Cách “ăn” điểm môn Sinh – Sử – Địa
Chỉ còn 4 ngày nữa là bước vào kì thi ĐH đợt II. Để giành được điểm cao và tránh những lỗi – thí sinh cần có cách học và thời gian làm bài hợp lí.
Sinh học: “Mỗi câu nên làm trong 1,8 phút”
Đề có 50 câu trong đó 40 câu chung và 10 câu riêng tùy thuộc vào thí sinh chọn chương trình chuẩn hay theo chương trình nâng cao
Thí sinh làm bài thi. (Ảnh Chu Ngọc)
Về phần ôn tập: Đối với những câu lí thuyết nội dung trong chương trình sách giáo khoa (SGK), những câu đòi hỏi tính toán (tính số NST, số lượng nucleotit,…) cần nắm vững công thức và suy luận cẩn thận.
Phần di truyền chiếm 60% đề thi. Để ăn điểm phần này thí sinh cần nắm vững lí thuyết lớp 12 (chương I, II, III, IV, V) ngoài ra để đạt điểm tuyệt đối thí sinh cần xem lại chức năng của ADN, m ARN, protein, cơ chế nguyên phân, giảm phân,… và học các dạng bài tập trong phần này một cách hệ thống.
Đối với phần tiến hóa (chương I, II sgk chương trình chuẩn, từ bài 32 đến 46 chương trình sgk nâng cao) gồm 10 câu hỏi. Để đạt điểm cao phần này và tránh nhầm đáng tiếc thí sinh cần phân biệt được các khái niệm lí thuyết.
Phần cuối sinh thái học (chương I, II, III SGK chuẩn, từ bài 47 đến 65 chương trình SGK nâng cao) gồm 10 câu. Để làm tốt phần này thí sinh ngoài việc ôn kỹ lý thuyết cần ôn lại phần sinh thái học mà đã được học năm lớp 9.
Khi nhận đề thi soát đề một lượt. Gặp những dạng bài, những câu hỏi lí thuyết có thể làm được ngay, không cần phải suy luận nhiều thì chọn làm trước và ngược lại.
Trung bình một câu sẽ có 1,8 phút để làm. Mỗi câu trong đề thi trắc nghiệm có “quỹ” điểm như nhau vì thế không nên giành quá nhiều thời gian cho một câu nào đó.
Điều quan trọng thí sinh cần đọc kỹ yêu cầu đề bài. Với những câu hỏi về quá trình sinh học (tạo giao tử, tổng hợp protein,..) thí sinh nên vẽ sơ đồ ra nháp rồi so sánh với đáp án câu hỏi.
Với những câu còn phân vân ta dùng phương pháp loại trừ để chọn phương án đúng nhất. Những câu đòi hỏi tính toán phải nhớ rõ công thức, tốt nhất nên viết công thức ra giấy nháp trước khi làm bài. Vì lúc đó đầu óc minh mẫn nhất, chưa phải nhớ nhiều kiến thức. Đặc biệt không nên bỏ trắng câu nào.
Lịch sử: “Tránh dài dòng…”
Video đang HOT
Nên chia từng thời kỳ để học, trong từng thời kỳ cần định ra từng sự kiện, để hiểu và phân tích. Cần sắp xếp những nội dung, yêu cầu để trả lời một cách đúng trọng tâm. Để làm bài tốt thí sinh nên học một cách có hệ thống để liên kết các sự kiện, vấn đề tránh “học trước quên sau”.
Trước mỗi câu hỏi về một sự kiện lịch sử ta nên lập đề cương khái quát ra giấy nháp để tránh sai hay bỏ sót và giúp bài làm rõ ràng, mạch lạc hơn,..
Đề hỏi gì làm nấy tránh dài dòng không cần thiết (ví dụ: hỏi một chi tiết hay 1 nội dung trong cả một sự kiện mà lại trình bày cả sự kiện ). Thí sinh trả lời thẳng vào câu hỏi tránh vòng vo. Đặc biệt đối với những câu hỏi yêu cầu thí sinh phải có nhận thức một cách chính xác.
Đây là những lỗi thường gặp trong các bài thi Lịch sử vì nhiều bạn có tư tưởng “thừa còn hơn thiếu”, làm mất thời gian của những câu khác. Cần chia thời gian làm cho từng câu theo tỉ lệ điểm một cách hợp lí.
Để làm bài tốt môn này ta nên học hiểu để nhớ sự kiện, tránh tình trạng học vẹt, học quá nhiều chi tiết mà phải chọn lọc kiến thức để mô tả, đánh giá sự kiện. Cùng một sự kiện, nội dung người ra đề có thể hỏi ở nhiều góc độ khác nhau. Vì thế cần học một cách hệ thống tất cả chương trình để không “học tủ, học lệch ” .
Địa lý: “Cần nhớ những số liệu cơ bản…”
Để ôn tập có hiệu quả cao thí sinh cần hệ thống lại kiến thức cơ bản tránh học vẹt, hình thành lối tư duy và suy luận logic, kỹ năng khái quát kiến thức, khai thác triệt để mối quan hệ các đối tượng Địa lý. Vì vậy, vẽ sơ đồ là phương pháp hiệu quả nhất.
Mỗi phần của chương trình chia ra các bài, mỗi bài lại có từng ý lớn, trong mỗi ý lớn lại có những ý cơ bản,…Vì vậy khi đã có phần “xương” của toàn bộ chương trình học ta sẽ nhớ nội dung của từng bài. Hệ thống kiến thức học bằng phương pháp vẽ sơ đồ, nhớ các ý chính sẽ giúp bài làm mạch lạc, tuần tự hơn.
Nội dung lí thuyết cần chú ý đến những vấn đề về thế mạnh, nguồn lực phát triển của các quốc gia, địa phương về mặt kinh tế – xã hội. Phần phát triển kinh tế xã
hội cần nắm rõ hiện trạng phát triển, nguyên nhân, hậu quả của vấn đề và đưa ra phương pháp giải quyết vấn đề. Nắm vững những vấn đề về kinh tế – xã hội trong từng vùng, quan hệ của Việt Nam với các nước trong khu vực.
Sau khi đã nắm vững kiến thức một cách hệ thống thí sinh sẽ dễ dàng làm được các dạng bài tập như chứng minh, phân tích hay so sánh.
Ảnh Lê Anh Dũng
Một điều khó khăn khi làm bài thi môn địa lý là phải nhớ quá nhiều con số. Để tránh cho thí sinh “loạn”, trong một số trường hợp chỉ cần đưa ra con số tương đối không cần đưa ra con số chính xác nhưng ta nên nhớ những số liệu cơ bản để lấy ví dụ cho bài làm giúp bài làm thuyết phục hơn.
Về phần thực hành vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, đối với từng dạng biểu đồ có các cách nhận dạng khác nhau:
Biều đồ cột đơn: biểu hiện sự biến động qua nhiều năm (ví dụ: lương mưa,…)
Biểu đồ cột chồng: thể hiện quy mô và cơ cấu đối tượng (% tuyệt đối)
Biểu đồ cột kép: so sánh các đối tượng có cùng đơn vị qua nhiều năm
Biểu đồ tròn: thể hiện quy mô và cơ cấu cấu đối tượng (% tương đối)
Biểu đồ đường: thể hiện diễn biến của các đối tượng khác nhau về đơn vị qua nhiều năm.
Đường kết hợp với cột: các đối tượng khác nhau nhưng có mối quan hệ hay so sánh các đối tượng với một đối tượng chung (lượng mưa, nhiệt độ,..)
Biều đồ miền kết hợp với đường: tỉ lệ sinh tử, tỉ lệ xuất nhập khẩu,…
Vẽ biểu đồ đòi hỏi sự chính xác về tỉ lệ thời gian, phân chia số lượng, sử dụng các kí hiệu để thể hiện sự khác nhau, có ghi chú. Trên biểu đồ cần ghi rõ tên biểu đồ, đơn vị.
Cần đặc biệt chú ý đến việc đổi số liệu cũng như làm tròn trong việc phân tích biểu đồ. Khi phân tích bảng số liệu phải dựa vào số liệu tuyệt đối. Để bài phân tích hay cần nhớ những mốc như tăng hay giảm mạnh, những biến dộng dẫn đến sự tăng giảm đó. Chỉ ra khoảng tăng giảm mang tính chu kì, tránh nêu quá chi tiết mà không nêu được nội dung chủ yếu. Để từ đó đưa ra cái nhìn khái quát.
Theo VNN
Kinh nghiệm làm bài thi của các thủ khoa
Chỉ còn 1 ngày nữa, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2010 sẽ diễn ra. Xin giới thiệu một số ý kiến của các thủ khoa, á khoa trong kỳ thi trước về kinh nghiệm làm bài thi đạt điểm cao.
Ngô Chí Hiếu, thủ khoa trường đại học Bách khoa TP.HCM, năm 2009
Để bước vào kỳ thi đại học phải chuẩn bị một quá trình lâu dài, về kiến thức và kỹ năng làm bài thi. Vì vậy, những ngày cận thi thế này không nên quá lo lắng, học ngày học đêm, quên ăn uống nghỉ ngơi vì kiến thức "nạp" cũng khó vào đầu được. Thay vào đó nên dành thời gian nhiều để nghỉ ngơi, hệ thống lại những phần mình cảm nhận là còn thiếu hay chưa rõ.
Còn khi đã vào phòng thi chắc ai cũng run, mình cũng vậy. Nhưng lúc đó mình xác định run cũng chả giải quyết được việc gì, hít thở thật sâu và bắt đầu nghĩ tới mình phải làm bài thi, không cần quan tâm gì khác.
Khi làm bài thi, đặc biệt là môn toán, nên làm câu một trước. Đây là câu dễ nhất nên khi mình làm câu này tốt, tâm lý dành cho những câu sau sẽ rất thoải mái. Còn những câu trắc nghiệm, không cần phải làm theo trình tự mà câu nào dễ, chắc ăn thì làm trước, câu nào khó hơn cứ để lại, khi làm xong những câu khác thì dành thời gian suy nghĩ thêm rồi hãy làm. Khi làm bài thi cần đọc thật kỹ đề để tránh nhầm lẫn.
Lý Phương Thảo, á khoa trường đại học Khoa học tự nhiên, năm 2009:
Khi làm bài thi thường dễ bị áp lực thời gian, khi đó nếu không bình tĩnh sẽ dễ nhầm lẫn hoặc quên đột xuất. Vì vậy, những ngày ôn thi cần làm nhiều đề thi thử, tự kiểm tra kiến thức và căn thời gian xem mình làm được bao nhiêu điểm.
Với môn lý, hoá cần nắm công thức, công thức mở rộng. Môn toán cần lưu ý trong mỗi đề thi sẽ có một câu bất đẳng thức, câu này khó và nên để lại sau cùng. Tâm lý của thí sinh là chưa làm được thì cố làm xong mới qua câu khác nên gặp câu bất đẳng thức này nếu không làm được, cứ loay hoay vừa mất thời gian, mất điểm.
Những ngày này cần dành nhiều để nghỉ ngơi, thư giãn, không nên tự tạo áp lực cho mình. Đặc biệt những bạn ở tỉnh xa, cần tìm hiểu đường sá đi lại, thời gian đến trường thi và chỗ ăn uống. Vì thay đổi môi trường sống nên dễ gặp bỡ ngỡ, nếu chuẩn bị tốt cũng sẽ giúp làm bài thi thoải mái hơn.
Võ Thị Thuỷ, thủ khoa trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, năm 2009:
Vì văn - sử - địa là những môn xã hội, thiên về tự luận nên lượng kiến thức rất nhiều. Vì vậy mỗi môn phải có những cách riêng để học, không nên tham kiến thức mà học lan man.
Chẳng hạn môn văn cần nắm rõ tác giả, tác phẩm, nhân vật trong tác phẩm. Có sự liên hệ hoàn cảnh sáng tác. Muốn vậy không có cách nào khác là phải đọc, đọc thực sự chứ không qua loa đại khái. Đọc kỹ thì sau này làm bài thi sẽ tránh đươc lẫn lộn nhân vật, tác phẩm.
Cần nắm rõ nội dung, nghệ thuật tác giả muốn gửi đến cho người đọc là gì. Với thơ, cần chia bài thơ thành bố cục, nắm ý đại thể của từng đoạn thơ, mối liên hệ từng đoạn thơ là gì.
Còn môn sử cần chia theo giai đoạn để học thì sẽ không bị khớp. Trong quá trình học cũng cần chú ý đến mối liên hệ của lịch sử Việt Nam với lịch sử thế giới. Môn địa cần nắm rõ bảy vùng miền của Việt Nam, đặc điểm, lợi thế của từng vùng miền. Ngoài ra cần rèn luyện kỹ năng xử lý số liệu, vẽ biểu đồ, vì kinh nghiệm những năm vừa rồi, năm nào cũng có câu hỏi có yêu cầu kỹ năng của thí sinh.
Trong quá trình làm bài thi, cần đọc đề kỹ, sau đó cân nhắc câu nào dễ, câu nào khó, câu nào nhiều điểm câu nào ít điểm hơn để ưu tiên làm. Muốn vậy cần viết đề cương trước khi làm bài. Bí quyết ăn điểm của tôi là ngoài đảm bảo kiến thức, việc đưa ra những nhận định, phát hiện cá nhân đối với tác phẩm là rất cần thiết.
Có một điều nữa tôi muốn chia sẻ với các bạn học sinh ở tỉnh, là vì mới đến thành phố thi sẽ có tâm lý bỡ ngỡ, lo lắng. Đó là lo lắng chỗ ăn ở, đi lại. Điều này dễ khắc phục vì bây giờ có nhiều lực lượng tình nguyện giúp đỡ. Lo lắng thứ hai là tâm lý học ở tỉnh sẽ khó đấu lại các bạn học sinh ở thành phố. Lo lắng này là sai vì kiến thức được dạy cùng một chương trình, cùng một cuốn sách thì ai nắm rõ kiến thức thì sẽ đậu, không kể ở thành phố hay vùng quê.
Theo SGTT
Đề Ngoại ngữ không khó nhưng ít sĩ tử tin có điểm cao Môn cuối cùng của kỳ thi tốt nghiệp THPT không giòn giã tiếng cười như những ngày trước, sĩ tử cho rằng đề không quá khó, nhưng cũng chẳng dễ, ở mức độ "làm tạm được". 15h20, tại Hội đồng thi trường THPT Lý Thái Tổ (Thanh Xuân, Hà Nội), nhiều bậc phụ huynh đứng sát vào cánh cổng trường với tâm trạng...