Cách điều trị bọng mỡ quanh mắt
Chất béo tự nhiên, bao gồm cholesterol, có thể tạo thành các bọng mỡ xung quanh mí mắt, gọi là xanthelasmata.
ShutterStock
Mặc dù bọng mỡ thường vô hại, tuy nhiên đôi khi chúng là triệu chứng của tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, như rối loạn lipid máu, suy giáp, bệnh thận, bệnh gan hoặc tiểu đường.
Cùng xem xét các triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị tình trạng bị bọng mỡ trên mắt, theo Medicalnewstoday.
Triệu chứng
Xanthelasmata có thể chỉ ra tình trạng cholesterol cao. Bọng mỡ là các khối bọng mềm, phẳng, màu vàng nhạt. Chúng có xu hướng xuất hiện trên mí mắt trên và dưới, gần góc trong của mắt, và thường phát triển đối xứng xung quanh cả hai mắt.
Những bọng mỡ này có thể có cùng kích thước hoặc phát triển rất chậm theo thời gian. Đôi khi các bọng mỡ này liên kết với nhau để tạo thành bọng mỡ lớn hơn.
Xanthelasmata thường không đau hoặc ngứa. Chúng hiếm khi ảnh hưởng đến chuyển động của mắt hoặc mí mắt nhưng đôi khi làm cho mí mắt bị sụp xuống, làm mất thẩm mỹ, theo Medicalnewstoday.
Nguyên nhân
Cholesterol có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng có xu hướng phát triển nhiều hơn ở tuổi trung niên. Phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. Cộng đồng y tế chưa biết chắc về nguyên nhân chính xác của các bọng mỡ này.
Tuy nhiên, xanthelasma có liên quan đến mức lipid bất thường trong máu, được gọi là rối loạn lipid máu.
Rối loạn lipid máu làm tăng nguy cơ cholesterol tích tụ trên thành động mạch. Sự tích tụ này có thể hạn chế lưu lượng máu đến tim, não và các khu vực khác của cơ thể. Nó cũng làm tăng nguy cơ đau thắt ngực, đau tim, đột quỵ và bệnh động mạch ngoại vi. Rối loạn lipid máu có liên quan đến các rối loạn mang yếu tố di truyền, theo Medicalnewstoday.
Một người có một trong các rối loạn mang yếu tố di truyền, có thể có mức lipid cao bất thường mặc dù có sức khỏe tốt. Yếu tố di truyền là nguyên nhân chính của rối loạn lipid máu.
Nguyên nhân thứ cấp của rối loạn lipid máu có thể bao gồm các yếu tố liên quan đến lối sống, như: Chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa và cholesterol; Thừa cân hoặc béo phì; Không tập thể dục hoặc hoạt động thể chất; Uống đồ uống có cồn quá mức; Hút thuốc lá.
Các yếu tố nguy cơ khác cho rối loạn lipid máu bao gồm: Bệnh tiểu đường, bệnh thận mạn tính, suy giáp, huyết áp cao, x gan mật nguyên phát và một số chứng rối loạn gan khác, tiền sử gia đình đột quỵ hoặc bệnh tim; một số loại thuốc, bao gồm thuốc chẹn bêta, thuốc tránh thai đường uống, retinoid và steroid đồng hóa…
Một nghiên cứu cho thấy bọng mỡ trên mí mắt có liên quan với tăng nguy cơ đau tim và bệnh tim, ngay cả ở những người có mức lipid bình thường, theo Medicalnewstoday.
Chẩn đoán
Video đang HOT
Người bị bọng mỡ nên đi bác sĩ để kiểm tra mức độ lipid trong cơ thể.
Xanthelasmata thường dễ nhận thấy bằng mắt thường. Nếu bác sĩ không chắc chắn, có thể gửi mẫu đi phân tích.
Bác sĩ cũng có thể xét nghiệm bệnh tiểu đường và chức năng gan, nguy cơ tim mạch cho người bị bọng mỡ.
Điều trị
Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm mức cholesterol LDL và chất béo trung tính.
Bọng mỡ quanh mắt có thể được phẫu thuật cắt bỏ vì lý do thẩm mỹ.
Bọng mỡ rất có khả năng tái phát sau khi loại bỏ, đặc biệt là ở những người có cholesterol cao.
Bình thường hóa mức lipid hầu như không ảnh hưởng đến bọng mỡ. Tuy nhiên, điều trị rối loạn lipid máu là điều cần thiết, bởi vì nó có thể làm giảm nguy cơ các vấn đề về tim mạch. Việc điều trị cũng giúp ngăn ngừa các bọng mỡ khác tiếp tục xuất hiện và phát triển.
Bác sĩ thường điều trị rối loạn lipid máu bằng cách khuyến nghị lối sống và thay đổi chế độ ăn uống. Bác sĩ hoặc chuyên viên dinh dưỡng có thể đề nghị một chương trình điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể, theo Medicalnewstoday.
Các đề xuất có thể bao gồm:
Giảm cân
Thừa cân hoặc béo phì có thể làm tăng mức cholesterol LDL và chất béo trung tính. Các phương pháp giảm cân lành mạnh có thể áp dụng cho người thừa cân, mắc chứng rối loạn lipid máu.
Ăn uống lành mạnh
Người bị rối loạn lipid máu nên ăn một chế độ ăn uống cân bằng ít chất béo. Nên ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Những thực phẩm này ít chất béo và không chứa cholesterol.
Thực phẩm cần tránh bao gồm: Sữa nguyên kem; bơ, pho mát và kem; thịt mỡ và mỡ heo; bánh ngọt và bánh quy.
Nên tiêu thụ chất béo trong cá, hạt, dầu thực vật.
Thực phẩm giàu chất xơ hòa tan cũng có thể giúp giảm cholesterol. Bao gồm: Các loại đậu, yến mạch và lúa mạch, gạo nguyên cám hay gạo lứt, trái cây họ cam quýt.
Tập thể dục thường xuyên
Hoạt động thể chất thường xuyên cũng rất cần thiết trong điều trị rối loạn lipid máu. Các hoạt động như đi bộ nhanh, đi xe đạp, bơi lội và chạy bộ cũng có thể cải thiện sức khỏe tim mạch và giúp duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, theo Medicalnewstoday.
Giảm uống đồ có cồn
Uống quá nhiều đồ uống có cồn có thể làm tăng cholesterol và chất béo trung tính.
Các sản phẩm thuốc lá có thể làm tăng cholesterol LDL và ức chế những tác động tích cực của cholesterol HDL. Dùng thuốc hạ lipid
Bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc hạ lipid máu, chẳng hạn như statin, ezetimibe hoặc niacin.
Theo thanhnien
Sự thật kỳ lạ đằng sau hiện tượng "nước mắt cá sấu" của trẻ sơ sinh - gào khóc mấy cũng không thấy nước mắt
Những em bé mới chào đời khóc rất nhiều. Ai cũng biết điều này. Nhưng trừ khi bạn quan sát thật kỹ, bạn có thể không nhận ra, trẻ sơ sinh khóc mà thực sự chẳng rớt chút nước mắt nào.
Đúng là như vậy. Bất kể bé có khó chịu thế nào, đôi má bầu bĩnh vẫn... khô cong. Tại sao trẻ sơ sinh khóc mà không kèm nước mắt? Và tới thời điểm nào thì hiện tượng "nước mắt cá sấu" này mới thay đổi?
Tiến sĩ Phillipa Sharwood, bác sĩ nhãn khoa nhi nổi tiếng ở Australia đã hé lộ lý do thú vị đằng sau hiện tượng này.
Tại sao trẻ sơ sinh khóc không ra nước mắt?
Hiện tượng "nước mắt cá sấu" của trẻ sơ sinh có liên quan tới tuyến lệ. Đây là những cơ quan rất nhỏ, có hình dáng như quả hạnh nhân, nằm bên dưới mi mắt trên, ngay phía trên cầu mắt và chịu trách nhiệm sản sinh ra nước mắt.
Khi chào đời, trẻ sơ sinh không tiết ra lượng nước mắt như trẻ lớn và người đã trưởng thành, bởi tuyến lệ của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiện (Ảnh minh họa).
Tiến sĩ Sharwood giải thích: " Nó gần như là một đám mây tạo mưa vậy. Nước mắt sau đó tràn khắp mắt và có một hệ thống thoát nước (ống lệ) ở góc trong của mắt, đi thẳng vào mũi. Lượng nước mắt mà chúng ta thực sự khóc - như trong trường hợp lượng nước mắt tuôn rơi xuống má - phụ thuộc vào độ tốt của ống lệ, chứ không phải lượng nước mắt tuyến lệ sản sinh".
Trong trường hợp trẻ sơ sinh, theo Tiến sĩ Sharwood, lượng nước mắt được tiết ra có giới hạn: " Khi chào đời, trẻ sơ sinh không tiết ra lượng nước mắt như trẻ lớn và người đã trưởng thành, bởi tuyến lệ của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiện".
Điều đó có nghĩa là mắt trẻ sơ sinh bị khô và dễ kích ứng? Câu trả lời là "không".
Tiến sĩ Sharwood nhấn mạnh: " Nước mắt có một vài dạng khác nhau. Có một mức độ chuẩn giúp mắt giữ được độ ẩm và khỏe mạnh. Trẻ sơ sinh đạt được mức chuẩn này. Dạng tiếp theo là nước mắt phản xạ được hình thành khi có thứ gì đó trong mắt bạn hoặc khi bạn ho/hắt hơi. Chúng bắt đầu phát triển trong vài tuần đầu tiên sau sinh. Và cuối cùng là nước mắt cảm xúc".
Chính loại nước mắt cảm xúc này là thứ mà các bé sơ sinh còn thiếu. Nước mắt trào ra do tác động của cảm xúc được sản sinh với lượng lớn hơn. Và tuyến lệ vẫn còn chưa hoàn thiện của bé đơn giản là chưa làm được việc này, tức là chưa tiết đủ nước mắt.
Khi nào trẻ sơ sinh bắt đầu khóc ra nước mắt?
Khoảng 2 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu khóc có nước mắt (Ảnh minh họa)
" Trẻ sơ sinh thường không tiết đủ nước mắt từ tuyến lệ của mình để có những giọt nước mắt trọn vẹn cảm xúc, ít nhất là khoảng 2 tháng sau sinh. Nhưng mốc thời gian này có thể khác nhau ở từng bé. Một số trẻ chỉ cần 1 tháng để khóc ra nước mắt. Một số khác có thể cần tới 7-8 tháng", Tiến sĩ Sharwood cho biết.
Tiến sĩ Sharwood cũng lưu ý rằng, có một số lượng rất nhỏ những đứa trẻ không bao giờ có thể sản sinh ra lượng nước mắt phù hợp. Cô nhấn mạnh thêm rằng, những trường hợp này là cực kỳ hiếm, tuy nhiên: " Chỉ cần trẻ có đôi mắt đẹp, trong và dễ chịu thì các bạn chẳng có gì phải lo lắng".
Còn trường hợp trẻ chảy nước mắt nhưng không khóc?
Theo cơ quan Dịch vụ y tế quốc gia Anh (NHS), phần lớn trẻ sơ sinh bắt đầu khóc từ khoảng 2 tuần tuổi trở đi. Chúng ta không thực sự biết lý do tại sao trẻ sơ sinh chào đời mà chức năng ống lệ lại chưa hoàn thiện. Nhưng sự thiếu sót này có thể thực sự gây rắc rối cho những bé tiết ra nước mắt mà không có hệ thống thoát nước phù hợp.
Ống lệ vận hành như hệ thống thoát nước của mắt. Khi tiết nước mắt, chúng ta cần nơi nào đó để thải toàn bộ dung dịch đó và thông thường, nó sẽ tràn ra khóe mắt rồi chảy xuống mũi.
Loại trừ nguyên nhân do tức giận hay buồn bã, chúng ta tiết nước mắt để đảm bảo độ ẩm cho mắt và giúp mắt khỏi bám bụi, bẩn. Mỗi lần bạn chớp mắt, sẽ giống như cần gạt nước trên kính xe ô tô, có tác dụng đẩy nước mắt lan khắp cầu mắt và đi vào ống lệ để thoát xuống mũi. Nhưng nếu bạn vẫn chưa hoàn thiện chức năng ống lệ thì số dung dịch này sẽ tràn lên mi mắt rồi chảy xuống má - như một ly nước tràn đầy.
Một trẻ bị tắc ống lệ dẫn đến hiện tượng chảy nước mắt mà không hề khóc (Ảnh minh họa).
Trẻ sơ sinh có thể bị tắc ống lệ. Điều này có nghĩa là nước mắt không có đường thoát hợp lý và nó có thể khiến bé bị tắc lệ đạo.
NHS cho biết: " Triệu chứng chính là mắt đầy nước. Nước mắt đổ vào khóe mắt, tràn xuống má. Hiện tượng này xảy ra ngay cả khi trẻ không khóc. Triệu chứng có thể nặng hơn khi bé bị cảm hoặc trong thời tiết giá lạnh, khi lượng nước mắt được sản sinh tăng lên. Đôi khi, mắt trẻ nhìn như bị dính mi hoặc đùn ghèn khi bé thức dậy. Có lúc, mắt bé lại có chút sắc hồng. Đó có thể là dấu hiệu bé bị viêm kết mạc hoặc viêm màng mắt".
Nếu mắt con bạn bị dính mi hoặc đổ ghèn khi thức dậy, tất cả những gì bạn cần làm là nhẹ nhàng lau mắt cho bé bằng bông thấm nước đun sôi để nguội.
Bác sĩ có thể mát-xa mắt cho bé để kích thích ống lệ mở. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn, bác sĩ có thể đề nghị giải pháp phẫu thuật. " Đôi khi, ống lệ chưa mở ra trước khi trẻ 1 tuổi. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể gợi ý mở ống lệ bằng một ống dò nhỏ xíu. Việc này được thực hiện khi bé đã được gây mê. Với một số trường hợp khác, bác sĩ có thể cấy một ống thoát tí hon vào ống lệ của bé để giúp nó mở một cách phù hợp", NHS cho biết.
Nguồn: The sun, Mama
Tại sao bạn có thể ho nhiều hơn khi bỏ hút thuốc lần đầu tiên? Các lông mao của phổi sẽ bắt đầu mọc lại và tái tăng cường chức năng bình thường rất nhanh sau khi bạn bỏ hút thuốc. Đây là lý do có thể khiến bạn ho nhiều hơn khi bỏ hút thuốc lần đầu tiên. Sự tái phục hồi hệ thống lông mao Hệ thống lông mao của phổi có tác dụng lọc bụi...