Cách bảo quản trứng vịt, trứng gà, trứng muối trong thời gian dài không lo bị hỏng
Với mỗi loại sẽ có cách bảo quản trứng khác nhau để chị em có thể dùng chế biến dần trong vài tuần hay thậm chí hơn một tháng.
Trứng nếu không được bảo quản đúng cách sẽ nhanh hỏng do lớp vỏ bên ngoài có nhiều lỗ nhỏ li ti mà mắt thường không thể nhìn thấy. Qua thời gian, hơi nước trong trứng có thể bốc hơi ra ngoài qua các lỗ, đồng thời không khí bên ngoài có thể len lỏi vào trong khiến trứng nhanh ung, thối.
Vì vậy, muốn bảo quản trứng được lâu, chị em phải tìm cách lấp kín các lỗ nhỏ li ti này, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của môi trường. Để làm được điều này, bạn có thể áp dụng các cách bảo quản trứng được hướng dẫn bên dưới.
Cách bảo quản trứng vịt, trứng gà
Bảo quản trứng tươi lâu sẽ giúp cho món ăn nhà bạn thêm ngon – Ảnh minh họa: Internet
Quét dầu
Cách đơn giản nhất để bịt kín các lỗ nhỏ trên vỏ trứng chính là dùng dầu thực vật quét một lớp mỏng lên vỏ. Với phương pháp này, ở điều kiện nhiệt độ từ 25-32 độ C, chị em có thể bảo quản trứng đến 36 ngày vẫn không hỏng.
Ủ trứng trong bình nước vôi
Để thực hiện, bạn cần chuẩn bị một vò hoặc bình lớn và dung dịch nước vôi có nồng độ 2-3%. Sau đó, xếp trứng vào bình, đổ nước vôi sao cho mực nước luôn cao hơn trứng khoảng 20cm. Nếu rơi vào mùa hè, chị em không nên để bình ở nơi có nhiều ánh sáng chiếu vào. Còn nếu thời tiết đang mùa mưa hoặc mùa đông, bạn nên giữ nhiệt độ bình không quá lạnh nhưng vẫn đảm bảo thoáng mát.
Để trứng trong trấu khô hoặc mùn cưa
Đây là phương pháp được nhiều người bán trứng sử dụng – Ảnh minh họa: Internet
Video đang HOT
Đây là cách bảo quản trứng rất hay được người bán sử dụng. Cách thức như sau: Rải một lớp trấu khô vào đáy thùng. Sau đó tiếp tục theo công thức một lớp trứng – một lớp trấu đến khi đầy thùng là được. Với phương pháp này, chị em có thể để trứng lâu đến vài tháng.
Đặt trứng trong bã trà
Thêm một cách thức bảo quản vô cùng đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay chính là để trứng trong bã trà. Sau khi dùng để nấu nước, chị em đem bã trà đi phơi thật khô rồi cho trứng vào, đặt nơi thoáng mát. Phương pháp tuy đơn giản nhưng hiệu quả lại không ngờ khi có thể bảo quản trứng từ 2-3 tháng không hỏng.
Bảo quản trong tủ lạnh
Khi bảo quản trong tủ lạnh, cần dựng đầu to quả trứng lên trên – Ảnh minh họa: Internet
Nếu trong nhà có sẵn tủ lạnh, chị em có thể dùng khăn ướt lau qua trứng một lần rồi xếp chúng vào ngăn mát sao cho đầu to hướng lên trên. Như vậy, trứng sẽ để được lâu và dễ dàng lấy ra khi chế biến món ăn.
Cách bảo quản trứng muối
Muốn bảo quản trứng muối được lâu, bạn phải chấp nhận bỏ đi lòng trắng. Đầu tiên, chị em lột vỏ trứng, giữ lại lòng đỏ, rửa thật sạch cho vào rượi trắng ngâm khoảng 10 phút. Sau đó, đệm giấy nến lên khay nướng, phết một lớp dầu ăn rồi bật nhiệt 200 độ C trong thời gian 10 phút.
Xếp lòng đỏ trứng lên khay nướng ở nhiệt độ 200 độ C – Ảnh minh họa: Internet
Kế đến, xếp lòng đỏ trứng vào khay, tiếp tục nướng trong vòng 5 phút thì tắt lò, để đó. Canh khoảng 15 phút sau, trứng chín hẳn là có thể lấy ra, để nguội rồi xếp vào hộp kín bảo quản trong tủ lạnh. Nếu để ngăn mát, chị em giữ trứng tươi ngon được khoảng 2 tháng. Còn nếu để ngăn đá thì thời gian kéo dài lên đến 1 năm, tha hồ cho bạn sử dụng.
Tùy vào điền kiện gia đình cũng như thời gian sử dụng mà chị em có thể lựa chọn cách bảo quản trứng phù hợp trong những phương pháp được liệt kê nói trên.
Bảo San
Theo phunusuckhoe.vn
Tiền điện tăng chóng mặt, xem ngay chỗ này trên tủ lạnh để đỡ mất tiền oan
Tất cả các dòng tủ lạnh hiện nay đều được nhà sản xuất thiết lập nhiều mức độ làm lạnh từ thấp lên cao. Số đầu tiên sẽ là ấm nhất, càng số to thì càng lạnh.
Nếu để liệt kê một trong những thiết bị không thể nào thiếu trong gia đình thì tủ lạnh chắc chắn nằm trong danh sách đó. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà mỗi nhà chọn loại có dung tích to, nhỏ khác nhau. Tủ lạnh có thể đáp ứng được rất nhiều nhu cầu của người dùng, quan trọng nhất vẫn là để làm lạnh thực phẩm.
Chúng ta vẫn thường phàn nàn: "Hiện đại thì hại điện", nhưng quả thực thiết bị điện tử này sẽ không quá tốn kém nếu được sử dụng thông minh và đúng cách. Bạn hãy ghi nhớ 2 mức nhiệt độ thông thường của ngăn đông và ngăn mát để đỡ hao điện mà tủ vẫn có thể phát huy triệt để công năng của chúng nhé.
1. Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp cho tủ lạnh
Tất cả các dòng tủ lạnh hiện nay đều được nhà sản xuất thiết lập nhiều mức độ làm lạnh từ thấp lên cao. Số đầu tiên sẽ là ấm nhất, càng số to thì càng lạnh.
Thêm nữa, mọi người cũng nên biết rằng tùy vào tình hình thời tiết mà cân chỉnh nhiệt độ khác nhau. Bạn hãy tăng nhiệt độ vào mùa đông để đồ ăn không bị đông cứng, giảm nhiệt độ vào những ngày hè nóng bức kẻo đồ ăn của bạn nhanh ôi thiu, héo hỏng.
2. Điều chỉnh nhiệt độ cho ngăn đông phù hợp nhất
Ngăn đông là nơi bảo quản những thực phẩm đông lạnh, lại có thể làm ra đá cho nên nhiệt độ của ngăn này nên được để ở mức dưới 0 độ C. Trung bình khoảng -18 độ C vì ở mức nhiệt này thì vi khuẩn không thể sinh sôi, phát triển được. Chúng ta có thể bảo quản thực phẩm với thời gian rất dài.
3. Điều chỉnh nhiệt độ cho ngăn mát phù hợp nhất
Không phải nghe thấy từ "mát" thì ngăn mát sẽ phải để ở nhiệt độ cao đâu. Thực tế, để duy trì mức nhiệt độ có vẻ "man mát" lan tỏa khắp tủ thì bạn phải đặt ở 0 độ C mới chuẩn.
Trong ngăn này, chúng ta có thể dự trữ bánh kẹo, nước giải khát.. Tuy nhiên, nếu muốn cất đồ ăn thừa thì bạn nên cho chúng vào hộp nhựa, nhôm... để có thể làm mát lâu hơn, ngăn chặn việc thức ăn bị ôi thiu, ảnh hưởng sức khỏe của gia đình.
Bên cạnh việc để nhiệt độ phù hợp bạn cũng nên làm thêm một số việc hữu ích sau để tiết kiệm điện và đảm bảo an toàn thực phẩm:
- Hãy phân loại thực phẩm đặt ở từng kệ một cách hợp lý
Ngoài việc đặt nhiệt độ phù hợp, bạn cũng nên phân loại thực phẩm hợp lý bên trong tủ để kéo dài hạn sử dụng của chúng.
Thứ nhất, hãy để những thực phẩm nhanh hỏng như sữa, hải sản, thịt sống, trứng... ở trên đầu tủ lạnh, chỗ mát nhất. Tuyệt đối không để ở cánh cửa tủ vì nơi đây ít lạnh và vi khuẩn rất dễ phát triển.
Thứ hai, rau, củ, quả nên đặt ở những kệ trên cùng hoặc dưới cùng nơi mà nhiệt độ vừa đủ mát để bảo quản và không quá lạnh khiến chúng bị đông.
Thứ ba, phần cánh tủ lạnh bạn có thể đặt những loại đồ không dễ bị ôi thiu, hư hỏng như nước ngọt, bia, sốt cà chua, tương ớt, gừng tỏi...
- Thường xuyên kiểm tra thực phẩm hết hạn và rau củ đã hỏng
Cuộc sống hiện đại bận rộn khiến chúng ta không có nhiều thời gian để đi chợ nấu ăn, nếu bạn lựa chọn cách dự trữ thức ăn trong tủ lạnh để ăn dần thì nên ghi nhớ 1 số điều sau:
Hãy phân loại các hộp thực phẩm xem hộp nào dùng trước, dùng sau. Nhớ đánh dấu kẻo lưu trữ quá lâu mà không dùng đến thì sẽ bị hỏng, rất lãng phí.
- Các loại thực phẩm bị hư thối thì bạn phải bỏ ra khỏi tủ ngay lập tức kẻo nhiễm bẩn sang các món khác. Thậm chí kể cả khi chúng không hỏng nhưng đã quá hạn sử dụng bạn cũng nên vứt đi. Đừng vì tiếc của mà cố gắng ăn kẻo ngộ độc, nhiễm bệnh vào người.
Theo Lê Lê (T/h) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)
9 thực phẩm bạn tuyệt đối không được cho vào tủ đông Nhiều người thường bỏ thực phẩm vào ngăn đá tủ lạnh để bảo quản lâu hơn, nhưng một số thực phẩm lại hỏng hoặc giảm chất lượng nếu làm theo cách đó. 1. Sữa Thật không may, sữa được lưu trữ trong tủ đông có thể tách thành khối và phần nước khi tan băng. Nó vẫn an toàn nhưng nó không tốt...