Cách dùng ba thiết bị theo dõi sức khỏe F0 tại nhà
F0 cần biết cách dùng nhiệt kế, máy đo SpO2, máy đo huyết áp để theo dõi chỉ số sức khỏe như nhịp tim, nhịp thở, độ bão hòa oxy trong máu…
Bác sĩ Đỗ Doãn Bách, Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành, cho biết trong thời gian cách ly và điều trị bệnh tại nhà, các F0 sẽ cần học cách sử dụng một số các thiết bị y tế để theo dõi thay đổi cơ thể và kịp thời liên hệ y tế khi diễn tiến nặng.
Đối với nhiệt kế : Bạn nên chuẩn bị hai chiếc nhiệt kế, một chiếc dùng cho người bị nhiễm và chiếc còn lại dành cho người khác. Luôn đo thân nhiệt của người bị nhiễm ít nhất hai lần một ngày vào buổi sáng và buổi chiều khi có các dấu hiệu bất thường, đồng thời ghi vào sổ theo dõi sức khỏe hàng ngày.
Cách dùng nhiệt kế đúng: Đầu tiên, rửa tay thật kỹ bằng xà phòng hoặc dùng nước rửa trong ít nhất 20 giây và lau khô. Tiếp theo, sát trùng nhiệt kế bằng gạc tẩm cồn 70 độ trước và sau mỗi lần dùng. Đối với nhiệt kế thủy ngân, bạn phải vẩy xuôi nhiệt kế vài lần để mực thủy ngân xuống dưới 36,5 độ trước đo. Sau đó, làm theo hướng dẫn đi kèm nhiệt kế điện tử để đọc giá trị nhiệt độ. Cuối cùng, rửa tay sạch và sát khuẩn nhiệt kế cặp rồi cất lại ở nơi an toàn.
“Nếu bị sốt lớn hơn 38 độ C hoặc hạ thân nhiệt dưới 36 độ C, cần liên hệ ngay với y tế”, bác sĩ nhấn mạnh.
Đối với máy đo S pO 2 cầm tay : Đầu tiên, bạn kiểm tra xem máy còn pin hay không. Nếu hết pin thì cần thay pin mới hoặc sạc pin tùy loại máy. Sau đó, mở kẹp, đặt ngón tay vào khe kẹp sao cho đầu ngón tay chạm vào điểm tận cùng của máy. Lưu ý không được sơn móng tay, không sử dụng móng tay giả, đảm bảo móng tay không quá dài để đầu ngón tay có thể che kín bộ phận cảm biến trong khi khe kẹp.
Bước 3, nhấn nút nguồn để khởi động máy, không cử động tay hay ngón tay sau. Kết quả sẽ hiển thị ngay trên màn hình sau vài giây. Sau đó, rút tay ra, máy tự tắt. Lưu ý vệ sinh tay và máy sau khi đo.
Nhịp mạch sẽ hiển thị dưới dạng số ở vị trí hình trái tim hoặc vị trí ghi chữ PR. Đơn vị đo là lần/ phút; phạm vi đo là 0-254 lần/ phút; giá trị bình thường là 60-100 lần/ phút đối với người lớn khi nghỉ ngơi.
SpO2 sẽ hiển thị dưới dạng số ở vị trí ghi chữ SpO2, đơn vị đo là tỷ lệ phần trăm và phạm vi là từ 0-100%. Giá trị bình thường từ 94-100%. Sai số khi đo thì có thể dao động đến 2%.
Đối với thiết bị đo huyết áp : Nên dùng thiết bị đo bắp tay để có chỉ số gần chính xác nhất. Khi đo chúng ta sẽ phải kiểm tra xem pin đã lắp đúng vị trí hay chưa. Sau đó, quấn vòng bít vào bắp tay. Khi quấn, mép dưới của vòng bít cách khuỷu tay từ 2-3 cm. Vạch đầu của vòng bít phải để cùng hướng với mạch máu, vòng sắt không được để phía trên mạch máu rồi kéo nhẹ cho đầu vòng bít đi qua vòng sắt quanh bắp tay, siết chặt vòng bít bằng khóa dán với lực vừa phải.
Không nên kéo vòng bít quá chặt, khoảng hở giữa cánh tay và vòng bít nên vừa hai ngón tay. Sau đó, nhấn nút start, vòng bít sẽ tự động được bơm hơi vào đúng áp suất đo và xả hơi khi đo xong. Đọc kết quả trên màn hình.
“Đo huyết áp là cách kiểm soát chỉ số huyết áp của bản thân. Do đó, người già người bệnh cao huyết áp có nguy cơ mắc bệnh huyết áp cần biết cách đo chuẩn trong ngày”, bác sĩ nói.
Theo dõi các triệu chứng F0 tại nhà
F0 tại nhà cần theo dõi nhịp thở, mạch, nhiệt độ, độ bão hòa oxy... nếu có bất thường cần gọi cho nhân viên y tế để xử trí kịp thời.
Bác sĩ Nguyễn Thành Quân, Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành, cho biết trong thời gian cách ly và điều trị Covid-19 tại nhà, người nhiễm và người chăm sóc cần theo dõi các dấu hiệu và diễn biến, kể cả khi bệnh nhân không có triệu chứng.
Để theo dõi hàng ngày, bạn cần chuẩn bị cuốn sổ tay để ghi chép đầy đủ các triệu chứng 2 lần/ngày như nhịp thở, mạch, nhiệt độ, độ bão hòa oxy trong máu - SpO2 (nếu có thể đo), huyết áp (nếu có thể đo) cùng một số triệu chứng khác. Các triệu chứng mệt mỏi, ho, ớn lạnh, gai rét, viêm kết mạch, mất vị giác, tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng số lần mỗi ngày, ho ra máu, thở dốc, khó thở, tức ngực kéo dài... Một số người bị đau họng, nhức đầu, buồn nôn, chán ăn...
"Chúng ta ghi chép thời điểm triệu chứng xuất hiện, tự đánh giá, so sánh với các ngày nặng hay đỡ hơn so với ngày trước", bác sĩ nói.
Nếu có các biểu hiện nặng sau thì cần gọi ngay cho bác sĩ để hỗ trợ:
- Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, khò khè, thở rít khi hít vào.
- Nhịp thở tăng. Ở người lớn là từ 21 lần/ phút. Trẻ từ một đến dưới 5 tuổi là từ 40 lần/ phút; Trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi là từ 30 lần/ phútphút. Lưu ý, khi đếm nhịp thở trẻ em cần đếm đủ trong một phút khi trẻ nằm yên, không khóc. Mỗi một chu kỳ nhịp thở được tính là một lần hít vào thở rara.
- SpO2 dưới 95 % (nếu có máy đo và đo chính xác). Khi phát hiện bất thường cần đo lại lần hai sau lần một từ 30s đến một phút. Khi đó, giữ nguyên vị trí đo, tẩy sơn móng tau trước khi đo.
- Mạch nhanh trên 120 lần/phút hoặc dưới 50 lần/phút.
- Huyết áp tối đa dưới 90 mmHg hoặc huyết áp tối thiếu trên 60 mmHg, nếu có thể đo.
- Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.
- Thay đổi nhận thức, bệnh nhân cảm thấy lú lẫn, ủ rũ, lơ mơ, rất mệt, mệt lả, không ra khỏi giường hoặc trẻ em quấy khóc, lì bì khó đánh thức, co giật.
- Tím môi, tím đầu ngón tay, móng chân, da xanh, nhợt nhạt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.
- Không thể uống, trẻ em bú kém hoặc giảm, ăn kém hoặc có thể nôn.
- Trẻ có thể sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi đỏ, ngon tay chân sưng phù nổi ban đỏ, nốt hoặc mảng xuất huyết.
Cuối cùng, khi bạn có bất kỳ lo lắng nào cũng báo ngay cho nhân viên y tế để được hỗ trợ và xử trí kịp thời.
Trong video Hướng dẫn cách theo dõi triệu chứng Covid-19 tại nhà , bác sĩ Nguyễn Thành Quân hướng dẫn xử trí với một số dấu hiệu cụ thể như sốt, ho và khi bệnh có biểu hiện diễn tiến nặng.
Vì sao bệnh nhân dùng thuốc kháng virus Molnupiravir phải ký hợp đồng? Thuốc Molnupiravir chưa được cấp phép nên khi sử dụng, F0 phải ký hợp đồng tham gia nghiên cứu lâm sàng. Quy trình sử dụng 3 túi thuốc điều trị Covid-19 cho F0 tại nhà là nội dung được bà Phạm Khánh Phong Lan, Chủ tịch Hội Dược học TP.HCM, giải thích chi tiết tại buổi họp báo cung cấp thông tin về...