Cách đơn giản để phát hiện trẻ suy dinh dưỡng thấp còi sớm và chính xác
Suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ là một trong những gánh nặng sức khỏe hàng đầu hiện nay bởi gây nên nhiều hậu quả lâu dài khác nhau. Các biểu hiện như chiều cao, cân nặng thấp, kém tập trung,… là những biểu hiện thường thấy khi trẻ mắc suy dinh dưỡng thấp còi.
1. Suy dinh dưỡng thấp còi là gì?
Suy dinh dưỡng thấp còi là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cho cơ thể trẻ dẫn đến sự chậm phát triển về chiều cao và cân nặng của trẻ. Hiện nay, suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ được các tổ chức y tế đánh giá là một trong các vấn đề sức khỏe hàng đầu trên toàn cầu khi mà có đến 24,3% trẻ em mắc suy dinh dưỡng thấp còi.
Có khá nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây nên suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ như suy dinh dưỡng bào thai, thiếu thốn dinh dưỡng, hấp thu kém, bệnh tật,… Trong phần lớn các trường hợp, suy dinh dưỡng thấp còi không phải là hậu quả của một nguyên nhân đơn độc mà là hậu quả của sự phối hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau, bởi giữa các nguyên nhân này có những mối liên hệ nhất định.
Suy dinh dưỡng thấp còi gây nên nhiều gánh nặng rất lớn cho sức khỏe của trẻ, để lại nhiều hậu quả sức khỏe khác nhau nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Các hậu quả thường thấy của suy dinh dưỡng thấp còi bao gồm chậm phát triển thể chất, suy giảm đề kháng, chậm phát triển trí tuệ,… Những hậu quả sẽ càng trầm trọng nếu suy dinh dưỡng thấp còi diễn ra càng sớm và càng nặng.
2. Các triệu chứng thường gặp ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi
- Chiều cao, cân nặng thấp: Chiều cao và cân nặng của trẻ thấp là triệu chứng điển hình, đặc trưng để ta có thể chẩn đoán suy dinh dưỡng thấp còi. Khi chiều cao và cân nặng của trẻ thấp hơn so với mức chuẩn của lứa tuổi lớn hơn 10%, điều này có nghĩa suy dinh dưỡng thấp còi đang diễn ra.
- Kém tập trung, chậm trí tuệ: Kém tập trung, chậm trí tuệ vừa là hậu quả của suy dinh dưỡng thấp còi, nhưng cũng là biểu hiện để ta có thể phát hiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. Bởi sự thiếu dưỡng chất nuôi dưỡng hệ thần kinh sẽ khiến khả năng tập trung, học tập của trẻ bị suy giảm, trí tuệ phát triển kém hơn các trẻ bình thường.
- Thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn: Một triệu chứng dễ thấy ở các trẻ suy dinh dưỡng thấp còi là việc thường xuyên mắc đi mắc lại các bệnh lý nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm khuẩn tiêu hóa (thường gặp nhất là tiêu chảy) và hô hấp.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ còn có thể biểu hiện bằng một số triệu chứng khác như cơ bắp của trẻ có cảm giác nhão hơn, không có sức, lớp mỡ dưới da rất ít nên da thường nhẽo hơn, da xanh, tóc rụng,…
3. Làm thế nào để phát hiện sớm suy dinh dưỡng thấp còi
Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới, cách phát hiện chính xác nhất trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi là kiểm tra tỷ số chiều cao, cân nặng của trẻ và đối chiếu chúng với chuẩn lứa tuổi mà không cần chờ các biểu hiện khác. Bởi những biểu hiện khác của suy dinh dưỡng thấp còi thường là các biểu hiện khi suy dinh dưỡng đã trở nên khá nặng nề, đôi khi là các biểu hiện biến chứng của bệnh.
Do đó, trẻ cần được theo dõi chiều cao và cân nặng định kỳ để theo dõi sự tăng trưởng bình thường của chiều cao và cân nặng. Nên cho trẻ kiểm tra 1 lần/tháng với trẻ nhỏ hơn 1 tuổi, với trẻ tử 2-5 tuổi nên kiểm tra 6 tháng một lần.
Việc kiểm tra chiều cao và cân nặng của trẻ có thể được thực hiện tại cơ sở y tế hoặc phụ huynh đo ngay tại nhà khi đã được hướng dẫn về cách đọc kết quả đo.
Có thể thấy rằng, suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ là tình trạng sức khỏe hết sức nghiêm trọng, cần được phát hiện và can thiệp sớm nhất có thể để hạn chế tối đa các hậu quả mà nó gây ra. Vì vậy, cha mẹ hãy thường xuyên cho trẻ kiểm tra chiều cao và cân nặng để có thể phát hiện suy dinh dưỡng ở trẻ nếu có.
Điều trị suy dinh dưỡng thấp còi như thế nào?
Điều trị suy dinh dưỡng thấp còi sớm là cần thiết để hạn chế các hậu quả gây ra cho sức khỏe của trẻ. Chế độ ăn giàu năng lượng, bổ sung vitamin và khoáng chất, tăng cường luyện tập,... là những nội dung cơ bản trong điều trị suy dinh dưỡng thấp còi.
1. Vì sao cần điều trị suy dinh dưỡng thấp còi?
Suy dinh dưỡng thấp còi là một trong các gánh nặng sức khỏe hàng đầu thế giới. Theo các nghiên cứu đã chỉ ra, tỷ lệ suy dinh dưỡng tháp còi vẫn đang còn ở mức rất cao, chiếm đến 24,3% trẻ dưới 5 tuổi (có nghĩa cứ 4 trẻ lại có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi). Khi không được phát hiện và điều trị suy dinh dưỡng thấp còi sớm sẽ để lại rất nhiều hậu quả khác nhau như:
- Chậm phát triển thể chất, biểu hiện dễ thấy nhất là chậm phát triển cân nặng và chiều cao, ảnh hưởng nhiều đến tầm vóc của trẻ sau này.
- Suy dinh dưỡng thấp còi gây giảm tập trung, suy luận kém, học tập ít hiệu quả, trẻ chậm phát triển trí tuệ hơn so với các bé cùng lứa tuổi
- Sức đề kháng suy giảm do suy dinh dưỡng thấp còi nên trẻ thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn, khi mắc bệnh thì mức độ biểu hiện cũng nặng nề hơn bình thường.
- Có nguy cơ sinh con suy dinh dưỡng về sau.
Do vậy, có thể thấy rằng phát hiện và điều trị suy dinh dưỡng thấp còi sớm là rất cần thiết để làm giảm đến mức thấp nhất các hậu quả mà nó gây ra cho trẻ cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Suy dinh dưỡng thấp còi cần được phát hiện và điều trị sớm (ảnh:internet)
2. Điều trị suy dinh dưỡng thấp còi như thế nào?
2.1. Thay đổi chế độ ăn uống
Trong điều trị suy dinh dưỡng thấp còi, sự thay đổi chế độ ăn uống sao cho phù hợp đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Trẻ cần được cung cấp các loại thực phẩm giàu năng lượng hơn trong khẩu phần ăn hằng ngày để vừa đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho hoạt động vừa chuyển hóa thành các chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, chế độ ăn uống của trẻ vẫn phải đảm bảo sự đa dạng trong việc sử dụng thực phẩm nhằm cung cấp cân đối các chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ, thức ăn phải bao gồm các nhóm đường bột, chất đạm, chất béo, chất xơ.
Những loại thực phẩm như tôm, cua, thịt, cá, trứng, sữa,... là những thực phẩm rất tốt cho sự phát triển cân nặng và đặc biệt là phát triển chiều cao của trẻ.
2.2. Bổ sung các vi chất
Các vitamin và vi chất như sắt, kẽm, canxi, sắt, selen,... mặc dù không thể giúp trẻ sinh năng lượng nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu đối với quá trình phát triển của trẻ. Chúng là nguyên liệu để tổng hợp nên rất nhiều thành phần quan trọng của cơ thể như hocmon, xương, hồng cầu,...
Vì vậy, cha mẹ cần bổ sung đầy đủ các vitamin và vi chất cho trẻ trong quá trình điều trị suy dinh dưỡng thấp còi để đạt hiệu quả cao hơn. Tốt nhất, các vitamin và vi chất nên được bổ sung từ những nguồn có nguồn gốc tự nhiên như thực phẩm. Nếu cần sử dụng các chế phẩm bổ sung vitamin và vi chất thì cần sử dụng thận trọng dưới sự kiểm soát của bác sĩ có chuyên môn.
2.3. Điều trị các vấn đề bệnh lý gây suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng có thể là hậu quả của một bệnh lý nào đó đang xảy ra (bệnh tim bẩm sinh, hẹp môn vị, phình đại tràng bẩm sinh,...), trong những trường hợp này sẽ không thể điều trị suy dinh dưỡng thấp còi khỏi được nếu không giải quyết được các bệnh lý gốc.
Vì thế, khi trẻ được xác định suy dinh dưỡng thì cần phải tầm soát các nguy cơ bệnh lý có thể có ở trẻ. Nếu phát hiện được các vấn đề bệnh lý thì phải điều trị tích cực các bệnh lý gốc thì mới có thể điều trị suy dinh dưỡng thấp còi hiệu quả.
2.4. Chế độ luyện tập thể thao thích hợp
Một chế độ luyện tập thể dục thể thao hợp lý có tác dụng rất lớn trong điều trị suy dinh dưỡng thấp còi kể đến như giúp trẻ tăng trưởng chiều cao nhanh hơn, có sức khỏe tốt hơn,...
Vì thế, điều trị suy dinh dưỡng thấp còi không chỉ là các hoạt động can thiệp đến chế độ dinh dưỡng của trẻ mà còn cần phải quan tâm cả chế độ vận động hợp lý của trẻ. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ lựa chọn các môn thể thao như chạy, bơi lội, đạp xe,... để luyện tập, nếu có thể thì cha mẹ hãy cũng luyện tập với trẻ.
Có thể thấy rằng, suy dinh dưỡng thấp còi có thể để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng khác nhau. Vì thế, các bậc cha mẹ cần luôn chú ý đến sự phát triển của trẻ để có thể phát hiện và điều trị suy dinh dưỡng thấp còi sớm, tránh các biến chứng cho sức khỏe của trẻ.
Các nguyên nhân gây suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ Suy dinh dưỡng thấp còi là tình trạng trẻ chậm phát triển chiều cao và cân nặng so với bạn cùng tuổi. Chế độ ăn uống nghèo nàn, trẻ biếng ăn, các bệnh lý nhiễm trùng,... đều là những nguyên nhân gây suy dinh dưỡng thấp còi rất phổ biến. Suy dinh dưỡng thấp còi là một trong các thể của suy dinh...