Cách biến smartphone cũ làm camera quan sát trong gia đình
Một cách tận dụng smartphone cũ khá ấn tượng và dễ thiết lập.
Hẳn ai trong chúng ta cũng điều có 01 hoặc 02 chiếc smartphone cũ chạy Android hoặc iOS không còn sử dụng đến. Và thật đáng tiếc nếu như bạn không tận dụng nó để làm một chiếc camera quan sát trong gia đình. Gọn nhẹ, dễ thiết lập và hoàn toàn miễn phí nếu như bạn biết cách.
Truy cập vào App Store, tìm và tải về ứng dụng “Alfred”.
Sau khi tải về xong, hãy khởi động ứng dụng từ màn hình chính.
Tiến hành đăng ký/đăng nhập dịch vụ bằng tài khoản Google (khuyên dùng) hoặc email.
Mặc định giao diện đầu tiên của Alfred sẽ là phần xem camera. Để chỉnh qua thiết lập biến smartphone thành camera giám sát, bạn hãy nhấp vào tùy chọn ở phía trên.
Và chọn “Camera”.
Video đang HOT
Tiếp theo, bạn cần cấp phép cho ứng dụng được sử dụng một số chức năng của thiết bị để thực hiện việc quay phim và ghi âm.
Khi đã cấp phép xong, phần hướng dẫn thao tác sẽ xuất hiện.
Trong giao diện camera, bạn có thể truy cập vào menu của ứng dụng bằng cách vuốt từ cạnh trái của màn hình sang bên phải, sau đó chọn “Camera settings”. Tại đây, bạn có thể tinh chỉnh các thông số camera như khả năng ghi âm (Audio), chế độ tập trung (Focus mode), phát hiện chuyển động (Motion detection), tự động mở ứng dụng sau khi điện thoại khởi động lại (Open after restart), và đặt mật khẩu (Passcode lock). Nếu không muốn tinh chỉnh, bạn có thể giữ tất cả cài đặt như mặc định.
Cơ bản thì việc biến smartphone cũ thành camera quan sát đã hoàn tất. Nếu bạn sở hữu thiết bị có màn hình OLED thì bạn có thể bấm nút hình ổ khóa để bật chế độ tiết kiệm điện năng, đồng thời khóa màn hình lại. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là không bấm vào nút Home hoặc nút Nguồn bởi thao tác này sẽ khiến cho Camera và Wi-Fi bị tắt ngay lập tức. Bên cạnh đó, bạn cũng phải đảm bảo thiết bị không chuyển sang chế độ Ngủ (sleep) hoặc khóa màn hình sau một khoảng thời gian nhất định nhé.
Quan sát camera từ thiết bị smartphone khác
Để tiến hành quan sát camera từ thiết bị smartphone khác mà bạn đã thiết lập trước đó, bạn chỉ việc tải Alfred vào chiếc điện thoại mà bạn đang sử dụng.
Đăng nhập tài khoản mà bạn đã sử dụng trên smartphone dùng làm camera. Khi đó màn hình của chiếc smartphone dùng làm camera sẽ xuất hiện, và bạn chỉ việc nhấp vào để quan sát.
Quan sát camera từ máy tính
Rất đơn giản, bạn chỉ việc mở trình duyệt web và truy cập vào “alfred.camera/webapp/” , sau đó đăng nhập tài khoản mà bạn đang dùng trên smartphone làm camera quan sát.
Nhấp vào màn hình camera bạn cần trong danh sách.
Giao diện quan sát camera sẽ hiện ra, kèm theo đó là các nút chức năng bạn có thể dùng điều khiển camera.
Quá trình truyền tải video trực tiếp thường rất tốn điện năng, thiết bị của bạn sẽ nhanh chóng bị cạn pin. Vì thế, bạn cần kết nối sạc vào điện thoại để sạc nó liên tục. Nếu trong trường hợp bạn không có nhu cầu giám sát thường xuyên thì bạn có thể sử dụng sạc dự phòng để cấp nguồn cho camera. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý để chọn vị trí có sóng không dây mạnh hoặc không bị che khuất để có thể quan sát dễ dàng nhất.
Galaxy A51, A71 cùng được làm mới
Bộ đôi smartphone tầm trung bán chạy của Samsung có thêm phiên bản màu bạc cùng cập nhật tính năng camera giống Galaxy S20.
Galaxy A51 và Galaxy A71 ra mắt cuối 2019 và đã có hơn nửa triệu máy bán tại Việt Nam. Cả hai đều được làm mới bằng phiên bản màu bạc với giá bán như mức cũ, lần lượt 7,99 và 10,49 triệu đồng. Trước đó, cả hai đã có 4 màu xanh, trắng, đen và hồng.
Phiên bản màu bạc đặc biệt hơn bốn màu cũ khi sử dụng lớp sơn mờ ở lưng thay vì sơn bóng. Kiểu màu mới rất khó bám vân tay và mô hôi như kiểu cũ. Samsung vẫn sử dụng hiệu ứng hoa văn dạng kim cương ở mặt lưng nhưng với màu bạc, khó nhìn hơn.
Galaxy A51 và Galaxy A71 có màu sắc giống hệt nhau, chỉ khác một chút ở hoa văn kim cương ở mặt lưng. Cả hai đều có khung viền kim loại màu sáng bóng. Độ mỏng và cảm giác cầm của cả hai tương đương và khó để nhận biết.
Cụm camera 4 ống kính ở mặt lưng giống hệt nhau. Cả hai đều có camera phụ 12 megapixel góc chụp siêu rộng, camera 5 megapixel đo chiêu sâu và camera 5 megapixel chuyên chụp macro. Dù vậy, khác biệt nằm ở camera chính khi Galaxy A51 có độ phân giải 48 megapixel còn Galaxy A71 có độ phân giải 64 megapixel.
Click để lật ảnh
Ngoài màu sắc, hai mẫu Galaxy A51 và A71 bạc có thêm tính năng chụp một chạm Single Take giống trên dòng Galaxy S20. Chỉ nhấn một lần chụp, máy sẽ tự động chụp nhiều tấm hình khác nhau và quay một đoạn video sau đó tự tạo ra một album gồm nhiều ảnh, ảnh động và video. AI sẽ tự chọn ra một tấm hình đại diện đẹp nhất cũng như chỉnh sửa ảnh, thêm hiệu ứng màu phù hợp. Tuy nhiên, khi chụp Single Take, mất từ 5 đến 10 giây máy mới ra ảnh và người dùng nên di chuyển camera để có các góc hình sinh động.
Galaxy A51 và Galaxy A71 đều có màn hình tràn viền Infinity-O với độ phân giải Full HD . A51 có màn hình 6,5, nhỏ hơn 0,2 inch so với Galaxy A71 nhưng chất lượng hiển thị tương đồng. Màu sắc sống động, độ tương phản cao, hiển thị ổn ngoài trời.
Phần khuyết của camera trước trên Galaxy A71 nhỉnh hơn dù camera selfie cùng có độ phân giải 32 megapixel như Galaxy A51. Cả hai đều dùng cảm biến vân tay quang học ẩn trong màn hình.
Với giá chênh lệch 2,5 triệu đồng, cấu hình hai máy cũng có chênh lệch. A51 dùng chip Exynos 9611 8 nhân do Samsung tự phát triển còn A71 dùng Snapdragon 730 của Qualcomm. Cùng có cấu trúc 8 nhân nhưng chip của A71 phát triển trên tiến trình 8 nm, thay vì 10 nm và có hiệu năng nhỉnh hơn.
Galaxy A71 có pin 4.500 mAh, lớn hơn 500 mAh so với Galaxy A51. Bên cạnh đó, củ sạc đi kèm theo máy hỗ trợ công suất sạc 25 w thay vì 15 w như A51. Tuy nhiên, theo số liệu của Strategy Analytics, tính đến hết quý I/2020, Galaxy A51 được tiêu thụ nhiều hơn và nằm trong top 10 smartphone bán chạy toàn cầu.
Tủ lạnh có camera quan sát bên trong Family Hub của Samsung có màn hình cảm ứng, camera gắn trong giúp người dùng quan sát đồ ăn, trợ lý ảo Bixby nghe lệnh bằng giọng nói. Samsung Family Hub 641L là tủ lạnh thông minh đầu tiên được bán tại Việt Nam. Sản phẩm có giá gần 60 triệu đồng. Model này có thiết kế 2 cửa side by side, khác...