Cách chế biến thịt lợn gác bếp ăn một lần là nghiền
Không chỉ đa dạng về văn hóa các dân tộc mà văn hóa ẩm thực Tây Bắc cũng là điểm thu hút riêng biệt, để lại nhiều ấn tượng cho du khách gần xa.
Trong số đó, không thể không kể đến món ngon nổi tiếng – thịt lợn gác bếp. Món ăn được ví von như “mực khô” trên cạn này đã hạ gục mọi tín đồ ẩm thực bởi hương vị thơm ngon khó tả, mang đậm dấu ấn đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Nếu chưa có cơ hội đến với miền đất này, bạn vẫn có thể thưởng thức món ngon này một cách an toàn với cách chế biến thịt lợn gác bếp ngay tại gian bếp gia đình. Cùng chúng tôi vào bếp, để thực hiện ngay nhé!
Chuẩn bị nguyên liệu
Thịt lợn chọn phần mông, thăn của lợn; vì đây là phần thịt nhiều nạc, dễ xé sợi. Nếu gia đình bạn có nuối được thịt lợn sạch thì càng tốt.
Gia vị gồm có: Ớt, tỏi, gừng, mắc khén, muối ăn.
Sơ chế nguyên liệu
Rửa sạch thịt rồi thấm cho bớt nước. Cẩn thận hơn, bạn có thể trần thịt qua nước sôi, để loại bỏ lớp cặn bẩn trên bề mặt thịt. Thịt sau khi đã ráo nước thì thái thịt thành các miếng dọc vừa phải theo thớ thịt.
Ớt, tỏi, gừng băm nhỏ và cho vào bát.
Cách chế biến thịt lợn gác bếp ăn một lần là nghiền
Tẩm ướp thịt với hỗn hợp gia vị
Trước khi ướp thịt, bạn cho toàn bộ các nguyên liệu ướp bao gồm: Muối ăn 2 – 3 thìa cafe, ớt băm: 2 thìa cafe, gừng băm: 2 thìa cafe, tỏi băm: 2 thìa cafe, mắc khén: 2 thìa. Để hỗn hợp gia vị ngấm đều với nhau trong khoảng 5 phút.
Khi gia vị đã được ướp, bạn đem trộn đều hỗn hợp gia vị với thịt lợn đã sơ chế. Đeo bao tay nấu ăn để đảm bảo vệ sinh đồng thời bóp thịt thật đều tay. Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín, ướp trong ngăn mát tủ lạnh từ 5 đến 6 tiếng (có thể để qua đêm).
Sấy khô thịt
Thịt sau khi ướp và ngấm đều gia vị, bạn xếp đều các dải thịt heo lên các thanh nứa hoặc thanh kim loại. Tiếp đến, đặt các thanh nứa có treo các miếng thịt lên gác bếp.
Đốt than củi ở dưới phần thịt đã gác, đảm bảo phần thịt treo cách bếp 1,5m, để tránh bụi bẩn từ củi bám vào thịt trong quá trình sấy khô. Cách chế biến thịt hun khói như vậy là phương pháp truyền thống của đồng bào Tây Bắc, thông thường bạn phải đốt củi lửa đều liên tục từ 5 – 7 tiếng đồng hồ. Khi đó, thịt lợn sẽ được làm chính bởi sức nóng của lửa và khói bếp.
Video đang HOT
Sau thời gian trên, bạn có thể kiểm tra độ chín của thịt bằng cách xé thử một miếng nhỏ. Nếu thấy miếng thịt khô lại, dễ xé thì có nghĩa là món thịt lợn gác bếp đã hoàn thành.
Bảo quản và thưởng thức thịt lợn gác bếp
Với cách chế biến thịt lợn khô gác bếp trên thì cách bảo quản thịt tốt nhất là giữ nguyên miếng thịt trên các thanh nứa. Hằng ngày, khói bếp trong quá trình đun nấu sẽ giúp các miếng thịt khô, ngon hơn và quan trọng là vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập, gây ra nấm mốc.
Muốn thưởng thức thịt khô gác bếp, bạn chỉ cần chần qua nước lạnh rồi quay thịt trong lò vi sóng hoặc nướng trên bếp than hoa. Với những người muốn ăn mềm, bạn có thể hấp cách thủy miếng thịt lợn khô.
Thịt lợn khô gác bếp ngon nhất khi chấm cùng chẩm chéo – Thức chấm đặc trưng của núi rừng Tây Bắc hoặc tương ớt Mường Khương – Đặc sản Lào Cai. Khi thưởng thức, tùy theo khẩu vị mà có người sẽ vắt thêm chanh hay quất vào thịt heo khô.
Chế biến thịt lợn gác bếp ngon ăn nghiền
Cách chế biến thịt lợn khô gác bếp không cần lò hun khói hay bếp củi
Với các gia đình ở thành thị thì việc chuẩn bị lò hun khói hay sử dụng bếp củi để làm khô thịt là tương đối khó khăn. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng lò vi sóng với cách làm cực kỳ đơn giản dưới đây:
Bước 1: Làm nóng lò sóng ở nhiệt độ 100 – 120 độ C, trong khoảng 3 phút. Lò nóng, xếp đều các dải thịt vào đĩa rồi đặt trong lò.
Bước 2: Điều chỉnh mức nhiệt cao nhất rồi đặt đĩa trong lò khoảng 5 phút.
Bước 3: Sau 5 phút nướng đầu tiên, bạn tắt lò, lật ngược miếng thịt lại rồi nướng tương tự như trên trong 5 phút nữa. Bạn cứ thực hiện như vậy từ 3 đến 5 lần.
Bước 4: Cuối cùng, bạn chuyển lò sang chế độ nướng và nướng thịt trong 1 tiếng.
Cách chế biến thịt heo gác bếp bằng phương pháp hiện đại trên vô cùng tiện lợi, giúp bạn có thể thực hiện nhanh chóng ngay tại nhà, đảm bảo vệ sinh an toàn.
Thịt lợn gác bếp đúng điệu nhìn cảm quan bên ngoài sẽ có màu nâu sẫm, trên bề mặt vẫn còn những gia vị đã được tẩm ướp như hạt tiêu rừng, ớt. Khi xé, thịt bên trong có màu hồng. Thịt lợn gác bếp có vị ngọt của thịt, vị cay của ớt, tiêu, vị nồng của mắc khén và không thể thiếu mùi thơm quyện lẫn của khói bếp. Đảm bảo bất kỳ ai có cơ hội thưởng thức đều không khỏi trầm trồ trước hương vị của thịt lợn gác bếp. Chúc các bạn thành công với cách chế biến trên đây. Nếu bạn không có thời gian thực hiện theo các cách này thì mời bạn liên hệ ngay với hotline hutu.vn chuyên kinh doanh đặc sản vùng miền chất lượng cao giá phải chăng bạn nhé.
9x vùng cao tiết lộ cách làm thịt lợn gác bếp vị như thịt trâu "ăn mê quên lối về"
Không khó như nhiều người tưởng tượng, chỉ vài bước đơn giản là bạn đã có thể làm được món thịt lợn gác bếp cho cả nhà thưởng thức rồi.
Thịt trâu hay thịt lợn gác bếp vốn là đặc sản Tây Bắc nhưng được nhiều người yêu thích ở khắp mọi nơi. Món ăn hấp dẫn bởi có vị ngon ngọt, dai dai quyện lẫn vị cay cay khó tả của các loại gia vị.
Một điều đặc biệt của thịt gác bếp chính là mùi ai ai của khói quẩn quanh trong từng thớ thịt mỗi khi thưởng thức. Những dịp Tết đến, mọi người thi nhau đặt món đặc sản này về để làm quà hoặc đãi khách. Tuy nhiên mặt hàng này thường có giá khá cao, vì thế, chị em nội trợ nào yêu thích hương vị món ăn này cũng có thể mày mò tự làm cho gia đình thưởng thức, nhất là thịt lợn gác bếp.
Nhiều người nghĩ thịt lợn gác bếp khó làm nhưng theo Nguyễn Thúy (27 tuổi, Lai Châu) lại cho rằng không phải như vậy. Cô không phải người gốc ở đây nhưng cùng chồng lên Lai Châu lập nghiệp khá lâu rồi. Hơn thế, bản thân lại học được cách làm món này từ người dân tộc Thái nên cô chia sẻ, chỉ cần đọc công thức, chị em ít vào bếp cũng có thể làm thành công.
Nguyễn Thúy cho biết, ở Lai Châu, cứ gần Tết là người dân làm thịt sấy, thịt gác bếp. Thúy lại là người vô cùng yêu thích món ăn này cho nên cô đã quyết tâm học làm. May mắn, Thúy được được một cô người dân tộc Thái hướng dẫn. Và giờ Thúy làm đã thành thạo mấy năm rồi. Lúc đầu cô cũng chỉ làm cho gia đình ăn, dần dần, người thân bạn bè ở xa yêu thích, nhờ cô làm giúp.
Theo Nguyễn Thúy, để làm món thịt lợn gác bếp ngon, trước tiên, cần chọn được những miếng thịt tươi mới nhất, vừa mổ, đã được sơ chế sạch sẽ, không phải rửa. Nếu làm thịt gác bếp mà đã rửa rồi sẽ không ngon. Bên cạnh đó, các phần thịt như mông, bắp, thăn, không được pha mỡ, thớ thịt dài mới hợp để làm món gác bếp.
Dưới đây là công thức làm món thịt lợn gác bếp chị em có thể tham khảo:
Nguyên liệu:
- Thịt lợn: 1kg
- Muối: 2 thìa
- Ớt băm: 2 thìa (tuỳ mức độ ăn, có thể dùng ớt tươi nếu muốn cay hơn)
- Gừng băm: 2 thìa - tỏi băm: 2 thìa - Mắc khén: 2 thìa - Hạt dổi: 1 thìa - Hạt điều: 1 thìa - Lá rừng: 1 nắm - Hạt tiêu: 1 thìa - Nước mắm ngon: 1 thìa
Dụng cụ: Củi, than củi
Cách làm thịt lợn gác bếp:
- Cắt miếng thịt dài và dọc thớ, mỗi miếng khoảng 3 lạng, to khoảng hơn bàn tay, dày tầm 1-1.5cm.
- Sau đó, cho tất cả gia vị ướp vào với thịt khoảng 2 giờ.
- Xiên thịt vào lạt tre hoặc dây để phơi nắng cho se mặt thịt. Phơi từ 1-2 nắng thịt se lại là được. Nếu không có nắng thì sấy luôn cũng được, chỉ có điều nếu phơi, thịt sẽ dai và ngon hơn. Thời gian chín cũng nhanh hơn.
- Sau đó dùng than củi, đốt hồng than, gác thịt hoặc treo thịt lên bếp rồi hun khói. Thời gian sấy khoảng 3 - 4 tiếng cho đến khi thịt chín. Tuy nhiên thời gian chín này cũng tùy vào độ dày của miếng thịt. Nếu bạn làm những miếng thịt to thì thời gian có thể lên tới 10 tiếng hoặc hơn. Hoặc than đều thì thịt sẽ chín nhanh hơn, nói chung tùy bếp.
Lưu ý, thịt phải đặt cao cách mặt bếp 1 mét. Thịt sẽ chín bằng nhiệt từ từ. Ngoài ra, khi đốt củi có than rồi mới bắt đầu treo thịt lên trên để tránh khói bẩn trong quá trình đốt lửa bám vào thịt. Thường xuyên kiểm tra bếp liên tục để tránh lửa và than tắt, thịt chín không đều.
Cách sấy thịt gác bếp cũng như sấy lạp xưởng
Khi thịt chín, đem thịt xé ra, ăn trực tiếp với tương ớt goặc chẳm chéo.
Bạn có thể đem hút chân không để bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh. Khi nào ăn đem rã đông, muốn ăn khô thì quay lò vi sóng hoặc nướng, muốn ăn mềm thì hấp cách thuỷ.
ĐẶC BIỆT LƯU Ý:
Ở Hà Nội hay ở các thành phố khác, nếu không có lò hay bếp củi để hun khói, chị em có thể tự chế lò sấy thịt bằng cách chế 2 thùng carton xếp chồng lên nhau rồi gác thịt lên trên. Cho 1 chậu than hoặc chậu có chứa củi đốt bên dưới. Không để than sát thùng quá sẽ cháy thùng. Bạn cũng có thể quây miếng 1 miếng tôn lớn lại cũng được, làm bằng tôn sẽ an toàn, khó gây ra hỏa hoạn.
Bạn có thể dùng than củi mua ở chợ, rồi lấy ít bã mía hoặc vỏ cam quýt cho vào cùng chậu than để tạo mùi khói và hun thịt cũng được, thịt sẽ thơm hơn nhiều!
Chúc các bạn thành công!
Cách làm gà nướng mắc khén chuẩn vị Tây Bắc thơm ngon, dễ làm Nhắc đến món nướng, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nguyên liệu gà. Có rất nhiều phiên bản gà nướng khác nhau, trong đó phải kể đến gà nướng mắc khén. Nào hãy cùng vào bếp để thực hiện món gà nướng mắc khén chuẩn vị Tây Bắc thơm ngon nhé! Nguyên liệu làm Gà nướng mắc khén Gà 1/2 con...