Cách đối phó với những người đang ngày ngày rút cạn năng lượng của bạn
Đây là những lời khuyên giúp bạn đối mặt với những người làm tiêu hao năng lượng của mình.
Nếu có ai đó trong cuộc sống của bạn luôn phàn nàn, kêu ca về những khó khăn và yêu cầu sự giúp đỡ của bạn, muốn bạn an ủi họ mà không bao giờ đáp lại những điều đó, họ chính là những người ăn mòn năng lượng của người khác. Khi bạn cảm thấy kiệt sức mỗi khi phải nói chuyện với họ, điều đó chắc chắn không ổn và bạn cần có những thay đổi để cứu vãn sức khỏe tinh thần và thể chất của mình.
Dưới đây là những lời khuyên giúp bạn cảm thấy tốt hơn, dễ dàng đối mặt với những người đang rút cạn năng lượng của bạn.
Đừng cố gắng đưa ra giải pháp cho họ
Khi ai đó đến gặp bạn cùng với vấn đề của họ, bạn không cần phải cố gắng tìm mọi cách để giúp họ giải quyết chúng. Những gì bạn có thể làm là hỗ trợ họ về mặt tinh thần, không cần phải đóng vai trò của một nhà trị liệu, giải quyết mọi vấn đề cho họ. Hãy đặt trách nhiệm đó lên vai đúng người và khuyến khích họ tự đưa ra quyết định. Chỉ có họ mới biết điều gì là tốt nhất cho bản thân mình.
Đề nghị họ tìm đến sự trợ giúp chuyên nghiệp
Nếu một người thường xuyên phàn nàn về cuộc sống của họ, luôn cảm thấy không hài lòng về điều gì đó và dường như mọi chuyện chẳng bao giờ có hồi kết, đó có thể là dấu hiệu cho thấy người đó cần được giúp đỡ về mặt tâm lý. Tất nhiên bạn có thể hỗ trợ họ tạm thời về mặt tinh thần, nhưng điều đó sẽ không giải quyết được nguyên nhân gốc rễ mọi vấn đề của họ. Đó có thể là các vấn đề về sức khỏe tâm thần và sẽ tốt hơn khi họ đến gặp những người có chuyên môn.
Hạn chế liên lạc
Video đang HOT
Đối với những người khiến bạn cạn kiệt năng lượng, tốt hơn hết là cố gắng hạn chế thời gian ở bên họ. Bạn có thể quyết định không trả lời tin nhắn của họ nếu họ nhắn cho bạn vào sáng sớm, tối muộn hoặc vào cuối tuần. Nếu họ đến gặp bạn trực tiếp, hãy nói với họ rằng bạn sẽ nghe họ nói nhưng bạn không có nhiều thời gian và có việc phải đi sớm. Nhớ rằng, điều này sẽ không khiến bạn trở thành người xấu. Bạn đang dùng thời gian và năng lượng của mình cho những việc khác ý nghĩa hơn.
Đặt ra ranh giới
Những người tiêu hao năng lượng của bạn thường không hiểu ranh giới của bạn. Họ có thể nói chuyện với bạn về những chủ đề mà bạn không cảm thấy thoải mái khi thảo luận, đến nhà bạn mà không hề báo trước hoặc gọi cho bạn than phiền về các vấn đề trong khi bạn đang làm việc.
Tùy thuộc vào mức độ thân thiết của bạn với người đó và mức độ năng lượng bạn sẵn sàng dành cho họ, hãy giải thích cho họ biết ranh giới của bạn là gì. Đừng tức giận hay căng thẳng nhưng hãy nhớ phải kiên quyết để đối phương hiểu được những điều bạn thực sự muốn nói.
Cân nhắc trách xa
Nếu bạn nhận thấy mối quan hệ với người đó thực sự ảnh hưởng rất tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của mình, khiến bạn thực sự đau khổ vì điều đó, bạn nên nghĩ đến việc để họ bước ra khỏi cuộc sống của mình. Nếu mối quan hệ này trở nên độc hại, họ lợi dụng bạn mà không hề sẵn sàng giúp đỡ bạn điều gì, đừng ngần ngại rời ra một người như thế.
Đừng quên chăm sóc bản thân
Nếu bạn vẫn muốn ở bên người đang khiến bạn cảm thấy kiệt quệ về mặt tình cảm, hãy chắc chắn rằng bạn cũng dành thời gian cho chính mình. Hãy sắp xếp thời gian để làm những điều thú vị, tự thường cho bản thân những trải nghiệm thú vị mà không có người đó. Đó sẽ là những lúc mà bạn không cần bận tâm về những lời than phiền cũng như vấn đề của người khác.
Giữ bình tĩnh
Một số người không phàn nàn về cuộc sống của họ mà họ luôn khoe khoang về điều đó. Họ muốn cảm thấy mình quan trọng và họ cần bạn xác nhận điều đó. Họ thậm chí có thể tỏ ra coi thường người khác để cảm thấy hài lòng về chính bản thân.
Nếu ai đó đang lãng phí thời gian và năng lượng của bạn theo cách này, hãy cố gắng đừng phản ứng quyết liệt. Họ muốn cảm thấy bản thân được trân trọng, vì vậy khi trả lời họ, bạn hãy nói điều gì đó tử tế trước rồi sau đó kèm theo quan điểm của mình.
Biến thành “tảng đá”
Những người rút cạn năng lượng của bạn thường sẽ nhìn vào cảm xúc phản ứng của bạn với những gì họ đang nói mà lựa theo. Vì vậy, nếu bạn muốn họ ngừng làm phiền mình, đừng thể hiện bất kỳ cảm xúc nào. Hãy coi mình như thể một “tảng đá”. Luôn trả lời thật ngắn gọn và thực tế. Bạn thậm chí có thể tỏ ra buồn chán, mệt mỏi hoặc ốm yếu và họ sẽ thấy rằng họ không đạt được những gì họ muốn từ bạn.
Nghiên cứu chứng minh trò chơi điện tử có thể giúp chữa trị trầm cảm và lo âu
Video game có tiềm năng trở thành công cụ thay thế hoặc kết hợp các liệu pháp trị liệu khác nhờ chi phí thấp, dễ tiếp cận, hiệu quả giúp giảm thiểu các vấn đề sức khỏe tâm lý.
Một nghiên cứu mới đến từ Lero, Trung tâm nghiên cứu về Phần mềm, Giáo dục Thể chất và Khoa học Thể thao thuộc Tổ chức Quỹ Khoa học Ai-len đã chỉ ra tại sao chơi game điện tử lại có thể giúp chữa trị nhiều vấn đề tâm lý nổi cộm bao gồm lo âu và trầm cảm. Nghiên cứu với mục đích đánh giá liệu trò chơi điện tử có lợi hay có hại đối với sức khỏe tinh thần, kết luận:
"Các trò chơi điện tử thương mại cho thấy tiềm năng trở thành công cụ thay thế hoặc kết hợp các liệu pháp trị liệu khác nhờ chi phí thấp, dễ tiếp cận, hiệu quả giúp giảm thiểu các vấn đề sức khỏe tâm lý."
Trong khi vẫn có nhiều tranh luận về các hiệu ứng lâu dài của trò chơi điện tử, bao gồm việc gia tăng khả năng nghiện cờ bạc hay kích thích xu hướng bạo lực, báo cáo đem lại một góc nhìn khác cho bức tranh toàn cảnh.
Chơi game đã trở thành một hoạt động quan trọng giúp nhiều người đối phó với những thử thách giãn cách xã hội trong năm 2020.
Trong năm đại dịch vừa qua, giải trí với game đã trở thành nơi an trú cho nhiều người. Bất kể câu hỏi liệu trò chơi điện tử là cách để trốn tránh thực tại hay là cách để đương đầu với các vấn đề tâm lý, chơi game đã trở thành một hoạt động quan trọng giúp nhiều người đối phó với những thử thách giãn cách xã hội trong năm 2020.
Các bệnh về tâm lý ảnh hưởng tới hơn 14% dân số toàn cầu. Do đó nhu cầu tiếp cận tới các công cụ chi phí thấp để giải quyết các vấn đề này trở nên cấp bách. May mắn thay, nghiên cứu này chứng minh trò chơi điện tử là một liệu pháp thay thế hay bổ sung hữu ích cho các liệu pháp trị liệu truyền thống. Không chỉ thế, giá trị then chốt của trò chơi điện tử còn nằm ở sự sẵn có của chúng.
Nghiên cứu cũng phát hiện các trò chơi điện tử thương mại (đối lập với các trò chơi được tạo ra với mục đích cải thiện sức khỏe tâm lý) không chỉ dễ tiếp cận, chúng còn kích thích tương tác xã hội, tăng cường khả năng nhận thức, điều hòa tâm trạng và phúc lợi tinh thần chung cho người chơi.
Các bằng chứng gần đây đã thể hiện video game có khả năng khơi gợi các cảm xúc tích cực như vui vẻ, hạnh phúc, biết ơn và cải thiện năng lực nhận thức cũng như kết nối xã hội ở người chơi.
Team Fortress, Mario Kart, Limbo, Rayman và Candy Crush là những trò chơi được nhắc đến như những tựa game tích cực nhất. Các tựa game nhập vai (RPG), phổ thông (casual), chiến thuật (strategy) và các game multiplayer cũng được cho là khá tích cực trong việc trị liệu các chứng bệnh như lo âu và trầm cảm.
" Các bằng chứng gần đây đã thể hiện video game có khả năng khơi gợi các cảm xúc tích cực như vui vẻ, hạnh phúc, biết ơn và cải thiện năng lực nhận thức cũng như kết nối xã hội ở người chơi " - theo báo cáo. Những ích lợi này trở nên quan trọng hơn hết trước những tác động tiêu cực đến từ đại dịch.
Nghiên cứu còn khuyến cáo sử dụng các tựa game thương mại như một cách tự điều trị khi không thể tiếp cận các phương pháp truyền thống, hoặc như một phương pháp bổ sung. Với giá thành thấp, sẵn có, gaming có tiềm năng thay đổi chất lượng cuộc sống của nhiều người.
Lãnh cảm sau sinh: Người chồng nên thấu hiểu Đón chào đứa con của mình sau 9 tháng 10 ngày là điều tuyệt vời nhất đối với tất cả các bà mẹ. Thế nhưng, cơ thể người phụ nữ phải trải qua một số thay đổi bên trong và bên ngoài, có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe tinh thần cũng như thể chất của họ. Đón chào đứa con...