Cách dạy lạ của ‘trường thủ khoa’
Với 11 học sinh đỗ thủ khoa các trường đại học trong toàn quốc, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ trở thành “ trường thủ khoa”. Theo các giáo viên ở đây thì nhà trường có những phương pháp giảng dạy rất khác biệt.
Biến tác phẩm thành tiểu phẩm
Thầy Nguyễn Phú Chiến, Phó Hiệu trưởng trường chuyên Ngoại ngữ (thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội) khoe: Bên cạnh con số 100% học sinh của trường đỗ vào những trường đại học tốp đầu, số học sinh của trường đỗ thủ khoa trong kỳ thi đại học hằng năm đều trên dưới 10 em. Năm 2011, trong số 12 em đỗ đầu các ngành, đã có hơn một nửa ẵm ngôi vị thủ khoa. Còn năm 2012, nhà trường có 11 thủ khoa.
Phương pháp dạy “lạ” được điểm qua như môn văn thì có cách dạy khá lý thú là “Trả tác phẩm cho học sinh”, môn ngoại ngữ có chương trình “Sắc màu ngoại ngữ” là nơi thể hiện tình yêu ngoại ngữ và văn hóa ngôn ngữ mình đang học…
Phương pháp dạy văn ở đây được coi là một “đặc sản” được rất nhiều học sinh hào hứng. Em Lê Minh Phương, học sinh Trường THPT Chuyên ngữ chia sẻ: “Em thấy trước đây hoặc ngay cả hiện nay dạy học văn ở một số trường vẫn còn theo kiểu đọc chép tràn lan nên không thực sự hiệu quả. Ở lớp, chúng em đã được tiếp xúc với một cách học có hiệu quả hơn nhiều, đó là học theo phương pháp “trả tác phẩm về cho học sinh”.
Có nghĩa là thay việc thầy diễn giảng “chay” bằng việc để học sinh diễn xuất thành tiểu phẩm. Có thể là đóng kịch, quay phim, viết bài tiểu luận. Giờ học văn thường chia ra các nhóm. Mỗi nhóm gồm 6-8 học sinh và theo thứ tự chuẩn bị các bài trong sách giáo khoa văn học. Mỗi học kỳ sẽ chọn ra 4-6 tác phẩm để học sinh thử tài.
Trong khoảng thời gian 2 tuần để chuẩn bị, mỗi nhóm sẽ có hai tiết trình bày trước lớp tác phẩm của nhóm gồm: phần diễn tác phẩm, thuyết trình các bài có liên quan đến tác phẩm, phần trọng tâm và thu hút đông đảo các thành viên trong lớp là thảo luận, thời gian còn lại dành cho thầy nhận xét, đánh giá, cho điểm và khắc sâu kiến thức cơ bản. Khi học các môn ngoại ngữ, các em được chia đôi lớp theo sở thích để học từng môn ngoại ngữ.
Tẩy chay phương pháp đọc chép được coi là cách làm thành công ở “ngôi trường thủ khoa”.
Video đang HOT
Học nhóm, phân loại đối tượng
Một trong những cách dạy khác lạ nữa là việc dạy và học ở đây được phân loại theo nhóm đối tượng. Trong cùng một nhóm thì năng lực học tập và tiếp nhận của các em là tương đương nhau. Vì thế, các em dễ dàng tiếp thu, trao đổi và tự kiểm tra lẫn nhau. Chẳng hạn, với môn Toán, các em sẽ có bài kiểm tra chung cả khối, thay vì học sinh lớp nào biết lớp ấy. Từ cách thi đó, trường nắm bắt được trình độ học sinh và đưa ra cách giảng dạy phù hợp.
Kỳ thi học kỳ được trường tổ chức như như một kỳ thi đại học nhỏ, học sinh toàn trường được xếp lớp thi theo số báo danh. Cách làm ấy không chỉ rèn luyện tâm lý thi cử mà khiến học sinh ý thức hơn việc học của mình.
Theo thầy Nguyễn Phú Chiến, tẩy chay phương pháp đọc chép được coi là một cách làm thành công ở ngôi trường thủ khoa này. Giáo viên không phải là cái máy đọc. Thay vì ra rả những kiến thức đã có sẵn, giáo viên có nhiệm vụ giúp học sinh hệ thống kiến thức và tiếp cận cách nghiên cứu tài liệu. Khi học sinh đã đọc, đã nắm được những kiến thức cơ bản, việc đào sâu với những kiến thức tiếp theo là điều dễ dàng.
Ngay trong giáo viên cũng có phong trào thi đua, cải tiến cách giảng dạy, sáng tạo trong phương pháp truyền đạt tạo ra sự hứng thú cho học sinh. Ngoài giờ học căng thẳng, học sinh được tham gia các trò chơi, dã ngoại… để tinh thần sảng khoái, tiếp thu bài học tốt hơn.
“Người thầy có khiếu hài hước, khả năng truyền đạt biến vấn đề khó thành dễ, biến giờ học 3 tiếng thành cảm giác 30 phút, lôi cuốn học sinh tới bài giảng. Hay như những thầy cô có phong cách giảng dạy ân cần, quan tâm chăm sóc như người mẹ đối với con khiến học sinh quý cô, coi cô như mẹ và vì yêu quý cô nên yêu luôn môn học của các cô. Hai phong cách giảng dạy này của thầy cô trường Chuyên Ngoại ngữ khiến học trò “thích mê”", Nguyệt Minh, thủ khoa Đại học Ngoại ngữ chia sẻ.
Theo thầy Nguyễn Phú Chiến thì điều đầu tiên quyết định chất lượng học sinh ở đây là có đầu vào tốt. Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của nhà trường thường rất căng thẳng với mức độ đề thi khó. Khi đã trải qua kỳ thi thì từng em được quan tâm rất chu đáo.
Theo Kiến Thức
Chuyện ít biết về những GV dạy tiếng Ê-đê
"Soạn giáo án bằng tiếng Ê-đê có lẽ là nỗi "ám ảnh" đối với những GV mới nhận công tác, nhất là đánh phông chữ tiếng Ê-đê vô cùng khó khăn, nhiều chữ cái phức tạp, khó gõ.... phải kiên nhẫn làm quen và học hỏi các GV đi trước mới có thể rành mạch được".
Đó là tâm sự của H'loen Byă - giáo viên (GV) dạy tiếng Ê-đê tại Trường tiểu học Lê Lợi (xã Ea Na, huyện Krông Ana, Đắk Lắk).
Vốn là những GV dạy Toán, GV dạy tổng hợp rồi như một "định mệnh" đã đưa họ đứng trên bục giảng dạy tiếng Ê-đê cho chính con em, người đồng bào dân tộc mnìh. Câu chuyện về GV dạy tiếng tiếng Ê-đê tại Đắk Lắk phần nào cho thấy những khó khăn trong công tác giảng dạy thứ tiếng này đến HS người đồng bào dân tộc.
Từ GV Toán chuyển sang GV dạy tiếng Ê-đê
Có lẽ đến bây giờ thầy trò Trường THCS Tô Hiệu (huyện Krông Ana, Đắk Lắk) vẫn không quên những kỷ niệm đẹp đối với cô giáo H'loen Byă (46 tuổi) - người có một thời gian dài tham gia giảng dạy môn Toán tại trường. Ngày cô H'loen Byă bịn rịn chia tay trường để chuyển sang công tác tại một trường tiểu học và phụ trách một chuyên môn hoàn toàn chưa hề được đào tạo bài bản là dạy tiếng Ê-đê khiến cả trường rất ngạc nhiên. Lý do chỉ đơn giản vì địa phương này GV dạy tiếng Ê-đê còn thiếu, trong khi số lượng trường lớp và HS học tiếng Ê-đê ngày càng nhiều đã khiến cô H'loen Byă bao đêm trằn trọc về lời đề nghị chuyển công tác của một lãnh đạo Phòng Giáo dục huyện Krông Ana khi hàng trăm HS người đồng bào Ê-đê đang từng ngày chờ mong được học tiếng mẹ đẻ.
"Có một lần tôi đi vào Phòng Giáo dục, Trưởng phòng Giáo dục đặt vấn đề hiện tại GV dạy tiếng Ê-đê còn thiếu rất nhiều. Chỗ cô dạy nếu cô đi thì sẽ có người sẽ thay thế, còn chỗ đang cần thì lại không có. Trong khi các em HS người đồng bào Ê-đê đang chờ mong tiếng mẹ đẻ thì không ai đến dạy. Nghe vậy, như chạm vào lòng tự ái và cảm thấy thương trò vô cùng... Tôi quyết định nhận lời chuyển sang dạy tiếng Ê-đê cho HS Tiểu học" - cô giáo H'loen Byă tâm sự.
Một lớp tập huấn bồi dưỡng dạy tiếng Ê-đê tại tỉnh Đắk Lắk.
Không được đào tạo bài bản, thời gian đầu tham gia giảng dạy tiếng Ê-đê tại Trường tiểu học Lê Lợi (xã Ea Na, huyện Krông Ana) với cô H'loen Byă là cả một đoạn trường gian nan. Sau những buổi học đầu tiên, cô H'loen Byă lại tìm đến các thầy cô giáo có chuyên môn vững vàng để học hỏi phương pháp giảng dạy, mà theo cô, là đi từng bước như học phương pháp phổ thông tiếng Việt.
Khi được hỏi khó khăn nhất trong những ngày đầu tham gia giảng dạy tiếng Ê-đê, cô H'loen Byă tâm sự: "Soạn giáo án bằng tiếng Ê-đê có lẽ là nỗi "ám ảnh" đối với những GV mới nhận công tác, nhất là đánh phông chữ tiếng Ê-đê vô cùng khó khăn, nhiều chữ cái phức tạp, khó gõ nhiều khi rối như tơ vò.... phải kiên nhẫn một thời gian làm quen và học hỏi các GV đi trước mới có thể rành mạch được".
"Cho HS viết được tiếng mẹ đẻ, đọc được tiêng mẹ đẻ, thấy được cái hay tiếng trong mẹ đẻ đúng bằng văn phạm khi viết là một quá trình vô cùng gian nạn và lâu dài. Bởi viết đúng văn phạm tiếng Ê-đê là vô cùng khó. Nên khi các em thành thạo các kỹ năng này là niềm vui mừng khôn xiết của GV dạy tiếng Ê-đê chúng tôi", cô H'loen Byă nói về niềm vui của cô cũng như bao GV khác khi tham gia giảng dạy tiếng Ê-đê cho con em người đồng bào dân tộc mình.
Dạy song ngữ Ê-đê - Việt
Cô giáo H'zen H'mok (49 tuổi, xã Ea Bhôk, huyện Cư Kuin, Đắk Lắk) đã có một thời gian dài đảm trách công tác dạy song ngữ Ê-đê - Việt tại Trường tiểu học Phạm Hồng Thái (xã Ea Bhôk, huyện Cư Kuin). Cô tâm sự tại địa bàn cô phụ trách khó khăn nhất trong công tác dạy tiếng Ê-đê là vận động các em đến trường và duy trì sĩ số. "Thực tế số lượng các em theo học bộ môn này rất ít khi các em buổi sáng đến trường theo học chính khóa, buổi chiều lại đi học tiếng Ê-đê nên nhiều em bỏ dở việc học tiếng mẹ đẻ giữ chừng. Để làm tốt công tác dạy tiếng Ê-đê, ngoài công tác vận động, thay đổi cách nghĩ trong mỗi em, GV chúng tôi cũng luôn cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy, tạo hứng thú tích cực cho các em khi học bộ môn này".
Dù có nhiều năm giảng dạy tiếng Ê-đê nhưng nhiều GV vẫn tham gia các lớp bồi dưỡng dạy tiếng Ê-đê để nâng cao chuyên môn.
Theo số liệu từ Ban Nghiên cứu Giáo dục học sinh dân tộc (trực thuộc Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk) cho biết, tính đến cuối năm học 2011 - 2012, toàn tỉnh Đắk Lắk có 14 huyện, thị xã, thành phố triển khai học tiếng Ê-đê ở 85 trường Tiểu học, 526 lớp, 11.629 HS và 14 trường PTDTNT với 39 lớp, 1.424 HS THCS học tiếng Ê-đê. Có 97 GV Tiểu học và 13 GV THCS dạy tiếng Ê-đê.
Được biết, tại Đắk Lắk nhiều GV dù đã đến tuổi về hưu nhưng vẫn miệt mài với công việc dạy tiếng Ê-đê cho HS. Hiện tỉnh này số lượng GV dạy tiếng Ê-đê vẫn còn thiếu so với nhu cầu chất lượng giảng dạy vẫn còn hạn chế do cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học, tài liệu sách tham khảo phục vụ việc dạy - học còn thiếu việc thẩm định bộ SGK tiếng Ê-đê cho đến nay vẫn chưa hoàn chỉnh.
Viết Hảo
Theo dân trí
Năm học mới: Đảm bảo đủ chỗ học TP.HCM vân đang đôi mặt với viêc tăng dân sô cơ học, thiêu trường lớp, giáo viên, vân đê nóng đâu năm học mới như các khoản thu đâu năm, đôi mới phương pháp giảng dạy. Ngày 12/8, Sở GD&ĐT TP.HCM đã tông kêt năm học 2011-2012 và đê ra phương hướng nhiêm vụ năm học 2012-2013. Những vân đê nóng đâu năm...