Cách giảm đau nhức xương khớp khi trời trở lạnh
Để giảm đau nhức xương khớp khi trời lạnh, chúng ta cần tăng cường vận động, ăn uống lành mạnh và duy trì cân bằng nhiệt độ trong nhà.
Triệu chứng đau khớp khi trời lạnh như thế nào?
Thạc sĩ – bác sĩ Quách Khang Hy, khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết khi thời tiết lạnh, nhiều người có triệu chứng đau nhức xương khớp, bao gồm sưng đỏ, cứng khớp vào buổi sáng hoặc về đêm, khó di chuyển.
Có 4 vị trí khớp thường bị đau nhức nhiều nhất khi trời lạnh với các triệu chứng cụ thể sau:
Khớp gối: Đầu gối sưng tấy, đau nhức, hạn chế vận động, có thể phát ra âm thanh lục cục hoặc lạo xạo khi di chuyển.
Khớp háng: Cảm giác đau nhức, nhói ở vùng xương khớp háng khi di chuyển, xoay người hay đứng lên ngồi xuống.
Khớp bàn chân: Đau, rát trong lòng bàn chân, gần gót chân, cứng khớp và đi lại khó khăn.
Đau cột sống thắt lưng: Đau nhức phần lưng dưới, tê buốt, khó chịu khi về đêm, có thể lan xuống vùng hông và chậu, làm hai chân tê bì, mất cảm giác.
Đầu gối sưng tấy, đau nhức, hạn chế vận động, có thể phát ra âm thanh lục cục hoặc lạo xạo khi di chuyển. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tại sao trời lạnh lại gây đau xương khớp?
Thời tiết lạnh làm các gân cơ co rút, dịch khớp đông hơn bình thường. Đồng thời, cơ thể ít vận động khiến máu lưu thông kém, làm giảm máu nuôi khớp, gây tổn thương cho sụn và màng hoạt dịch khớp.
“Ngoài ra, áp lực không khí trong thời tiết lạnh cũng làm rối loạn tuần hoàn, dịch khớp, vận mạch và độ nhớt máu, gây đau nhức xương khớp và khó di chuyển. Đặc biệt, người già và người có bệnh lý khớp mãn tính như viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp cũng dễ bị đau xương khớp khi trời lạnh”, bác sĩ Khang Hy phân tích.
Ai dễ bị đau khớp khi trời lạnh?
Theo bác sĩ Khang Hy, người cao tuổi, người trung niên và người có tiền sử bệnh xương khớp thường gặp triệu chứng đau khớp khi trời lạnh. Họ có cảm giác đau đớn, khó chịu và hạn chế vận động. Nếu không được chữa trị kịp thời, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như dính khớp, biến dạng khớp hoặc mất chức năng vận động.
Vì vậy, khi phát hiện triệu chứng đau nhức xương khớp khi trời lạnh, cần tìm cách khắc phục để tránh bệnh tiến triển nặng hơn.
Video đang HOT
Cách điều trị đau nhức xương khớp khi trời lạnh
Để giảm đau nhức xương khớp khi trời lạnh, có thể áp dụng các cách sau:
Thay đổi lối sống: Tăng cường vận động, ăn uống lành mạnh và duy trì cân bằng nhiệt độ trong nhà.
Áp dụng phương pháp nóng lạnh: Chườm nóng hoặc chườm lạnh lên vùng đau để giảm đau và giãn cơ.
Tham khảo ý kiến chuyên gia: Nếu triệu chứng không giảm sau khi tự điều trị, cần tìm tư vấn từ bác sĩ để có phương pháp điều trị hiệu quả hơn. Việc sử dụng thuốc sẽ tuân theo chỉ định của bác sĩ để giảm đau và viêm. Không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau mà không có chỉ định của bác sĩ.
“Để tránh bị nhiễm bệnh và ảnh hưởng đến xương khớp, ta có thể áp dụng liệu pháp nhiệt bằng cách giữ ấm cơ thể và tắm nước nóng. Đồng thời, chườm nóng vào vị trí khớp đau nhức cũng có thể giúp giảm đau”, bác sĩ Khang Hy chia sẻ.
Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và tránh thừa cân, béo phì cũng là cách để giảm áp lực cho các khớp. Bổ sung canxi và vitamin D theo chỉ định của bác sĩ cũng rất quan trọng.
Tập luyện thể dục thể thao như bơi lội, đi bộ, đạp xe, yoga,… cũng giúp cải thiện chức năng vận động của các khớp và giảm đau.
Uống đủ nước cũng rất quan trọng để tránh tình trạng thiếu nước trong cơ thể, gây ra các vấn đề về máu và ảnh hưởng đến hệ khớp.
Vận động nhẹ nhàng giúp xương khớp chắc khỏe
Bác sĩ Trần Thị Phương Thảo, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – Cơ sở 3, cho biết bên cạnh dinh dưỡng hợp lý, các hoạt động vận động nhẹ nhàng sẽ giúp tăng cường sức khỏe xương khớp. Nhiều người lo ngại vận động sẽ gây đau nên không dám cử động khiến các khớp càng trở nên tê cứng.
Có thể luyện tập hợp lý để cải thiện chức năng của khớp bằng cách mát xa, dùng phương pháp trị liệu. Mỗi ngày, nên dành một ít thời gian để vận động nhẹ nhàng phù hợp với sở thích bản thân, có thể tập yoga hoặc đi bộ, dưỡng sinh, đạp xe… Tập luyện nhẹ nhàng giúp các khớp đỡ tê cứng và dễ chịu, giảm đau, khả năng vận động được cải thiện.
Cách giúp da tay mềm mịn tránh khô, nứt nẻ
Khi mùa đông đến, làn da tay khô ráp, nứt nẻ dường như trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người.
Khi thời tiết lạnh, độ ẩm giảm khiến da tay rất dễ bị khô nẻ. Lúc này việc chăm sóc da để có một bàn tay mịn màng cũng rất cần thiết.
Vì sao cần chăm sóc da tay?
Da tay là một trong những bộ phận cơ thể dễ bị lãng quên khi chăm sóc làn da hàng ngày. Thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố môi trường như ánh nắng mặt trời, khí hậu khô hanh, cùng với việc thường xuyên tiếp xúc với nước và hóa chất, da tay dễ dàng trở nên khô ráp, thiếu sức sống, và xuất hiện nếp nhăn sớm.
Một bàn tay khô ráp, xỉn màu sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều về mặt thẩm mỹ. Điều này cũng khiến mọi người thiếu tự tin trong giao tiếp và tham gia các hoạt động bên ngoài. Do đó, việc chăm sóc da tay mịn màng là rất cần thiết, đặc biệt là trong thời điểm mùa đông đến.
Vệ sinh và dưỡng da tay đúng cách sẽ giúp đôi tay mềm mạ hơn.
Cách chăm sóc da tay mềm mịn, tránh khô nẻ
Uống nhiều nước
Mùa lạnh khiến cơ thể ít đổ mồ hôi, cảm giác khát nước cũng ít hơn. Tuy nhiên cơ thể vẫn cần được cấp đủ nước để có thể duy trì các hoạt động bình thường. Uống đủ nước ấm là cách cấp ẩm cho da từ bên trong.
Ngoài ra, cần có chế độ ăn nhiều rau củ quả, hạn chế dầu mỡ, chất béo cũng giúp loại bỏ triệu chứng da tay khô căng khi thời tiết lạnh.
Rửa tay đúng cách
Rửa tay là bước chăm sóc cơ bản nhất cho làn da tay, nhưng không phải ai cũng biết cách rửa tay đúng cách.
Hãy sử dụng nước ấm và xà phòng để làm sạch tay. Rửa tay trong ít nhất 20 giây, với sự tập trung đặc biệt vào các vùng da giữa các ngón tay và lòng bàn tay. Đảm bảo rửa sạch xà phòng và lau khô tay bằng khăn sạch và mềm.
Dùng kem dưỡng
Kem dưỡng da tay là một bước quan trọng để duy trì độ ẩm cho da tay. Hãy chọn kem dưỡng giàu dưỡng chất, không chứa cồn và các hóa chất gây hại. Thoa kem lên da tay ít nhất 2 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau khi rửa tay và trước khi đi ngủ. Việc này giúp giữ cho da tay luôn mềm mại và dẻo dai.
Tẩy tế bào chết cho tay
Cũng giống như da mặt, đôi bàn tay bạn cũng cần được tẩy da chết thường xuyên, ít nhất là 1 lần mỗi tuần. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho tế bào mới sản sinh nhanh chóng thuận lợi, nguồn dưỡng chất bên ngoài được hấp thụ tốt hơn.
Tẩy tế bào chết để giúp da tay luôn mịn màng.
Đeo găng tay
Thời tiết lạnh có thể làm cho da tay trở nên khô và khó chịu. Trong mùa đông, hãy luôn mang găng tay khi ra ngoài để giữ cho tay ấm áp và không bị lão hóa sớm. Đặc biệt, tránh tiếp xúc với nước lạnh quá lâu, vì điều này có thể làm da tay bị nứt nẻ và khô ráp hơn.
Nước rửa chén, bột giặt,... cũng là những sản phẩm có chứa những loại hóa chất khiến cho làn da không còn mềm mại và trở nên thô ráp. Do đó, việc đeo găng tay cũng góp phần bảo vệ làn da khỏi các yếu tố tiềm ẩn nguy cơ gây hại này.
Chống nắng
Kem chống nắng vừa có tác dụng bảo vệ da tay không bị ảnh hưởng bởi tia UV mà còn giúp da tay giữ ẩm tốt hơn.
Phương pháp dưỡng da tay từ thiên nhiên
Dầu oliu
Dầu oliu hoạt động như một loại kem dưỡng ẩm đặc biệt, có khả năng tái tạo mô da. Vì vậy nếu như bạn không muốn da tay của mình bị khô, nứt nẻ thì đừng quên sử dụng thường xuyên, đặc biệt là buổi tối trước khi đi ngủ hãy lấy một ít dầu oliu thoa đều lên 2 bàn tay và để qua đêm. Đảm bảo da tay bạn luôn được mềm mịn, da cũng căng và săn chắc hơn.
Dầu dừa
Với thành phần dinh dưỡng không chỉ giúp nuôi dưỡng da khô, dầu dừa giúp tái tạo làn da mềm mịn, cải thiện độ đàn hồi, đặc biệt là nó còn có khả năng chống lão hóa tuyệt vời giúp nuôi dưỡng cải tạo làn da khô, tróc vảy, xóa vết thâm trên da, bảo vệ da tay của bạn luôn được sáng mà mềm mịn.
Bạn có thể sử dụng dầu dừa nguyên chất để mát-xa tay mỗi ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ, hoặc có thể kết hợp mật ong với dầu dừa, mỗi tối trước khi ngủ thì bạn dùng hỗn hợp này thoa lên tay, đợi khoảng 15 - 20 phút rửa sạch da lại với nước thì đi ngủ đảm bảo da tay bạn sẽ mềm mịn và trắng sáng.
Sữa tươi
Sữa tươi không chỉ là thức uống dinh dưỡng mà còn là một trong những cách chăm sóc da tay an toàn và hiệu quả.
Hãy làm ấm một lượng sữa tươi không đường, đổ vào một cái bát to, sâu lòng và ngâm đôi tay vào trong đó khoảng 15 phút. Vừa ngâm vừa kết hợp mát-xa nhẹ nhàng rồi rửa lại bằng nước lạnh. Sữa tươi không đường giúp làm mềm đồng thời cải thiện độ trắng sáng cho da.
Nha đam
Thay vì sử dụng các loại kem dưỡng da tay thì bạn có thể sử dụng nha đam mỗi ngày. Nha đam chứa nhiều nước, vitamin khoáng chất giúp dưỡng da tay cực tốt nhưng không hề gây ra bất kì kích ứng, cảm giác khó chịu.
Gọt nha đam lấy phần thịt bên trong hoặc dùng muỗng nạo nhuyễn phần thịt rồi chà xát nhẹ nhàng lên tay trong khoảng 10 phút. Bạn có thể rửa sạch lại với nước hoặc để gel nha đam tự khô. Nha đam không chỉ làm ẩm mà còn cung cấp dưỡng chất chống lại quá trình lão hóa, nuôi dưỡng làn da trắng sáng, tươi trẻ hơn.
Người đàn ông đau vai dữ dội, đi khám mới tá hỏa mắc ung thư phổi giai đoạn cuối Đôi khi những cơn đau nhức không phải đang cảnh báo sức khỏe xương khớp mà là dấu hiệu của ung thư. Ông Dương 55 tuổi ở Trung Quốc thỉnh thoảng lại cảm thấy vai phải đau nhức âm ỉ. Do trước đây làm công việc bê vác nặng nhọc nên ông cho rằng có thể xoa bóp và nghỉ ngơi vài ngày...