Cách đặt câu hỏi khi không nghe hiểu người bản xứ
Người bản xứ thường không nói “I don’t understand” vì khiếm nhã, mất tự nhiên, thay vào đó họ dùng “Sorry?” hoặc “Can you repeat that?”.
Khi không nghe hiểu lời của người bản xứ, người học tiếng Anh thường nói: “What?” (Cái gì), “I didn’t/don’t understand” (Tôi không hiểu). Nhiều người run không nói thành lời nên chỉ nhìn người nói một cách bối rối, dùng ngôn ngữ cơ thể hoặc cầu cứu mọi người xung quanh. Đây là những phản ứng thường thấy của người chưa thành thạo tiếng Anh.
Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng những câu trả lời như vậy vì chúng bị coi là thiếu tinh tế, cản trở khả năng giao tiếp. Cho đến khi có thể hòa nhập, giao tiếp tốt với người bản xứ, bạn có thể sử dụng những cách sau để biểu đạt rằng bạn không hiểu lời của đối phương.
1. Sorry? Excuse me? Pardon?
Khi bạn không hiểu người bản xứ đang nói gì, hãy nghiêng người về phía trước và nói “Sorry?” hoặc “Excuse me, pardon”, đều có nghĩa là xin lỗi. Đôi khi người Anh sử dụng từ “What?” nhưng nó hơi khiếm nhã vì giống như bạn đang nói chuyện cộc lốc với đối phương. Khi nói “What”, người bản ngữ thường không phát âm chữ “t” ở cuối, nhưng người học không chú ý điều này nên có thể khiến cuộc nói chuyện mất tự nhiên.
2. Can you repeat that?
Nếu chưa nghe rõ, bạn có thể yêu cầu đối phương nhắc lại bằng các câu hỏi như: “Can you repeat that?”, “Can you speak slower?”, “Can you speak more slowly?”. Người bản ngữ rất sẵn lòng nhắc lại lời nói, nhưng bạn cần phải thể hiện mong muốn của mình.
Ảnh: Shutterstock.
3. What does “said word” mean?
Câu hỏi này đặc biệt quan trọng với người học tiếng Anh sơ cấp hoặc trung cấp khi bạn bỏ sót một từ và không muốn người nói phải lặp lại cả câu. Từ câu hỏi nhỏ này, người nói sẽ giải thích lại từ chưa hiểu (said word) cho bạn. Đây cũng là cách cải thiện vốn từ vựng của bạn và thể hiện rằng bạn đang quan tâm đến cuộc trò chuyện.
Bạn cũng nên chú ý phát âm đúng để lặp lại từ này. Nhiều người thường dùng câu hỏi “What does that mean”, trong đó từ “that” thay thế cho từ chưa hiểu. Tuy nhiên, bạn nên thay “said word” bằng từ cụ thể mà bạn muốn hiểu rõ.
Video đang HOT
4. How do you say “said word”?
Khi không biết cách phát âm một từ tiếng Anh bất kỳ, bạn có thể hỏi lại đối phương “How do you say “said word”?”, trong đó “said word” là từ bạn chưa nghe rõ. Cách hỏi “How do you pronounce said word? (Bạn phát âm từ này như thế nào?) hoặc “How do you spell said word?” (Bạn đọc từ này như thế nào?) mang nghĩa tương tự.
5. What do you mean?
Câu hỏi này thể hiện bạn hiểu điều đối phương đang nói nhưng chưa nắm rõ ý nghĩa đằng sau. Dù bạn thực sự không hiểu, hãy đặt câu hỏi như vậy để yêu cầu người nói giải thích hoặc diễn đạt lại. Điều này có thể giúp bạn bớt xấu hổ vì không hiểu rõ.
Người bản xứ thường hạn chế nói “I don’t understand” (Tôi không hiểu) vì nghe cứng nhắc, không phổ biến. Đặc biệt người Mỹ thích giao tiếp chủ động, trực tiếp nên họ sẽ hỏi “What do you mean” để kéo dài mạch trò chuyện.
6. (Do you) know what I mean?
Ngoài ra, khi muốn biết đối phương có hiểu những điều bạn nói, hãy sử dụng câu nghi vấn “Do you know what I mean” hoặc “Do you know what I’m saying”.
7. Ngôn ngữ cơ thể và thái độ tự tin
Các nhà tâm lý học ước tính 50-80% việc giao tiếp được thực hiện thông qua ngôn ngữ cơ thể. Nếu bạn sợ hãi, ngôn ngữ cơ thể sẽ truyền đạt lại tâm trạng này cho đối phương, khiến việc giao tiếp của bạn bị hạn chế. Ngược lại, nếu có thái độ học hỏi, tự tin, bạn sẽ thu hút sự chú ý về mình.
Khi giao tiếp với người bản xứ, bạn không nên bắt chéo tay hoặc chân. Khi không hiểu, hãy nghiêng người về phía trước, sử dụng những câu hỏi trên.
Phòng ngừa và điều trị "nghiện" Internet ở thanh thiếu niên
Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, vai trò chủ chốt của người lao động đang dần bị thay thế bởi các dây chuyền được tự động hóa với sự tham gia của robot và máy móc công nghệ cao.
Điều này đặt ra cho người lao động những thách thức ngày càng lớn trong thị trường việc làm. Nhằm góp phần hỗ trợ cho các sinh viên định hình và chuẩn bị sẵn sàng hành trang cho sự nghiệp tương lai của mình, mới đây, Học viện Phụ nữ Việt Nam và Phân hiệu Học viện Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm hướng nghiệp với chủ đề: "Hành trang và cơ hội việc làm cho sinh viên trong cách mạng Công nghiệp 4.0" và Hội thảo khoa học "nghiện" Internet ở thanh - thiếu niên Việt Nam: Thực trạng và giải pháp dành cho sinh viên học viện.
Hiện nay ở Việt Nam, quyền có việc làm đang chịu nhiều tác động của công nghiệp 4.0. Theo dự báo của tổ chức Lao động quốc tế (ILO), 86% lao động ngành dệt may và da giày ở Việt Nam sẽ bị mất việc trong vòng 15 năm tới.
Những ngành khác có rủi ro cao như: nông, lâm và thủy sản, công nghiệp chế biến, chế tạo... cũng rơi vào tình trạng tương tự. Làm thế nào để thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bảo đảm quyền có việc làm cho người lao động là một bài toán đang đặt ra nhiều thách thức.
Hướng nghiệp cho sinh viên thời 4.0
Tọa đàm "Hành trang và cơ hội việc làm cho sinh viên trong cách mạng Công nghiệp 4.0" hướng nghiệp là một hoạt động được Phòng Công tác sinh viên của Học viện tổ chức thường niên với những chủ đề đa dạng và mang tính thời sự.
Khách mời của buổi tọa đàm là nhà báo Nguyễn Tuấn Anh - Trưởng ban Sinh viên, báo Tiền Phong; Bà Nguyễn Thúy Bình - Phó trưởng phòng Thông tin Thị trường Lao động, Trung tâm dịch vụ Việc làm Hà Nội. Về phía Học viện Phụ nữ Việt Nam có sự tham dự của PGS.TS. Trần Quang Tiến - Giám đốc Học viện; lãnh đạo các khoa, phòng, trung tâm. Ngoài ra, hội thảo còn có sự tham dự của đông đảo sinh viên của học viện, đặc biệt là các bạn sinh viên năm 3, năm 4 đang rất cần những thông tin hữu ích cho hành trang vào đời của mình.
Phát biểu khai mạc tọa đàm, PGS.TS. Trần Quang Tiến gửi lời cảm ơn các vị khách mời đã dành thời gian đến Học viện để chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm và mở ra cơ hội tìm kiếm việc làm dành cho các bạn sinh viên trong thời đại 4.0.
Giám đốc Trần Quang Tiến cũng nhấn mạnh: Học viện đã trao cho các em cơ hội tiếp cận với các ngành học phù hợp với xu thế của thời đại hiện nay như: Truyền thông đa phương tiện, Quản trị du lịch & lữ hành, Luật, Giới và Phát triển, Tâm lý học...Việc chuẩn bị kiến thức, hành trang để thích ứng với xu thế phát triển của thời đại chính là yêu cầu tiên quyết của thành công. Thầy mong các em tự tích lũy vốn liếng tri thức, kỹ năng, học hỏi kinh nghiệm để biến thách thức thành cơ hội và trở thành niềm tự hào của gia đình, nhà trường, xã hội.
Các diễn giả chia sẻ tại toạ đàm. Ảnh: Xuân Quỳnh
Tại tọa đàm, Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh đã chia sẻ chung về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong đó nhấn mạnh sự thay đổi mà nó mang lại cho xã hội. Những thách thức đối với cộng đồng Startup trong việc bắt kịp công nghệ cách mạng công nghiệp 4.0, khó khăn về nhân lực, thị trường, khách hàng. Cách mạng 4.0 đã đặt con người trước cuộc cạnh tranh việc làm và chinh phục trí tuệ nhân tạo, robot. Câu hỏi được đặt ra là: Sinh viên đang chuẩn bị tốt nghiệp cần phải làm gì để có thể thích nghi và tự tin đương đầu với thử thách?
Cùng tham gia trao đổi với sinh viên, bà Nguyễn Thúy Bình đã chia sẻ các thông tin mang tính thời sự về thị trường lao động; Thông tin về các nhóm ngành nào sẽ có nhu cầu tuyển dụng cao và đang được chú trọng trong giai đoạn hiện tại; Thông tin về xu hướng ngành nghề trong giai đoạn hội nhập quốc tế; Những hạn chế của sinh viên mới tốt nghiệp bước vào thị trường lao động; Cơ hội việc làm của sinh viên trong thời đại công nghiệp 4.0; Phương án vượt qua những rào cản và thích nghi với cuộc cách mạng 4.0...
Sau phần trả lời các câu hỏi của sinh viên, các chuyên gia cũng chia sẻ thêm nhiều thông tin bổ ích sau khi tốt nghiệp, những yêu cầu, điều kiện và quyền lợi của các bạn khi làm việc tại các doanh nghiệp. Những thắc mắc của các bạn sinh viên về công việc cũng như các vấn đề về chuyên môn, phúc lợi khi xin việc...đều được các vị khách mời trả lời một cách tường tận và thoả đáng. Ngoài ra, các chuyên gia cũng trực tiếp mang đến những cơ hội việc làm trong nhiều lĩnh vực khác nhau để sinh viên học viện cùng thử sức.
Phòng ngừa và điều trị "nghiện" Internet ở thanh - thiếu niên Việt Nam
Hội thảo đã thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu là giảng viên của các trường Đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như: Đại học Y Dược, Đại học Văn Lang, Đại học Tài chính - Marketting, Đại học Hutech, Đại học Nguyễn Huệ, Đại học Nguyễn Tất Thành, Đại học Lao động Xã hội cơ sở 2...và sự tham gia của các chuyên viên trị liệu tại các bệnh viện quận 2, bệnh viện quận 8, bệnh viện Đại học Y Dược; Viện Nghiên cứu Vùng Đông Nam Bộ; Trung tâm Rồng Việt, Trung tâm Giáo dục Kỹ năng mềm Giá trị Việt; Hội Liên hiệp Phụ nữ phía Nam, Ban Giám hiệu các trường THCS và trường Tiểu học,...quan tâm đến nội dung Hội thảo.
Phát biểu khai mạc và trình bày báo cáo đề dẫn hội thảo, ThS Nguyễn Thị Thu Hương, Phó giám đốc Phân hiệu Học viện Phụ nữ Việt Nam đã khẳng định "nghiện" Internet có thể xảy ra với bất kỳ ai, trong bất kỳ độ tuổi nào và có thể diễn ra ở khắp mọi nơi với rất nhiều hình thức khác nhau, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với cá nhân, gia đình và xã hội".
Các đại biểu thảo luận. Ảnh: Cẩm Giang
Trong bài phát biểu, ThS Nguyễn Thị Thu Hương cũng bày tỏ sự cảm ơn các chuyên gia tư vấn, các nhà khoa học các nhà nghiên cứu đã đã đồng hành, hỗ trợ Phân hiệu trong quá trình chuẩn bị và tổ chức hội thảo, và khẳng định rằng Hội thảo được tổ chức với mong muốn tạo ra một diễn đàn để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về công tác phòng chống và hỗ trợ cai "nghiện" Internet, mục đích phác họa bức tranh chung về "nghiện" Internet ở thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay; tìm hiểu nguồn gốc, thực trạng, những hậu quả của nó đối với gia đình, nhà trường và xã hội; thảo luận về những biểu hiện lâm sàng của "nghiện" Internet, công cụ chẩn đoán và biện pháp điều trị; đồng thời thảo luận vai trò của truyền thông, nhà trường, xã hội,... trong việc phòng chống "nghiện" Internet, từ đó tìm ra các biện pháp hiệu quả để phòng ngừa và điều trị "nghiện" Internet ở thanh - thiếu niên Việt Nam hiện nay.
Trong bài trình bày của nhóm tác giả Nguyễn Thị Thu Hương và Phan Thị Cẩm Giang, tại hội thảo về các yếu tố liên quan đến mức độ nghiện game ở học sinh THCS. Đã đưa ra kết quả nghiên cứu từ thực trạng, đồng thời đã trích dẫn những nghiên cứu khác từ nước ngoài với các mốc thời gian khác nhau nhưng kết quả có phần tương đồng nhau, điều này cho thấy các yếu tố liên quan đến nghiện game ở học sinh THCS có sự tương đồng dù các em có sự khác biệt ở khoảng cách địa lý.
Tiếp theo là báo cáo Tổng quan hiệu quả can thiệp tâm lý cho thanh thiếu niên nghiện mức độ nghiêm trọng về Internet/smartphone: Phân tích tổng hợp, được trình bày bởi TS. Lê Minh Thuận. Nhóm tác giả đã đưa ra rất nhiều cách can thiệu tâm lý cho thanh thiếu niên nghiện mức độ nghiêm trọng, và khẳng định rằng vai trò gia đình rất quan trọng trong việc hỗ trợ thanh thiếu niên giảm tình trạng phụ thuộc vào Internet.
Hội thảo cũng được nghe báo cáo thực tế của bà Trần Thị Bích Hằng - Hiệu trưởng trường THCS Trần Quốc Toản, Tăng Nhơn Phú B, Quận 9, HCM về chuyên đề Vai trò của nhà trường trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa "nghiện" Internet ở thanh thiếu niên. Bà Hằng thừa nhận rằng tuy không nhiều, song vẫn có tình trạng học sinh tại trường dành quá nhiều thời gian cho Internet nói chung và game nói riêng, đồng thời bà chia sẻ những hoạt động tại nhà trường trong việc giảm thiểu tình trạng học sinh "nghiện" Internet.
Hội thảo cũng thảo luận về vai trò của nhà trường/phụ huynh/các tổ chức chính trị xã hội trong việc hỗ trợ thanh - thiếu niên Việt Nam nghiện "Internet" hiện nay. Kết quả cho thấy rằng cần có sự phối hợp liên ngàng trong việc hỗ trợ thanh - thiếu niên Việt Nam nghiện "Internet" nhằm giảm thiểu thực trạng và hậu quả từ "nghiện" Internet.
Hội thảo khoa học đã thu nhận được rất nhiều ý kiến tích cực từ các chuyên gia. Các đại biểu đã trao đổi thảo luận rất tích cực và đã thực sự trở thành diễn đàn trao đổi thông tin bổ ích cho quý thầy cô, phụ huynh, cán bộ các tổ chức phi chính phủ, các Chuyên gia trị liệu đồng thời là diễn đàn gặp gỡ, trao đổi, thảo luận về các nội dung, giải pháp, kinh nghiệm đối với thực trạng 'nghiện" Internet ở thanh - thiếu niên Việt Nam nhằm giảm thiểu tình trạng "nghiện" Internet ở các em, đáp ứng yêu cầu của việc giải quyết các vấn đề liên quan đến trẻ em mà cả nước đang quan tâm.
Tư vấn tuyển sinh tại Nam Định: Ngành y, tâm lý sẽ 'lên ngôi'? Lần đầu tiên diễn ra tại Nam Định, chương trình tư vấn tuyển sinh thu hút gần 5.000 học sinh lớp 11 và 12. Cùng với phiên tư vấn chính thức, chương trình có sự tham gia của nhiều trường đại học, cao đẳng với trên 40 gian tư vấn. Hàng nghìn học sinh tham dự chương trình tư vấn tuyển sinh -...