Cách chăm sóc móng giả
Móng giả là giải pháp làm đẹp được nhiều người lựa chọn khi móng tay thật đang gặp sự cố như gãy, hay bị cắt quá ngắn… Tuy nhiên, nếu không chăm sóc đúng cách, bộ móng giả có thể gây hại cho các móng thật.
Để giữ cho móng giả luôn đẹp và có độ bền cao, bạn có thể áp dụng một số bí quyết dưới đây.
“Đối xử” với móng giả như móng thật. Điều này đồng nghĩa với việc bạn không nên có những hành động mạnh tay khi đang đeo móng giả như gỡ các nút thắt quá chặt, mở các kiện hàng được bao bọc kỹ lưỡng…
Giữ móng luôn khô ráo. Yêu cầu quan trọng trong việc chăm sóc những bộ móng giả làm từ acrylic là tránh tiếp xúc với nước. Vì sự ẩm ướt trên móng là nguyên nhân khiến chúng nhanh bong tróc, đồng thời còn làm tăng nguy cơ nhiểm khuẩn và bị nấm. Do đó, cần lau tay cho thật khô sau khi bạn tiếp xúc với nước.
Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Vi khuẩn là kẻ thù của móng giả. Chúng làm móng thay đổi màu sắc và bị hư hỏng, rất khó khắc phục hay sửa chữa lại như cũ.
Dùng cồn thấm vào miếng bông, gạc mỏng để vệ sinh móng mỗi ngày trước khi đi ngủ. Điều này giúp làm sạch chất bẩn và vi khuẩn bám trên các ngóc ngách của móng.
Không nên tự tháo móng giả. Bạn có thể tự tháo móng giả tại nhà bằng cách ngâm tay vào dung dịch chùi rửa móng có chứa acetone.
Video đang HOT
Tuy nhiên, quá trình này nếu không được thực hiện cẩn thận sẽ gây ảnh hưởng tới những chiếc móng thật. Cách tốt nhất là nên đến những tiệm chăm sóc móng chuyên nghiệp để hạn chế rủi ro.
Không gắn lại những móng giả đã bị bong. Nếu không có sẵn móng để thay thế, bạn nên lau chùi tay bằng cồn để làm sạch khu vực vừa bị bong tróc. Tuyệt đối không tự ý dùng các loại keo để dán lại móng đã rơi ra vì dễ làm hư móng thật.
Nếu móng giả bị sứt, mẻ trong quá trình sử dụng, bạn nên đến tiệm làm móng để chỉnh sửa, khắc phục. Thợ làm móng chuyên nghiệp sẽ giúp bạn giải quyết rắc rối của bộ móng giả.
Trong trường hợp muốn làm ngắn móng giả, hãy dùng giũa kim loại thay vì kềm cắt móng. Giũa sẽ giúp mài mòn hiệu quả mà không làm móng bị gãy, vỡ như kiềm cắt.
Cần cắt bỏ ngay phần móng tay bị tước rồi dùng giũa để mài bớt độ sắc của móng, trước khi chúng ảnh hưởng đến toàn bộ móng.
Những cơn đau dai dẳng ở móng đi kèm với tình trạng vùng da bên dưới và xung quanh móng chuyển màu vàng hoặc xanh là những dấu hiệu của bệnh nấm móng. Bạn cần đến bác sĩ để kiểm tra và điều trị kịp thời.
Theo lamdeponline
Tất tần tật những điều bạn cần biết về sơn móng dạng gel
Sơn móng gel hiện đang là một trong những xu hướng chăm sóc móng rất được chị em yêu thích trong thời gian gần đây.
Các loại sơn gel thường có ưu điểm: màu sắc đa dạng không kém sơn thường, giữ được lâu (bạn có thể giữ được lớp sơn gel đến 2 tuần). Tuy nhiên, chúng cũng mang đầy đủ những điểm yếu như dễ gãy, dễ gây dị ứng.. Thậm chí, nhiều thông tin còn cho rằng, sử dụng gel còn... nguy hiểm hơn những loại sơn bình thường.
Tất nhiên, lợi đi cùng với hại, sẽ chẳng có gì mang lại cái lợi hoàn toàn nếu bạn không biết cách phòng tránh những cái hại của chúng. Tương tự với màu sơn gel, nếu bạn muốn "sống bình yên" với chúng mà không gây hại trực tiếp lên móng tay mình, tốt hơn hết hãy bỏ thời gian nghiên cứu một chút về các cách chăm sóc móng cho mình.
1. Chọn loại sơn dễ chịu nhất
Không phải loại sơn gel nào được tạo ra cũng có kết cấu giống nhau. Chúng sẽ khác nhau một chút và tùy vào loại móng tay của bạn, bạn có thể tìm cho mình một loại móng vừa vặn và phù hợp nhất.
Bên cạnh đó, màu gel cũng chứa nhiều thành phần có ảnh hưởng tiêu cực hơn các loại sơn móng tay truyền thống. Methyl acrylate - có thể gây kích ứng da khi tiếp xúc, Methyl Pyrrolidone và BHA, hydroxyanisole butylated là những chất gây ung thư. Vậy nên, hãy chắc rằng mình đã nghiên cứu kỹ thành phần các loại sơn gel trước khi chọn sơn chúng.
Ở các làm móng, họ thường có loại móng chứa keratin - một loại protein quan trọng được tìm thấy trong móng tay. Cách này giúp bổ sung các chất sừng cho móng tay của bạn ngay cả khi bạn đang đeo móng giả.
2. Chắc chắn rằng tiệm làm móng của bạn không trộn hàng
Hãy chắc chắn rằng sản phẩm mình đang sử dụng tại tiệm làm móng là những sản phẩm tốt, không phải là loại hàng hóa bị pha trộn. Tốt hơn hết, hãy làm thân với một tiệm làm móng để luôn nhận được chế độ chăm sóc tốt nhất, yêu cầu được xem kỹ loại sơn mình sẽ sử dụng và quan sát kỹ lúc nhân viên làm việc.
3. Không quên chống nắng
Quá trình sấy khô sau khi sơn màu gel thường đòi hỏi sử dụng ánh sáng chứa tia cực tím, điều này khiến bạn phải muốn đặt câu hỏi về những tác động xấu của tia cực tím lên bàn tay. Việc làm khô móng tay của bạn dưới ánh sáng tia cực tím sẽ gây tổn thương da một cách đáng kể. Thế nên, bạn cũng có thể thoa một chút kem chống nắng lên tay trước khi bạn vào tiệm.
4. Không tự bóc
Cảm giác có thể tự bóc được lớp sơn gel dày như móng giả thật là thú vị, phải không? Nhưng đây là một điều bạn tuyệt đối nên tránh khi sử dụng sơn gel. Khi bạn bóc lớp sơn gel mà không sử dụng biện pháp loại bỏ thích hợp, chúng có thể kéo theo cả lớp keratin trên móng và khiến móng tay bạn trở nên mềm, yếu và dễ gãy. Quá trình bóc lớp sơn gel diễn ra trong khoảng 20 phút, người làm sẽ đặt miếng bông ngâm trong acetone xung quanh móng tay của bạn và buộc chúng lại. Sau đó 15', lớp móng giả đã lỏng dần ra, người làm tiếp tục nhẹ nhàng cạo bỏ lớp móng giả và cuối cùng là điểm cho móng tay bạn một chút sơn bóng.
5. Thật chú ý
Bạn cần nhớ, sơn gel thường có thể tồn tại trên tay bạn trong khoảng 14 ngày, còn sơn móng thường chỉ trong một tuần là ít nhất. Sau khi gỡ bỏ, bạn cần chú ý kiểm tra móng tay, móng chân thật kỹ để chắc rằng không có điều gì bất thường xảy ra. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý chăm sóc móng tay, móng chân của mình bằng cách loại dầu dưỡng thường xuyên.
Theo Afamily
Sơn móng chân rực rỡ đi biển mùa hè Cùng những đôi dép tông nhiều màu sắc và váy maxi, các kiểu sơn móng chân là một phần không thể thiếu với các bạn nữ khi ra biển. 1. Sử dụng màu sắc nổi bật Sơn móng với những màu đơn sắc đang ngày càng được yêu thích, thay thế cho trào lưu vẽ móng nghệ thuật trước đây. Màu đỏ, xanh,...