‘Cách em chơi khác biệt, không giống ai trong 21 năm Olympia’
Năm lớp 2, khi ông bà xem “Đường lên đỉnh Olympia”, Nguyễn Việt Thái đã mơ tới ngày được tham gia chương trình để hai người có thể thấy cháu trên truyền hình.
Khác với ấn tượng về một thí sinh khá “tưng tửng”, không ngại bộc lộ cảm xúc, nhiệt huyết trên sân khấu, Nguyễn Việt Thái, học sinh lớp 11 chuyên tiếng Đức, trường THPT chuyên Ngoại ngữ, ĐH Ngoại ngữ – ĐH Quốc gia Hà Nội, thể hiện sự điềm tĩnh, từ tốn trong suốt cuộc trò chuyện với Zing.
Là học sinh thứ hai mang cầu truyền hình Olympia về trường sau 17 năm, Thái cho hay cậu không kỳ vọng bản thân có thể đi xa được đến vậy.
“Với em, trận chung kết là điều bất ngờ và niềm vui rất lớn khi giấc mơ thành hiện thực”, Thái nói.
Sau Trần Thu Phương (2003), Nguyễn Việt Thái là học sinh thứ hai mang cầu truyền hình Olympia về trường THPT chuyên Ngoại ngữ.
Từ khán đài đến sân khấu chính
Ước mơ tham dự Đường lên đỉnh Olympia của Nguyễn Việt Thái được nhen nhóm từ khi cậu là học sinh lớp 2. Ngày đó, ông, bà của Thái rất thích xem các chương trình đố vui của VTV. Được truyền cảm hứng từ đó, Thái hy vọng sau này đi thi để ông, bà có thể nhìn thấy cháu trên truyền hình.
Cũng nhờ tình yêu với Olympia, Thái từng sáng tạo trò chơi “Olympia trên giấy” dành cho học sinh tiểu học. Nhờ phát minh đó, cậu được ban tổ chức mời tới trận chung kết năm 2015 với “nhiệm vụ” đặc biệt: đọc câu hỏi cho 4 điểm cầu.
11 năm liền đạt danh hiệu học sinh giỏi, từng tham gia một số cuộc thi tiếng Anh qua mạng hồi cấp 2 và gặt hái giải thưởng, Thái vẫn khiêm tốn nói xét về thành tích cá nhân, cậu không phải học sinh nổi bật ở trường THPT chuyên Ngoại ngữ.
Tuy nhiên, khi nhắc đến Thái, mọi người đều biết nam sinh có nhiều hoạt động làm bùng nổ phong trào Olympia trong trường. Cụ thể, chàng trai sinh năm 2004 cùng một số bạn học có chung niềm đam mê tự lập ra hội, nhóm để hỗ trợ nhau ôn luyện Olympia.
Ngoài ra, Thái từng giành vị trí quán quân tại giải đấu Olympia do trường THPT chuyên Lào Cai (tỉnh Lào Cai) tổ chức. Cậu cũng từng là trưởng ban “The X Olympia Challenge” – dự án về Olympia do học sinh toàn quốc lập ra với mục tiêu lan tỏa tình yêu với chương trình (nay đã ngừng hoạt động).
Video đang HOT
Thái có niềm đam mê Olympia từ năm lớp 2, từng sáng tạo trò chơi “Olympia trên giấy” dành cho học sinh tiểu học.
Để được đại diện trường đi thi, Thái vượt qua 5 bạn học ở vòng loại bằng nhiều bài kiểm tra kiến thức.
Sau cựu học sinh Trần Thu Phương, người giành vé vào chung kết Olympia 2003, đại diện của trường THPT chuyên Ngoại ngữ vắng bóng tại sân chơi Olympia trong khoảng thời gian khá dài. Năm 2015, trường mới có đại diện tiếp theo, nhưng 4 năm liên tiếp kể từ đó, không ai vượt qua được vòng thi tuần.
“Trường đã một lần lỡ hẹn với chiếc vòng nguyệt quế ở trận chung kết. Bởi vậy, em sẽ cố gắng hết sức để không bỏ lỡ thêm lần nữa”, cậu nói.
Bên cạnh đó, Thái cũng mong mang về Hà Nội thêm một quán quân Olympia. Bởi từ thời Phan Minh Đức, quán quân Olympia 2010, chưa có thêm đại diện đến từ thủ đô nào làm được điều tương tự.
“Em sẽ cố gắng tiếp bước tiền bối để trở thành nhà vô địch tiếp theo đến từ Hà Nội”, cậu nói đầy quyết tâm.
Mong được đấu một trận đầy cảm xúc
Sau khi mang cầu truyền hình Olympia về trường, cuộc sống hiện tại của Thái có vài thay đổi như bạn bè quan tâm, thầy cô chú ý hơn. Ngoài ra, còn có phản ứng trái chiều về thái độ ăn mừng của Thái trong các trận đấu từ một bộ phận khán giả, dân mạng.
Thái bộc bạch: “Đó là cái chất năng động trong em. Các thầy cô trong trường cũng luôn khuyến khích chúng em hãy thể hiện bản thân mình. Hơn nữa, em cũng cho rằng việc ăn mừng, thể hiện cảm xúc mới là sự tôn trọng các bạn chơi, đồng thời công nhận rằng các bạn làm được, mình cũng làm được”.
“Ở mỗi trận đấu, em luôn nghĩ mình chỉ có 45 phút trên sóng truyền hình này có lẽ lần cuối cùng. Bởi vậy, em cố gắng để mình không chỉ đứng trên sân khấu nhìn vào camera và cười. Em cũng xác định phản ứng trái chiều có thể xảy ra vì phong cách chơi của em khá khác người, không giống ai trong 21 năm của chương trình”, cậu nói thêm.
Qua mỗi cuộc thi, Thái chủ động tiếp thu mọi bình luận mang tính xây dựng cao để sửa đổi, còn những ý kiến chưa thích hợp cậu tạm thời bỏ qua.
Nguyễn Việt Thái gây ấn tượng cho khán giả về một chàng trai nhiều năng lượng, luôn “cháy” hết mình trên sân khấu.
Theo Thái, thế mạnh của cậu nằm ở phần thi Khởi động, bởi nam sinh tự tin ở khả năng đọc nhanh và lọc dữ liệu từ câu hỏi. Chàng trai cho biết khả năng đọc nhanh của bản thân có phần thiên bẩm vì cậu biết nói từ 27 tháng tuổi và biết đọc, ghép chữ tiếng Việt khi tròn 30 tháng tuổi.
“Ngoài ra, em cũng phải rèn luyện thêm nhiều vì đọc nhanh không phải là yếu tố duy nhất em cần, mà còn là sự phản xạ nhanh và kiến thức rộng. Em nghĩ mình gặp may ở phần thi Tăng tốc vì các câu hỏi IQ ở phần thi này là thứ luôn khiến em e ngại”.
Trong cuộc chơi, Thái tự tin ở kiến thức Lịch sử và tiếng Anh của mình. Còn cách trận chung kết năm vài tháng, cậu không ôn quá nhiều kiến thức trong sách giáo khoa, mà chuyển sang đọc báo, tìm hiểu sự kiện thời sự và nghiên cứu sâu hơn các câu hỏi có thể gặp.
Hiện, đối thủ đã lộ diện của Thái là Nguyễn Hoàng Khánh (THPT Bạch Đằng, Quảng Ninh), nhất quý I với 375 điểm. Đặc biệt, hai nam sinh chơi với nhau từ hồi cấp 2.
“Em rất nể phục khả năng của Khánh. Bên ngoài là bạn, trên sân khấu là đối thủ, em chỉ mong Khánh không vì điều gì mà nương tay trong trận chung kết sắp tới. Em muốn có trận đấu thật nhất với bạn ấy. Em hy vọng đó là trận đấu thật cảm xúc và lần cuối cùng cháy hết mình để tỏa sáng trên sân khấu S14″.
Với chiến thắng 295 điểm ở cuộc thi quý II, Nguyễn Việt Thái là gương mặt thứ 2 vào chung kết Olympia.
Thái cho hay cứ vài phút, cậu lại nghĩ tới Olympia một lần, trừ lúc ngủ. Với nỗ lực lớn, nam sinh cho rằng dù các bạn chơi thắng quý III, IV sắp lộ diện có mạnh thế nào, cậu cũng sẵn sàng thi đấu.
Từ trước đến nay, gia đình luôn hướng Thái du học ở Đức sau khi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, nếu vô địch Olympia 2021 và giành học bổng du học Australia, cậu có thể chuyển hướng.
“Nếu đạt được cơ hội đó thật sự rất khó để từ chối. Hơn nữa, em rất muốn học hỏi từ các anh chị tiền bối”, Thái nói.
Đề thi mẫu vào lớp 10 trường THPT chuyên Ngoại ngữ năm 2021
ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội) vừa giới thiệu bộ đề thi mẫu kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trường THPT chuyên Ngoại ngữ năm 2021.
Ảnh minh họa
Thí sinh xem đề thi mẫu và đáp án 3 môn tại http://flss.vnu.edu.vn/tin-tuc/de-thi-mau-ky-thi-tuyen-sinh-vao-lop-10-thpt-chuyen-ngoai-ngu-nam-2021
Đề thi môn Đánh giá năng lực tiếng Anh gồm 61 câu hỏi (60 câu trắc nghiệm và một câu tự luận).
Môn Đánh giá năng lực Toán và Khoa học tự nhiên gồm 35 câu trắc nghiệm.
Môn Đánh giá năng lực Văn và Khoa học xã hội gồm 20 câu trắc nghiệm, 2 câu tự luận.
Một số câu hỏi trong đề mẫu môn Đánh giá năng lực Tiếng Anh. Ảnh chụp màn hình .
Năm nay, trường THPT chuyên Ngoại ngữ tuyển 360 chỉ tiêu cho 7 lớp chuyên của 7 thứ tiếng (Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật, Hàn) và 90 em vào hệ không chuyên lớp Tiếng Anh.
Thí sinh dự thi 3 môn vào sáng 6/6. Trong đó, điểm môn Đánh giá năng lực Ngoại ngữ tính hệ số 2, hai môn còn lại hệ số 1.
Trường sẽ tổ chức hai đợt thi thử vào ngày 28/3 và 9/5 với thời gian làm bài, định dạng và cấu trúc đề như thi thật.
Đưa tiếng Hàn, tiếng Đức thành ngoại ngữ 1, học sinh có thêm nhiều lựa chọn? Các chuyên gia cho rằng, việc đưa tiếng Hàn, tiếng Đức thành ngoại ngữ 1 sẽ tạo thêm nhiều cơ hội cho học sinh lựa chọn, đặc biệt những em có định hướng du học tại các quốc gia này từ sớm. Mới đây, Bộ GD-ĐT ban hành Quyết định số 712/QĐ-BGDĐT về việc Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT)...