Cách chăm sóc móng tay giòn, gãy xước
Móng tay giòn, dễ gãy xước do nhiều nguyên nhân, trong đó có thời tiết hanh khô… Vậy làm cách nào để khắc phục tình trạng này?
Nguyên nhân gây móng tay giòn dễ xước, gãy
Móng tay giòn dễ xước, gãy rất thường gặp, thậm chí cả khi để móng tay ngắn cũng vẫn xảy ra tình trạng này, đặc biệt ở những bệnh nhân mắc bệnh lý như suy giáp, điều trị ung thư, hội chứng Raynaud, viêm quanh móng, nấm móng… Ngoài ra, các nguyên nhân khác khiến móng tay giòn, dễ xước gãy nhưng có thể dễ dàng khắc phục gồm:
- Do thiếu sắt : Sắt là thành phần giúp tạo hồng cầu, mang oxy tới các tế bào, trong đó có móng. Nếu thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, số lượng tế bào hồng cầu thấp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung. Tình trạng thiếu máu thiếu sắt sẽ làm cho móng tay/chân trở nên giòn dễ xước, gãy hoặc cong lõm trên bề mặt móng.
Chỉ nên để móng tay ngắn vừa phải để tránh tình trạng xước, gãy…
- Thiếu vitamin B:Khi thiếu vitamin B sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng móng.
Thiếu vitamin B7 sẽ khiến các tế bào sừng yếu, dẫn đến móng tay có dấu hiệu dễ bị trầy xước, giòn, có sọc…
Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ sắt và sự phát triển của các tế bào hồng cầu. Cả sắt và vitamin B12 đều cần thiết để giữ cho móng tay chắc khỏe. Nếu thiếu vitamin B12 dễ khiến cho móng tay chuyển sang màu xanh lam, xuất hiện vệt sẫm màu dọc lượn sóng, móng yếu, giòn dễ xước gãy.
Vitamin B9 cũng giúp hình thành hồng cầu và phát triển các tế bào mới, rất cần thiết cho sự phát triển và sức khỏe của móng tay. Thiếu vitamin B9 sẽ khiến móng tay mọc chậm, cứng và dễ gãy.
- Do thói quen sinh hoạt:Hằng ngày, đôi tay phải thường xuyên tiếp xúc với nước. Khi ngâm trong nước, móng tay sẽ nở ra và dày lên, khi khô móng sẽ co lại. Nếu thường xuyên để tay trong tình trạng này, đặc biệt là tiếp xúc trực tiếp với xà phòng, dầu gội, nước rửa bát… thì sự thay đổi liên tục này sẽ khiến móng khô, mềm, dễ bị xước gãy.
- Do gõ bàn phím:Hằng ngày sử dụng máy tính, điện thoại để gõ chữ cũng khiến móng tay dễ bị tổn thương, khiến móng giòn, mòn và dễ gãy. Với trường hợp để móng tay dài càng làm cho tình trạng này dễ xảy ra hơn.
- Do sơn móng :Mặc dù sơn móng sẽ giúp bàn tay sinh động, quyến rũ với màu sắc móng đẹp hơn, nhưng trong các loại sơn, kể cả loại an toàn nhất cũng vẫn chứa hóa chất làm móng của bạn bị khô và yếu đi. Chất dung môi, dibutyl phthalate và các hóa chất khác có thể gây kích ứng, từ đó khiến móng tay giòn dễ gãy.
Ngoài ra, trước khi sơn thường dùng acetone để rửa móng. Hóa chất này không chỉ tẩy sơn móng tay mà còn tẩy cả lớp dầu tự nhiên trên móng, khiến móng tay khô giòn dễ gãy và bị tổn thương.
Video đang HOT
Cách chăm sóc móng tay
Dưỡng ẩm cho da tay và móng để có bàn tay đẹp…
Nếu thấy móng tay thường xuyên bị xước, gãy, nên thực hiện duy trì một số thói quen chăm sóc móng:
- Dinh dưỡng: Bổ sung chế độ ăn giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt cung cấp đầy đủ sắt, magiê, canxi, vitamin A, E, vitamin nhóm B, protein…
- Bảo vệ móng: Đeo găng tay khi làm việc nặng, giữ cho móng được bảo vệ khỏi các tác động có thể gây hại.
Tránh để móng tay trong tình trạng ướt/khô thường xuyên, đặc biệt là khi móng tay dài. Luôn giữ móng tay sạch sẽ, tránh sử dụng các sản phẩm chứa hóa chất có thể gây hại.
Không thường xuyên sử dụng móng tay nhân tạo, vì trước khi dán móng giả lên, phải trải qua bước dũa bề mặt móng thật, để tăng khả năng kết dính. Điều này làm cho móng mỏng đi, hóa chất trong keo gắn dễ dàng làm cho móng yếu đi.
- Không để móng quá dài: Giữ móng tay ngắn vừa đủ để bảo vệ đầu ngón tay. Cắt dũa móng tay thường xuyên để sửa chữa các vết xước. Nên sử dụng kìm sắc, dũa mịn để cắt dũa móng không bị tổn thương.
- Sử dụng kem dưỡng móng: Thoa kem dưỡng có acid alpha-hydroxy hoặc lanolin lên móng có thể giúp móng khỏe hơn. Nên ngâm móng trong nước khoảng 5 phút, làm sạch rồi lau khô móng trước khi thoa kem.
Cách chăm sóc làn da trong thời tiết hanh khô của mùa Thu
Để dưỡng ẩm cho làn da không bị khô an toàn và hiệu quả, bạn cần xây dựng quy trình chăm sóc da phù hợp cũng như lựa chọn các sản phẩm sở hữu các thành phần dưỡng ẩm an toàn và lành tính.
(Ảnh minh họa. Getty images)
Thủ đô Hà Nội nói riêng và các tỉnh miền Bắc nói chung đang ở vào thời điểm đẹp nhất trong năm - mùa Thu. Tuy nhiên, thời tiết hanh khô của mùa Thu cũng khiến làn da của chúng ta bị khô hơn bình thường.
Làn da bị khô đồng nghĩa với hàng rào bảo vệ da bị phá vỡ cùng với các nhân tố giữ ẩm tự nhiên bị suy giảm khiến da dễ mất nước hơn. Lượng ẩm thoát ra bên ngoài càng nhiều, da càng trở nên thô ráp. Chính vì vậy việc cấp ẩm cho da lúc này là bước không thể thiếu trong chu trình chăm sóc da hằng ngày.
Tuy nhiên, để dưỡng ẩm cho da khô an toàn và hiệu quả, bạn cần xây dựng quy trình chăm sóc da phù hợp cũng như lựa chọn các sản phẩm sở hữu các thành phần dưỡng ẩm an toàn và lành tính.
Chọn sữa rửa mặt dịu nhẹ, lành tính
Các sản phẩm sữa rửa mặt có chứa cồn, dạng hạt, tạo bọt nhiều và tính tẩy rửa quá mạnh sẽ khiến làn da bị khô. Thay vào đó, bạn hãy lựa chọn sữa rửa mặt chiết xuất từ thiên nhiên dịu nhẹ, lành tính, không gây kích ứng cho da. Đặc biệt, ưu tiên những sản phẩm có độ pH phù hợp với độ pH của da, có các dưỡng chất hỗ trợ cấp ẩm, chống khô da.
(Ảnh: Getty images)
Tẩy tế bào chết định kỳ
Dù ở thời tiết nào, tẩy tế bào chết cho da định kỳ là việc làm rất cần thiết. Vào mùa hanh khô, các tế bào chất dày sừng, sần sùi càng nhiều khiến lỗ chân lông bị bít tắc, không thoáng khí. Với tình trạng da khô, các sản phẩm tẩy chế bào chết có chứa AHA, BHA sẽ phù hợp hơn những sản phẩm có chứa các hạt có tính tẩy cao.
Bạn chỉ nên tẩy tế bào chết 1-2 lần/tuần để không gây tổn thương, làm giảm lớp lipid và làm khô da hơn.
Đắp mặt nạ cấp ẩm
Một trong những cách dưỡng ẩm giúp da bớt khô hiệu quả chính là đắp mặt nạ. Đắp mặt nạ được nhiều bạn gái áp dụng bởi vì tính tiện lợi, an toàn và đem lại hiệu quả nhanh chóng. Các sản phẩm mặt nạ cấp ẩm từ thiên nhiên, chứa các thành phần dưỡng da giúp bổ sung độ ẩm tức thì cho da, giúp làm da đều màu và chăm sóc da tối ưu. Bạn gái có thể tự làm mặt nạ tại nhà hoặc tìm mua những sản phẩm mặt nạ với từng loại da.
(Ảnh: Getty images)
Dùng kem dưỡng ẩm
Thoa kem dưỡng ẩm là việc không thể thiếu mỗi tối. Trước khi đi ngủ, bạn cần thoa kem dưỡng ẩm cho da, như vậy mới hoàn thành một cách toàn diện các bước dưỡng ẩm cho da. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng bạn đã tẩy trang và rửa mặt thật sạch trước khi thoa kem, nếu không sẽ gây phản tác dụng.
Nên sử dụng các loại kem có chứa ceramide, hyaluronic acid, glycerin ngay lúc da còn ẩm. Ceramide là thành phần tự nhiên trong lớp sừng, lớp ngoài cùng của da, đóng vai trò chính trong việc duy trì làn da khỏe và bảo vệ làn da chống lão hóa, bảo vệ các thành phần dưới da. Một số kem dưỡng có chứa thành phần lipid tương tự với cấu trúc lipid trên da, có tác dụng tăng cường liên kết giữa các tế bào biểu bì, chống khô da.
(Ảnh: Getty images)
Sử dụng kem chống nắng hàng ngày
Thoa kem chống nắng hằng ngày trước 30 phút mỗi khi chuẩn bị ra ngoài là việc làm rất cần thiết. Kem chống nắng giúp ngăn ngừa những yếu tố từ môi trường, tia UV tác động trực tiếp lên da. Hạn chế các tình trạng như da sạm, nám, tàn nhang, cháy da và cả ung thư da.
Một lợi ích của kem chống nắng trong mùa hanh khô là nó giúp tạo nên một hàng rào bảo vệ da không bị thoát hơi nước quá nhanh. Điều này giúp duy trì độ ẩm tự nhiên cho da, giảm khô da, bong tróc, nứt nẻ.
Xịt khoáng thường xuyên
Xịt khoáng thường xuyên là phương pháp cấp ẩm tức thì và nhanh chóng. Điều này càng cần thiết hơn khi bạn làm việc ở môi trường văn phòng, nhiều máy lạnh. Nàng nên chuẩn bị sẵn một chai xịt khoáng trong túi xách để có thể sử dụng bất cứ đâu, bất cứ khi nào cảm thấy da bị căng, khô.
(Ảnh: Getty images)
Uống đủ nước mỗi ngày
Đây có thể xem là một trong những việc quan trọng nhất để cung cấp độ ẩm cho da từ bên trong. Thời tiết hanh khô, da của chúng ta càng cần nước. Chính vì thế, bạn hãy uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày, có thể tăng thêm một chút vào những ngày hanh khô hơn. Cách này vô cùng hiệu quả và cần thiết trong việc dưỡng ẩm cho da. Tuy nhiên, bạn cần tránh uống nước có ga vì chúng không hề tốt cho làn da.
Ăn nhiều rau củ, trái cây
Các loại rau củ, trái cây không chỉ giúp bổ sung nước mà còn cung cấp rất nhiều vitamin cùng các chất khoáng có lợi cho làn da. Nó giúp da không bị khô, căng mịn hơn, đồng thời khỏe mạnh hơn để "chiến đấu" với thời tiết hanh khô.
Một số loại vitamin như vitamin A, vitamin B hay vitamin C đều giúp làn da của bạn khỏe mạnh và sáng bóng hơn. Đặc biệt trong đó, vitamin B còn giúp phục hồi những làn da bị khô nẻ. Do vậy, hãy bổ sung thường xuyên hơn một số loại thực phẩm giàu vitamin B từ thịt gà, cá ngừ, ngũ cốc, các loại đậu, bơ, chuối./.
Cách chăm sóc móng tay mùa hanh khô Mùa hanh khô ảnh hưởng nhiều đến da tóc và móng. Lúc này do thời tiết có độ ẩm thấp nên da dễ khô, tóc dễ xơ rụng, móng tay khô gãy. Do đó cần biết cách chăm sóc móng tay để móng tay không bị tổn thương. 1. Dấu hiệu nhận biết móng tay bị hư tổn Bình thường, móng tay khỏe...