Cách chăm sóc ô tô để không bị trượt đăng kiểm về khí thải
Chủ xe cần chăm sóc và bảo dưỡng ô tô định kỳ sẽ không thuộc diện trượt khí thải theo tiêu chuẩn mới.
Theo quy chuẩn mới về khí thải, nhiều ô tô không đạt chuẩn và bị trượt đăng kiểm. Đặc biệt trong quý I-2020, số lượng xe trượt đăng kiểm do khí thải tăng mạnh.
Theo số liệu từ Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ GTVT), trong ba tháng đầu năm, tỉ lệ đối với xe chạy xăng không đạt tiêu chuẩn khí thải là 2,2% (9.151 xe trên 399.393 tổng số lượt xe vào kiểm định), tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước. Đối với xe dùng diesel có 8,7% không đạt tiêu chuẩn (30.948/353.694 xe), tăng 0,7% so với năm trước.
Khi ô tô nhả khói, chủ xe cần đưa xe đi bảo dưỡng và sửa chữa ngay. (Ảnh minh họa)
Anh Nguyễn Mạnh Hùng (quận Tân Bình – TP.HCM) chia sẻ: “Từ lần đăng kiểm trước, do xe ít di chuyển lại không hỏng hóc gì, nên tôi cũng không mang xe đi bảo dưỡng do không có thời gian chờ đợi. Tới khi được kiểm định viên báo không đạt tiêu chuẩn khí thải tôi cũng giật mình”.
Thực tế nhiều ô tô không chăm sóc, bảo dưỡng định kỳ rất dễ rơi vào tình trạng trượt khí thải theo quy chuẩn mới. Do đó, chủ xe cần lưu ý bảo dưỡng một số hạng mục như dầu, nhớt, vệ sinh các lọc gió động cơ, lọc gió điều hòa…
Trong đó, các tài xế lưu ý việc sử dụng các loại dầu nhớt đúng chuẩn theo quy định của nhà sản xuất. Thông thường, mỗi loại xe sẽ phù hợp với dầu, nhớt có mức độ lưu huỳnh khác nhau. Ví dụ như xe tải khác xe con và khác với cả xe taxi.
Đồng thời, vệ sinh các bộ phận của động cơ nhằm tránh các vết han gỉ, khi đó vụn kim loại sẽ trộn lẫn trong các loại dung dịch. Đặc biệt, chủ xe cần tuân thủ thời gian bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo không bị trượt khí thải.
Những bộ lọc cần vệ sinh, thay thế định kỳ trên ô tô
Được ví như những "buồng phổi" trên mỗi chiếc ô tô, bộ phận lọc gió động cơ, điều hòa hay lọc dầu... cần được về sinh thay thế định kỳ để đảm bảo cho xe vận hành ổn định.
Video đang HOT
Tùy thuộc vào điều kiện sử dụng ô tô, mỗi bộ lọc cần được về sinh, thay mới theo định kỳ Trần Hoàng
Trên hầu hết các mẫu ô tô hiện nay đều được trang bị hệ thống lọc gió điều hòa, lọc dầu động cơ cũng như lọc nhiên liệu nhằm hạn chế cặn bã, bụi bẩn, các tác nhân cản trở quá trình lưu thông không khí, dầu nhớt hay nhiên liệu trên xe.
Tùy thuộc vào điều kiện môi trường sử dụng ô tô, mỗi bộ lọc cần được về sinh, thay mới theo định kỳ để góp phần giúp động cơ, hệ thống điều hòa... hoạt động ổn định. Tuy nhiên, không phải tài xế nào cũng hiểu được tầm quan trọng cũng như thời gian cần vệ sinh thay thế các bộ lọc trên ô tô.
Lọc gió động cơ
Lọc gió thường đặt trong khoang động cơ dưới nắp capô, bộ phận này có vai trò lọc bụi bẩn trong không khí trước khi được đưa vào buồng đốt động cơ. Sau một thời gian sử dụng, bụi bẩn, hơi ẩm bám vào màng lọc, lấp đầy lỗ thông khí của bộ lọc. Nếu không được vệ sinh, thay thế sẽ gây cản trở lượng không khí vào động cơ, gây sai lệch tỉ lệ hòa khí (nhiên liệu và không khí) làm giảm công suất, nóng máy và gây muội than trong buồng đốt.
Hệ thống lọc gió động cơ nên vệ sinh định kỳ sau khi xe vận hành được 5.000 km, đồng thời thay lọc gió mới sau 20.000 km
Vì vậy, theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, người dùng ô tô nên chú ý vệ sinh định kỳ hệ thống lọc gió động cơ sau khi xe vận hành được 5.000 km, đồng thời thay lọc gió mới sau 20.000 km. Với các xe đời cũ, thường xuyên sử dụng trong môi trường nhiều bụi bẩn, nên vệ sinh lọc gió sau 3.000 - 4.000 km và thay mới sau 15.000 km. Ngoài ra, nên thường xuyên kiểm tra hệ thống lọc gió, nếu phát hiện bọ lọc bị rách, ẩm... nên thay thế bằng lọc gió mới.
Lọc gió nằm trong khoang động cơ, việc tháo lắp bộ phận này cũng khá đơn giản nên người dùng ô tô có thể tự kiểm tra, vệ sinh hay thay lọc gió mới mà không cần mang xe tới gara.
Lọc dầu động cơ
Thường được người dùng ô tô gọi là "cốc lọc dầu", bộ phận này có cấu tạo nhỏ gọn nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc lọc sạch cặn bẩn, tạp chất trong dầu nhớt, đảm bảo cho việc bôi trơn các chi tiết bên trong động cơ.
Nên chú ý kiểm tra mức dầu động cơ và thay thế bộ lọc dầu sau 10.000 km
Không giống như lọc gió, hệ thống lọc dầu động cơ không thể vệ sinh mà phải thay mới định kỳ sau một thời gian sử dụng. Hầu hết các sách hướng dẫn sử dụng, chăm sóc trên các mẫu ô tô, người dùng nên chú ý kiểm tra mức dầu động cơ và thay thế bộ lọc dầu sau 10.000 km. Để không bỏ quên bộ phận này, một số người có kinh nghiệm dùng ô tô thường thay "cốc lọc dầu" sau 2 lần thay dầu nhớt động cơ. Trường hợp lọc dầu bị hỏng nên thay thế để không làm ảnh hưởng đến quá trình bôi trơn động cơ.
Trên một số mẫu xe, "cốc lọc dầu" thường được bố trí dưới gầm động cơ, vì vậy khi thay thế cần chú ý việc lắp đặt để không làm rò rỉ. Ngoài ra, nên lựa chọn các bộ lọc dầu chính hãng, đảm bảo chất lượng và tìm hiểu kĩ các thông tin kỹ thuật của động cơ để chọn bộ lọc dầu phù hợp.
Lọc gió hệ thống điều hòa
Tương tự như lọc gió động cơ, lọc gió hệ thống điều hoà hay còn gọi là lọc gió cabin có vai trò lọc bụi bẩn, làm sạch không khí trước khi qua hệ thống điều hòa vào trong nội thất xe.
Kiểm tra vệ sinh sau khi sử dụng xe khoảng 5.000 km, đồng thời thay mới sau 20.000 km
Trong quá trình sử dụng, bụi bẩn bám vào các màng lọc sẽ làm giảm lưu lượng gió hút vào điều hòa ở chế độ lấy gió ngoài, gây ảnh hưởng đến thời làm mát khoang nội thất. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với không khí môi trường làm lọc gió điều hòa bị ẩm mốc, trở thành nơi ẩn náu của nhiều loại vi khuẩn. Không khí qua lọc gió cuốn theo ẩm mốc, tạo mùi khó chịu... làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người ngồi trong xe.
Với bộ phận này, người dùng ô tô nên chú ý kiểm tra vệ sinh sau khi sử dụng xe khoảng 5.000 km, đồng thời thay mới sau 20.000 km. Trong qúa trình sử dụng, nếu phát hiện không khí đi qua điều hoà giảm, hệ thống quạt gió phát ra tiếng kêu hay mùi hôi khó chịu... nên kiểm tra, thay thế lọc gió điều hòa.
Lọc nhiên liệu
Bên cạnh bộ lọc không khí, dầu động cơ... lọc nhiên liệu là một bộ phận quan trọng góp phần loại bỏ cặn bẩn, rỉ sắt trong nhiên liệu xăng, dầu bơm vào xe. Qua đó, tạo nguồn nhiên liệu sạch trước khi đưa vào buồng đốt động cơ.
Lọc nhiên liệu hay còn gọi là lọc xăng, lọc dầu diesel... cấu tạo từ giấy tiêu chuẩn, hỗn hợp của xen-lu-lô, sợi tổng hợp, sợi thủy tinh. Trên một số dòng xe, bộ phận này thường nằm ở dưới gầm xe, gần động cơ dưới nắp capô hoặc trong bình nhiên liệu. Xăng, dầu diesel bán trên thị trường khi bơm vào xe sẽ qua bộ lọc nhiên liệu trước khi vào động cơ để được đốt cháy.
Trong quá trình sử dụng, nếu bị bám cặn bẩn hay hư hỏng sẽ làm bộ lọc nhiên liệu bị tắc, dòng nhiên liệu đến chế hòa khí hoặc vòi phun bị chặn lại khiến động cơ khó khởi động, bị giật cục, xe vận hành không ổn định. Với chất lượng xăng dầu hiện nay, người dùng nên chú ý mang xe đến trung tâm chăm sóc ô tô để kiểm tra vệ sinh lọc nhiên liệu định kỳ. Sau quá trình sử dụng khoảng 40.000 km, nên thay mới lọc nhiên liệu.
Ô tô lâu ngày không chạy, cần kiểm tra những gì? Hệ thống điện, dầu bôi trơn và lốp xe là những bộ phận trên ô tô cần kiểm tra sau nhiều ngày không sử dụng đến. Tuy động cơ không làm việc nhưng dầu bôi trơn để lâu ngày vẫn có thể bị giảm chất lượng Dầu nhớt Tuy động cơ không làm việc nhưng dầu bôi trơn để lâu ngày vẫn có...