Cách đơn giản giúp cân bằng nội tiết tố cho phụ nữ mãn kinh
Điều đáng sợ nhất trong thời kỳ mãn kinh ở nhiều phụ nữ là phải đối mặt với những tác dụng phụ do lượng hormone sinh sản trong cơ thể suy giảm.
Có cách nào giúp cải thiện tình trạng này không?
1. Chế độ ăn uống có giúp cân bằng nội tiết tố không?
Mãn kinh là một giai đoạn bình thường trong cuộc đời người phụ nữ. Tuy nhiên, ở một số người, quá trình chuyển đổi mãn kinh là giai đoạn dễ bị tổn thương về mặt sinh học với các triệu chứng sinh lý và tâm lý đôi khi rất nghiêm trọng.
Điều đáng sợ nhất trong thời kỳ mãn kinh đôi khi không phải là mất kinh hàng tháng mà là phải đối mặt với những tác dụng phụ do lượng hormone sinh sản trong cơ thể suy giảm. Sự suy giảm estrogen dường như đặc biệt ảnh hưởng đến vùng dưới đồi, một phần não thường được coi là “bộ điều nhiệt của cơ thể”, vì nó điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, giấc ngủ, hormone giới tính, tâm trạng và sự thèm ăn.
Việc dùng thuốc thay thế hormone có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Một lựa chọn khôn ngoan hơn chị em nên lựa chọn là kiểm soát các triệu chứng một cách tự nhiên thông qua tập luyện và có một chế độ ăn uống lành mạnh.
Chế độ ăn lành mạnh giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố ở phụ nữ mãn kinh.
Theo ThS. BS Lê Quang Dương, chuyên gia về sức khỏe sinh sản, trong giai đoạn tiền mãn kinh, cơ thể phụ nữ trải qua nhiều thay đổi về nội tiết tố, đặc biệt là estrogen và progesterone dẫn đến một loạt các triệu chứng như bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm, rối loạn kinh nguyệt, thay đổi tâm trạng, mất ngủ, tăng cân…
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc giúp phụ nữ tiền mãn kinh kiểm soát các triệu chứng và cải thiện sức khỏe tổng thể. Một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng có thể cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết để đối phó với những thay đổi nội tiết tố và giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như loãng xương, đái tháo đường, tim mạch.
Lời khuyên cho việc ăn uống lành mạnh để giúp cân bằng hormone bao gồm: Ăn nhiều trái cây rau quả tươi hữu cơ và ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày. Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, chất béo lành mạnh. Uống nhiều nước. Cắt giảm lượng thức ăn chế biến sẵn, đường bổ sung, carbohydrate tinh chế, đồ uống có đường, rượu và dầu tinh chế.
2. Một số thực phẩm hỗ trợ cân bằng nội tiết tố ở phụ nữ mãn kinh
Thực phẩm giàu phytoestrogen
Đúng như tên gọi, các hợp chất này có cấu trúc tương tự estrogen và có thể có một số tác dụng tương tự như estrogen trong cơ thể. Phytoestrogen được tìm thấy trong thực phẩm dưới hai nhóm chính: isoflavone và lignan.
Video đang HOT
Nghiên cứu về chế độ ăn giàu phytoestrogen đã được thực hiện ở động vật và ở người. Trong khi có một số nhà nghiên cứu lưu ý cần có nhiều nghiên cứu hơn ở người để xác định tác động của phytoestrogen đối với hormone. Một số khác cho rằng phytoestrogen có thể hỗ trợ hệ thống sinh sản khỏe mạnh, sức khỏe tim và hệ miễn dịch.
Nguồn thực phẩm chứa phytoestrogen bao gồm: Đậu xanh, hạt lanh, thực phẩm từ đậu nành…
Thực phẩm từ đậu nành
Một trong những phytoestrogen được nghiên cứu rộng rãi nhất ở người là đậu nành. Đậu nành là nguồn cung cấp protein thực vật có chứa phytoestrogen được gọi là isoflavone, có cấu trúc giống estrogen.
Nghiên cứu cho thấy, isoflavone đậu nành có thể giúp giảm các cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm mà nhiều phụ nữ gặp phải trong thời kỳ mãn kinh. Trong các nghiên cứu lâm sàng, phụ nữ sau mãn kinh ăn nhiều protein đậu nành (20-60g mỗi ngày) thường ít có các cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm dữ dội hơn so với những người ăn ít đậu nành.
Thực phẩm được làm từ đậu nành tốt cho phụ nữ mãn kinh bao gồm sữa đậu nành, đậu phụ, miso, tempeh… Đặc biệt là sữa đậu nành. Mỗi ly sữa đậu nành chứa khoảng 20mg isoflavones, giúp ức chế sự hình thành mảng bám trên thành động mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, hỗ trợ ngăn ngừa loãng xương và giảm triệu chứng cơn bốc hỏa thời kỳ mãn kinh.
Hạt lanh
Hạt lanh là nguồn cung cấp một loại phytoestrogen được gọi là liganans. Liganan và chất xơ có thể giúp cơ thể loại bỏ hormone dư thừa. Nghiên cứu cho thấy hạt lanh có thể giúp hỗ trợ chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh.
Các loại rau họ cải như bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn có thể giúp hỗ trợ mức estrogen khỏe mạnh vì chúng chứa chất xơ, diindolylmethane (DIM) và sulforaphane. Chất xơ liên kết với estrogen và giúp loại bỏ hormone dư thừa. DIM và sulforaphane đều đã được nghiên cứu về vai trò tiềm năng của chúng trong việc hỗ trợ cân bằng estrogen.
Bông cải xanh hỗ trợ cân bằng estrogen.
Thực phẩm giàu acid béo omega-3
Acid béo omega-3 là chất béo lành mạnh thường liên quan đến sức khỏe tim mạch nhưng chúng cũng có thể hỗ trợ sản xuất hormone, giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt. Nguồn thực phẩm chứa acid béo omega-3 bao gồm: cá béo, hạt lanh, hạt chia, quả óc chó…
Thực phẩm lên men
Ngoài những bằng chứng về tác dụng đối với sức khỏe đường ruột, sức khỏe tim mạch, duy trì cân bằng lượng đường trong máu, thực phẩm lên men và men vi sinh cũng được nghiên cứu về vai trò hỗ trợ cân bằng hormone.
Một số thực phẩm lên men tốt cho phụ nữ mãn kinh bao gồm: sữa chua, kefir, kim chi, dưa cải bắp, đậu nành lên men…
Một nghiên cứu đã xem xét tác động của thực phẩm lên men đối với phụ nữ mãn kinh ở miền Bắc Thái Lan. Những người tham gia nghiên cứu được chia thành hai nhóm. Một nhóm ăn chế độ ăn thông thường, trong khi nhóm còn lại bổ sung đậu nành lên men truyền thống vào chế độ ăn của họ. Điều này cung cấp khoảng 60mg isoflavone mỗi ngày. Sau 6 tháng, nhóm ăn đậu nành cho thấy lợi ích đối với cả mức progesterone và cholesterol. Tuy nhiên cũng cần phải thực hiện nhiều nghiên cứu hơn để xác định chính xác thực phẩm lên men và men vi sinh tác động như thế nào đến hormone ở phụ nữ.
5 loại hạt giúp ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch phòng đột quỵ
Tắc nghẽn động mạch, đột quỵ là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, có thể gây tử vong. Một số thực phẩm ăn hàng ngày có thể giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ tắc nghẽn động mạch.
Tắc nghẽn động mạch là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng xảy ra khi các động mạch cung cấp máu cho tim bị hẹp lại. Sự cản trở đột ngột này thường là do sự tích tụ quá nhiều chất béo, hay còn gọi là cholesterol trong thành động mạch, khiến động mạch không thể thực hiện được các chức năng cơ bản của nó.
Một số dấu hiệu phổ biến nhất có thể xuất hiện vào thời điểm này là - khó chịu ở ngực, khó thở và thậm chí là đau tim trong trường hợp xấu nhất. Xử lý sớm tắc nghẽn động mạch là bước đầu tiên để không chỉ ngăn ngừa các biến chứng nặng hơn mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.
1. Loại hạt tốt cho tim ngăn ngừa đột quỵ
1.1. Hạt chia
Hạt chia giàu chất dinh dưỡng, gồm axit béo omega-3, chất xơ, protein và chất chống oxy hóa... Tất cả các chất dinh dưỡng này khiến hạt chia trở thành thực phẩm có lợi thế cho sức khỏe tim mạch.
Axit béo omega-3 làm giảm viêm và giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đồng thời chất xơ giúp kiểm soát mức cholesterol. Bằng cách thêm nhạt chia vào bữa ăn của mình, bạn có thể giúp tránh tắc nghẽn động mạch và tăng cường sức khỏe tổng thể cho trái tim, ngăn ngừa đột quỵ.
Hạt chia giàu chất dinh dưỡng tốt cho tim.
1.2. Hạt lanh
Hạt lanh giàu axit alpha-linolenic (ALA), là axit béo omega-3 phổ biến nhất mà bạn có thể bổ sung từ thức ăn giàu axit béo omega-3, giúp tăng cường sức khỏe tim mạch. Chúng cũng chứa lignan, thành phần thực vật được biết đến với khả năng chống oxy hóa chống lại bệnh tim.
Thường xuyên ăn hạt lanh có thể làm giảm viêm, cải thiện mức cholesterol và giúp hạn chế tắc nghẽn động mạch.
1.3. Bí ngô
Không chỉ là một món ăn nhẹ, hạt bí ngô còn giàu magiê, kẽm, chất chống oxy hóa và chất béo lành mạnh... có lợi cho tim mạch. Magiê chủ yếu giúp kiểm soát huyết áp, hỗ trợ chức năng tim, trong khi chất chống oxy hóa hạn chế căng thẳng oxy hóa và viêm nhiễm.
Việc đưa hạt bí ngô trở thành món ăn chính trong chế độ ăn uống của bạn có thể giúp chống lại tắc nghẽn động mạch và giữ cho trái tim của bạn luôn khỏe mạnh.
1.4. Hạt hướng dương
Hạt hướng dương không chỉ là một món ăn nhẹ mà còn rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Giàu vitamin E, một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tim khỏi tổn thương do các gốc tự do gây ra, vitamin E đóng vai trò ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám trong động mạc, giảm nguy cơ tắc nghẽn.
Hơn nữa, hạt hướng dương còn chứa phytosterol, hợp chất thực vật có tác dụng làm giảm mức cholesterol và tăng cường sức khỏe tim mạch.
Hạt vừng là nguồn cung cấp magiê, giúp hỗ trợ chức năng tim.
1.5. Hạt mè
Hạt mè (vừng) cũng rất tốt cho tim mạch. Vừng giàu ligna - một hợp chất thực vật có thể bảo vệ tế bào khỏi những tổn thương liên quan đến lão hóa bằng cách chống lại các gốc tự do gây tổn thương mô.
Hạt vừng còn là nguồn cung cấp magiê, giúp hỗ trợ chức năng tim và cân bằng huyết áp. Việc sử dụng hạt vừng thường xuyên trong chế độ ăn uống có thể làm giảm chứng viêm, bảo vệ chống lại stress oxy hóa và giúp ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch.
2. Biện pháp phòng ngừa tắc nghẽn động mạch, đột quỵ tại nhà
Tắc nghẽn động mạch là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng có thể được kích hoạt bởi lối sống không lành mạnh. Một số yếu tố góp phần phổ biến nhất dẫn đến tình trạng sức khỏe nghiêm trọng này bao gồm: Chế độ ăn uống kém, thiếu tập thể dục, lượng đường trong máu không được điều trị, tăng cholesterol và béo phì...
Áp dụng các thay đổi chế độ ăn uống trong thói quen hàng ngày và lối sống lành mạnh giúp phòng ngừa các tình trạng trên, hỗ trợ sức khỏe tim mạch tốt hơn và giảm tác động của bệnh động mạch vành đến cuộc sống của bạn.
5 tác dụng tuyệt vời của cỏ ba lá đỏ đối với sức khỏe Cỏ ba lá đỏ là một loại cây mọc hoang phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới và từ lâu đã được y học dân gian dùng để điều trị nhiều bệnh khác nhau. Giảm các triệu chứng mãn kinh Cỏ ba lá đỏ chứa isoflavone - một loại hợp chất có cấu trúc tương tự estrogen. Do đó, sử dụng loại...