Cách chữa hôi miệng hiệu quả nhanh nhất không phải ai cũng biết
Hôi miệng khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp, vậy phải làm thế nào? Hãy tham khảo ngay những gợi ý dưới đây.
Hôi miệng là căn bệnh rất phổ biến mà nhiều người mắc phải. Nó khiến bạn vô cùng mất tự tin khi giao tiếp, đặc biệt với những người hoạt động trong lĩnh vực ngoại giao và phụ nữ.
Theo các chuyên gia sức khỏe, trong thực tế, hơi thở hôi không khó để chữa khỏi, chọn cách điều trị đúng là “chìa khóa” để loại bỏ bệnh một cách phù hợp nhất. Căn bệnh phổ biến nhưng không khó để chữa trị, bạn có thể dùng những cách chữa hôi miệng đơn giản dưới đây để tự tin hơn với bản thân mình.
Ảnh minh họa
Muối là một loại khoáng chất, rất tốt đối với hàm răng và sức khỏe của nướu. Muối còn có tính sát trùng rất tốt. Vì vậy khi dùng muối làm cách chữa trị bệnh hôi miệng nhanh nhất tại nhà, bạn vừa có thể làm sạch miệng lại sát khuẩn được những vết thương trong miệng, đặc biệt là ở nướu.
Cách dùng: Chỉ cần pha muối với nước (lưu ý là nồng độ muối là chỉ ở khoảng 0,8 – 1%) để ngậm trong miệng hàng ngày là có thể khử mùi cho răng miệng hiệu quả.
Gừng, sữa chua giúp giảm hôi miệng
Sữa chua: Ăn sữa chua hằng ngày đã được chứng minh là giảm mức độ gây mùi do hydrogen sulfide trong miệng gây nên. Ngoài ra, sữa chua còn có tác dụng cao trong việc giảm mảng bám và vi khuẩn có hại do có chứa vitamin D – giúp tạo ra môi trường không thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Gừng: Gừng từ lâu đã được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên chữa những chứng bệnh gây khó chịu dạ dày. Gừng còn có khả năng đánh bật hơi thở nặng mùi. Bạn có thể dùng theo cách cắt lát gừng pha trà, kèm theo một chút chanh.
Video đang HOT
Chanh có lượng axit cao, giúp tẩy trắng và khử mùi hôi miệng hiệu quả. Bạn chỉ cần 1 chút nước cốt chanh hòa với mật ong để uống hàng ngày sẽ có hơi thở thơm mát.
Ngoài ra bạn cũng có thể dùng nước cốt chanh muối để làm nước súc miệng hàng ngày. Không những có hơi thở thơm mát mà bạn cũng sẽ có hàm răng trắng sáng hơn đấy.
Chữa hôi miệng bằng hương nhu
Hương nhu hay còn được gọi là cẩn nhu, rau é. Có mùi thơm, vị cay, không độc, được dùng làm thuốc chữa bệnh rất tốt.
Dùng 10g hương nhu sắc với 200ml nước, rồi dùng nước hương nhu ngậm và súc miệng.
Chữa hôi miệng bằng lá bạc hà
Bạn có thể dùng lá bạc hà chữa hôi miệng theo các cách sau:
Súc miệng bằng nước bạc hà: Lấy lá bạc hà tươi, càng già càng tốt, đem giã lấy nước cốt rồi pha với nước theo tỉ lệ 1:3 dùng để súc miệng hàng ngày.
Ăn sống: Dùng lá bạc hà để ăn sống cũng có tác dụng khử mùi hôi miệng.
Chữa hôi miệng bằng rau mùi tây
Chất diệp lục chứa trong rau mùi tây sẽ hạn chế những tác nhân gây mùi trong miệng. Bạn nên thường xuyên nhai lá mùi tây được nhúng giấm trong khoảng 2 phút hoặc dùng nước ép rau mùi tây ngậm để chữa hôi miệng.
Ăn táo
Một số loại thực phẩm là nguyên nhân gây ra hơi thở hôi, vì vậy một trong những biện pháp khắc phục đơn giản nhất là hạn chế ăn chúng. Tránh các loại thực phẩm có tính axit cao hoặc có hàm lượng fructose cao vì cả hai thứ này khuyến khích sản xuất vi khuẩn.
Đối với một bữa ăn nhẹ nhanh chóng và dễ dàng giúp hạn chế hơi thở hôi, hãy ăn 1 trái táo hoặc 1 cốc sữa chua. Táo có nhiều chất xơ và pectin heteropolysaccharide, kích thích sản xuất nước bọt, hoặc sữa chua sẽ làm giảm vi khuẩn trong miệng.
Mẹo nhỏ:
- Đánh răng hàng ngày sau khi ăn. Dùng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám trong kẽ và chân răng.
- Cạo lưỡi hàng ngày để loại bỏ cặn bẩn, vi khuẩn và thức ăn thừa còn bám trên lưỡi.
- Uống thật nhiều nước, ít nhất là 2 lít/ ngày để cung cấp nước cho cơ thể, tránh bị khô miệng sẽ gây mùi hôi.
- Không sử dụng các thực phẩm gây mùi như hành tỏi, cà phê, thuốc lá, rượu bia,..
- Thường xuyên nhai kẹo cao su.
- Ngậm và súc miệng bằng nước muối hàng ngày để khử mùi và hạn chế viêm lợi.
Thảo dược gội đầu cho tóc khô và tóc hỗn hợp
Tóc khô là tóc nhìn màu không sáng và không bóng, thiếu sức sống. Tóc khô rất dễ bị rụng và khô gãy, có khi có gàu khô bám dọc sợi tóc.
Tóc hỗn hợp là sự kết hợp giữa tóc dầu và tóc khô. Khoảng 5 - 6 giờ sau khi gội đầu, tóc bắt đầu có dấu hiệu của dầu xung quanh chân tóc trong khi đuôi tóc vẫn khô. Đuôi tóc dễ bị chẻ ngọn và có màu sắc sáng hơn so với chân tóc.
Thảo dược gội đầu cho tóc khô dễ gãy rụng và tóc hỗn hợp dễ bị chẻ ngọn thường được dùng là bồ kết, tang bạch bì, hương nhu, vỏ bưởi, mần trầu; nếu có điều kiện thì nên dùng kết hợp các thảo dược này với nhau.
Quả bồ kết (còn gọi là chùm kết, tạo giác, tạo giáp, trư nha tạo giác) là một vị thuốc, có nhiều tác dụng để điều trị bệnh. Từ thời xa xưa, trái bồ kết đã là một loại dược liệu được sử dụng để gội đầu. Theo Y học hiện đại, trong trái bồ kết có saponin, protein, vitamin và khoáng chất... Saponin là một chất màu vàng, có đặc tính tạo bọt giúp sản phẩm thảo dược gội đầu có bọt giống xà phòng khi gội.
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng saponin trong bồ kết có tính kháng viêm, chống tình trạng nhiễm khuẩn, loại bỏ bụi bẩn giúp tóc được làm sạch sâu và rất tốt trong việc trị gàu, nấm cho da đầu. Bên cạnh đó, các dưỡng chất trong bồ kết còn giúp kích thích mọc tóc, hỗ trợ nang tóc phát triển khỏe mạnh, cho tóc chắc khỏe hơn.
Hương nhu có thành phần chủ yếu là tinh dầu có đặc tính sát khuẩn, chống viêm, ngừa và kháng nấm mạnh mẽ, nhờ đó giúp ngăn chặn và hỗ trợ các bệnh về tóc như nấm tóc, rụng tóc... Tinh dầu hương nhu còn hoạt động như một chất tẩy rửa tự nhiên để làm sạch lỗ chân lông và loại bỏ dầu thừa, bụi bẩn và tạp chất khỏi da, giúp giảm tình trạng tóc nhờn bết dính.
Vỏ bưởi: Trong vỏ bưởi có chứa rất nhiều tinh dầu, còn có pectin naringin, nhiều glutathione và flavonoid... Tinh dầu sẽ giúp tinh thần thư giãn, kích thích tóc mọc nhanh, làm cho tóc thêm chắc khỏe, chống tình trạng khô tóc và ngăn ngừa mụn, các bệnh về da đầu. Pectin naringin có tác dụng kháng khuẩn.
Glutathione và flavonoid có đặc tính chống oxy hóa và phân hủy kim loại nặng mạnh, giúp thanh lọc và thải độc cho mái tóc, đồng thời bảo vệ tóc tránh khỏi sự tấn công của các yếu tố gây hại từ môi trường. Trong vỏ bưởi có vitamin A và C giúp làm sạch gàu và tái tạo da, giúp da đầu luôn khỏe mạnh, tóc óng mượt từ sâu bên trong.
Cỏ mần trầu (còn gọi là cỏ bắc, ngưu cân thảo, thanh tâm thảo): Trong cỏ mần trầu có flavonoid, flavonoid, phenol, steroid, tanin, courmarin, saponin... Lượng muối trong cỏ mần trầu rất cao, giúp ngăn ngừa được tình trạng rụng tóc và tóc bạc sớm. Beta-sitosterol, palmitoyl giúp ngăn rụng tóc. Flavonoid giúp ngăn chặn quá trình lão hóa và ngừa tóc bạc sớm. Tanin có khả năng kháng khuẩn, saponin làm sạch da đầu, cho mái tóc bồng bềnh.
Tang bạch bì là vỏ rễ cây dâu tằm sau khi phơi hoặc sấy khô. Trong tang bạch bị có chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa, nhiều acid hữu cơ, tannin, pectin, ít tinh dầu..., có tác dụng chống viêm hiệu quả, ức chế nấm tóc.
Tang bạch bì còn cải thiện tình trạng rụng tóc, tóc thưa và các vấn đề về hói đầu nhờ vào việc thúc đẩy sự phát triển của tóc, kích thích mọc tóc, tăng số lượng nang tóc. Trong dân gian, Tang bạch bì được dùng để chữa rụng tóc, làm chắc tóc, đen tóc.
Việc kết hợp giữa bồ kết, hương nhu, cỏ mần trầu, vỏ bưởi và tang bạch bì sẽ làm tăng tác dụng và hiệu quả của thảo dược gội đầu.
6 cách làm sạch cao răng tại nhà từ nguyên liệu tự nhiên, răng trắng bóng, giảm hôi miệng Ngoài việc đánh răng hàng ngày, bạn có thể áp dụng một trong những cách sau để loại bỏ các mảng bám trên răng hiệu quả. Cao răng (vôi răng) là những mảng bám có màu trắng đục hoặc vàng nhạt, bám rất chắc trên bề mặt răng hoặc dưới mép lợi. Cao răng để lâu ngày có thể gây ra bệnh viêm...