Cách cá sấu sinh tồn kì diệu khi nước đóng băng hoàn toàn
Nhiều người đặt câu hỏi, chuyện gì sẽ xảy ra nếu họ giẫm chân lên một con cá sấu trông như đã chết.
Một nhân viên ở công viên đầm lầy North Carolina đã đăng tải hình ảnh kì lạ về cách tránh rét của cá sấu. Nước Mỹ đang trải những ngày giá rét lịch sử khi có nơi nhiệt độ xuống âm 30 độ C. Tờ Daily Star cho biết ít nhất 100 triệu dân Mỹ đang chịu ảnh hưởng bởi đợt rét này.
Cá sấu là loài động vật máu lạnh, đồng nghĩa chúng không thể tự sản sinh ra nhiệt để giữ ấm cơ thể. Chúng tự điều chỉnh cơ thể theo một cơ chế gọi là ngủ đông. Lúc này, cá sấu sẽ tự hạ thấp thân nhiệt và làm chậm quá trình trao đổi chất để vừa đủ duy trì sự sống.
Cá sấu chống lạnh bằng cách độc đáo.
Trong hình ảnh được đăng tải, những con cá sấu chỉ giương phần mõm nổi lên trên mặt băng, còn lại toàn bộ thân mình đều chìm dưới nước. Đây là cách độc đáo của loài bò sát này nhằm vượt qua những tháng mùa đông lạnh giá.
Video đang HOT
Dù trông chúng có vẻ như đã chết nhưng các chuyên gia về động vật nói rằng những con cá sấu ngủ đông cứng như vậy vẫn khỏe mạnh. Tác giả đoạn video nói: “Tôi đi dạo quanh công viên và thấy cảnh tượng kì lạ này. Đây là thời điểm chúng nằm chờ mùa xuân ấm áp”. Các chuyên gia cho biết cá sấu có thể biết trước được khi nào mặt hồ đóng băng để chuẩn bị ngủ đông.
Một số độc giả sau khi xem video đặt câu hỏi, chuyện gì xảy ra nếu họ giẫm phải con cá sấu đang ngủ đông. Các chuyên gia nói rằng con cá sấu sẽ không thể phản ứng ngay như khi đang thức, hoặc ít nhất lớp băng xung quanh cũng khiến nó khó di chuyển.
Theo Danviet
Mãng xà cổ đại khổng lồ nặng 1,5 tấn, chuyên ăn thịt cá sấu
Mãng xà cổ đại Titanoboa có kích thước và trọng lượng khổng lồ đến mức chúng dễ dàng ăn thịt cá sấu trong chớp nhoáng.
Theo IB Times, Titanoboa là loài rắn lớn nhất được ghi nhận từng tồn tại trên Trái đất.
60 triệu năm trước, rắn Titanoboa dài khoảng 15 mét, nặng 1,5 tấn sinh sống trong những khu rừng nhiệt đới đầu tiên trên Trái đất,
Mới đây nhất, phiên bản phục dựng theo kích thước thật của loài rắn khổng lồ Titanoboa cerrejonensis được trưng bày ở Bảo tàng Khoa học Đời sống Monte L. Bean ở Đại học Brigham Young, bang Utah, Mỹ.
Phiên bản kích thước thực của loài quái vật cổ đại này được bảo tàng Monte L. Bean mượn từ Viện Smithsonia để phục vụ triển lãm "Quái vật rắn Titanoboa".
Titanoboa được coi là loài rắn khổng lồ có kích thước và trọng lượng lớn nhất từng tồn tại trên Trái đất.
Theo các nhà nghiên cứu, Titanoboa được coi là tổ tiên của trăn Boa Constrictor, hay còn gọi là trăn xiết mồi. Boa Constrictor nằm trong nhóm trăn và rắn anaconda khổng lồ ngày nay.
Với kích thước lo lắn, rắn Titanoboa cũng chuyên săn mồi bằng cách siết chết đối phương, không có răng nanh hay nọc độc. Con mồi ưa thích của loài rắn này được cho là cá sấu, thậm chí là cả những loài cá lớn.
Titanoboa to lớn đến mức cơ thể dài hơn cả một chiếc xe buýt. Theo các nhà khoa học, nếu đối đầu trực diện, Titanoboa khó có thể thắng được khủng long bạo chúa T-Rex.
Titanoboa săn mồi bằng cách siết chết đối phương nhờ kích thước khổng lồ.
Nhưng nếu bất ngờ phục kích, loài rắn cổ đại này có thể siết chết cả những con khủng long hung hãn nhất. Nếu săn được khủng long hay những con mồi cỡ lớn, rắn Titanoboa có thể không cần phải lo lắng về nguồn thức ăn dự trữ trong cả năm.
Các nhà nghiên cứu tìm thấy hóa thạch của Titanoboa ở một mỏ than đá tại Colombia.
Đây là nơi lưu giữ nhiều dấu vết của động vật sinh sống trong những cánh rừng mưa nhiệt đới nóng ẩm bao phủ Trái Đất trong suốt thế Cổ Tân, giai đoạn đầu tiên trong kỷ kỷ Paleogen, thời kỳ khủng long bắt đầu tuyệt chủng (thế là đơn vị đo thời gian trong địa chất, phân chia các kỷ thành khoảng thời gian nhỏ hơn, thường là vài chục triệu năm).
Theo Danviet
Bão tuyết "càn quét" nước Mỹ: 6 người chết, 4.000 chuyến bay bị hủy Vùng đông bắc nước Mỹ đang trải qua thời tiết khắc nghiệt những ngày đầu năm 2018 khi Boston đang hứng chịu trận lụt lịch sử ngay giữa mùa đông, trong khi những nơi khác đang chống chọi với sự càn quét của bão tuyết. Ít nhất đã có 4.000 chuyến bay bị hủy và 6 người thiệt mạng. Sáng sớm ngày 4/1,...