sử dụng ngay các nguyên liệu có sẵn trong căn bếp của bạn.
Có nhiều nguyên nhân gây ra mụn trứng cá:
Da sản xuất bã nhờn quá mức làm tắc nghẽn nang lông.
Do vi khuẩn Propionibacteria Acnes (P. Acnes).
Thay đổi nội tiết tố trong tuổi dậy thì hay thời kỳ mang thai…
Chế độ ăn uống giàu carbohydrate (như bánh mì và khoai tây chiên), có thể gây ra mụn trứng cá.
Căng thẳng quá mức.
Sử dụng thuốc corticosteroid, androgen và lithium…
Di truyền.
Sử dụng sản phẩm chăm sóc da và mỹ phẩm quá mức.
Tiếp xúc với một số yếu tố môi trường nhất định, chẳng hạn như ô nhiễm và độ ẩm, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mụn trứng cá.
Một số thành phần tự nhiên có trong nhà bếp giúp giảm mụn trứng cá
Giấm táo : Giấm táo bao gồm acid axetic và đặc tính kháng khuẩn có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn trứng cá.
Cách dùng: Trộn một phần giấm táo với ba phần nước, dùng bông gòn thấm đều lên vùng da mụn rồi rửa sạch sau 20 giây. Sử dụng giấm táo để trị mụn trứng cá mỗi ngày một lần hoặc cách ngày.
Cách dùng giấm táo trị mụn trứng cá.
Nha đam: Nha đam có đặc tính kháng khuẩn, có thể giúp kiểm soát và giảm vi khuẩn gây mụn. Nha đam còn rất tốt cho da vì nó có thể làm dịu chứng viêm và thúc đẩy quá trình lành vết thương.
Cách dùng: Bạn có thể bôi trực tiếp gel nha đam nguyên chất lên da hai lần một ngày.
Mật ong: Mật ong không chỉ có lợi cho những người có làn da khô do có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên mà còn có thể giúp giải quyết vấn đề mụn trứng cá.
Cách dùng: Thoa một lớp mỏng mật ong nguyên chất lên vùng bị ảnh hưởng, để trong vòng 10 đến 15 phút, sau đó rửa sạch. Sử dụng mật ong 2 đến 3 lần một tuần.
Trà xanh: Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Chất chống oxy hóa, kem dưỡng da trà xanh có thể làm giảm tổn thương do mụn trứng cá. Nếu không có kem dưỡng da, bạn có thể pha trà xanh.
Video đang HOT
Cách dùng: Sau khi hỗn hợp trà xanh nguội, dùng bông gòn thấm hoặc dùng túi trà nguội để chườm lên vùng da bị mụn trứng cá, một lần mỗi ngày.
Trà xanh có tính kháng khuẩn giúp trị mụn trứng cá.
Nước cốt chanh: Nước cốt chanh là chất làm se tự nhiên và có tính chất sát trùng, có thể tiêu diệt vi khuẩn gây mụn trứng cá.
Cách dùng: Sử dụng tăm bông thoa nước cốt chanh tươi lên vùng da bị ảnh hưởng, để trong 10 phút rồi rửa sạch. Sử dụng nước cốt chanh 2 đến 3 lần một tuần.
Nghệ: Củ nghệ chứa curcumin, có tính khử trùng, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn trứng cá.
Cách dùng: Tạo một hỗn hợp sệt với bột nghệ và nước, bôi lên vùng bị ảnh hưởng, để yên trong vòng 10 đến 15 phút sau đó rửa sạch. Sử dụng hỗn hợp tự nhiên này 2 đến 3 lần một tuần.
Dưa chuột: Dưa chuột có hàm lượng nước cao nên có thể làm giảm viêm và làm dịu, cung cấp nước cho làn da của bạn.
Cách dùng: Đắp những lát dưa chuột thái mỏng lên da hoặc xay dưa chuột và dùng nước ép làm mặt nạ. Bạn có thể sử dụng dưa chuột như một sản phẩm chăm sóc da tự nhiên hàng ngày.
Đắp dưa chuột trị mụn trứng cá.
Đu đủ: Đu đủ chứa các enzyme có thể giúp tẩy tế bào chết và làm thông thoáng lỗ chân lông, từ đó làm giảm mụn trứng cá.
Cách dùng: Nghiền nhuyễn đu đủ tươi và đắp làm mặt nạ, để trong 15 đến 20 phút rồi rửa sạch. Sử dụng mặt nạ đu đủ 2 đến 3 lần một tuần.
Tỏi: Đây làmột nguyên liệu phổ biến trong nhà bếp, có đặc tính kháng khuẩn. Trong một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Lâm sàng và Dược phẩm Châu Á cho thấy, nước ép tỏi được phát hiện có hoạt tính chống mụn trứng cá.
Cách dùng: Nghiền tỏi và trộn với nước, dùng bông gòn thoa lên da. Rửa sạch sau 5 đến 10 phút. Sử dụng phương pháp trị mụn tại nhà này 2 đến 3 lần một tuần.
Các bước chăm sóc da sau khi nặn mụn để hết thâm
Nặn mụn cần được thực hiện đúng cách để loại bỏ nhân mụn hiệu quả mà không để lại thâm, sẹo. Ngoài ra, nên lưu ý một số vấn đề trong chăm sóc da sau khi nặn mụn nhằm giúp da nhanh lành, hạn chế mụn tái phát...
1. Có nên tự nặn mụn tại nhà không?
Theo ThS. BS. Nguyễn Ngọc Oanh, Khoa Da liễu, Bệnh viện Bạch Mai, nặn mụn là biện pháp cơ học sử dụng lực từ bên ngoài để loại bỏ nhân mụn và chất nhờn ra khỏi bề mặt da. Nếu được thực hiện đúng cách, nặn mụn là giải pháp được lựa chọn đối với các nhân mụn đã trở thành cồi đen, cồi mụn già, bao xơ.
Thế nhưng, các chuyên gia da liễu không khuyến khích việc tự ý nặn mụn tại nhà bởi:
- Tự ý nặn mụn dễ gây tổn thương bề mặt da, làm vi khuẩn dễ xâm nhập hơn vào bên trong da. Nặn mụn cũng có thể làm trì hoãn quá trình chữa lành vết thương tự nhiên của da, kéo dài hơn thời gian cần thiết để da phục hồi sau mụn.
- Nặn mụn tại nhà thường bỏ qua các bước tiệt khuẩn kỹ càng trước và sau khi thực hiện, thậm chí một số người còn nặn mụn bằng tay mà không rửa tay hoặc sử dụng găng tay. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, làm trầm trọng thêm tình trạng mụn và để lại sẹo.
- Nặn mụn tại nhà thường bỏ qua bước xông hơi nóng giúp giãn nở lỗ chân lông. Do đó, phải dùng lực mạnh để đẩy nhân mụn ra khỏi lỗ chân lông, làm cấu trúc da bị tổn thương, tăng tạo sắc tố dẫn đến các vết thâm mụn kéo dài.
Chính vì vậy, thay vì tự ý nặn mụn tại nhà, bạn nên đến các cơ sở làm đẹp uy tín, ưu tiên các bệnh viện có chuyên khoa da liễu, thẩm mỹ để được nặn mụn an toàn, hiệu quả. Khi quy trình nặn mụn diễn ra đúng kỹ thuật, đảm bảo vô trùng, vô khuẩn, nhân mụn sẽ được loại bỏ mà không để lại thâm, hạn chế tình trạng da tái nhiễm trùng hoặc bội nhiễm.
Thói quen nặn mụn không đúng cách sẽ gây hại da.
2. Cách chăm sóc da sau khi nặn mụn
Việc chăm sóc da sau khi nặn mụn là rất quan trọng để làm dịu và phục hồi vùng da mụn tại chỗ, tránh hình thành sẹo. Hãy áp dụng như sau:
- Không chạm tay lên da mặt sau khi nặn mụn vì vi khuẩn có hại tiếp xúc trên làn da mỏng manh nhạy cảm sau điều trị. Từ đó có thể gây viêm nhiễm, khó lành vết thương cũ và dễ hình thành mụn mới.
- Sau 24h khi nặn mụn, không nên trang điểm và chăm sóc da quá dày. Bởi việc này dễ làm bít tắc lỗ chân lông, gây nhiễm khuẩn.
- Không sử dụng các hoạt chất mạnh trên da như dùng retinol, tretinoin, AHA, BHA,... Việc lạm dụng này có thể sẽ khiến da bị bào mòn nhiều hơn, tăng mức độ kích ứng, suy giảm hệ miễn dịch của làn da.
- Bảo vệ làn da trước tia UV bằng cách sử dụng kem chống nắng 30 phút trước khi ra ngoài.
- Tránh tẩy da chết trong vòng 2 - 3 ngày sau khi nặn mụn. Lúc này, làn da vốn đang nhạy cảm, có thể bị kích ứng sau khi tẩy tế bào chết. Thay vào đó, bạn chỉ nên sử dụng sửa rửa mặt để làm sạch da một cách nhẹ nhàng.
3. Biện pháp phòng ngừa mụn tái phát
Để ngăn ngừa mụn tái phát, cần lưu ý:
- Lựa chọn loại mỹ phẩm phù hợp với da, không chứa các thành phần gây kích ứng cho da như cồn khô, hương liệu...
- Hạn chế chống tay lên cằm và dùng tay sờ lên mặt.
- Rửa mặt, tẩy trang thật sạch và đúng cách sau khi trang điểm, đặc biệt là vào cuối ngày trước khi đi ngủ.
- Uống nhiều nước, hạn chế ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ và đồ uống có đường.
- Duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, tránh căng thẳng, ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya...
Chăm sóc da đúng cách sau khi tập thể dục Nếu không chăm sóc cẩn thận, làn da đẫm mồ hôi sau khi tập thể dục sẽ dễ bị ảnh hưởng xấu, như lên mụn trứng cá. Rửa mặt sạch sẽ sau khi tập luyện giúp hạn chế nổi mụn. Ảnh minh họa: Alena Darmel/Pexels. Làm sạch Bước đầu tiên trong quy trình chăm sóc da sau tập luyện luôn là rửa mặt...