Các yếu tố tạo nên lớp học hạnh phúc
Lớp học hạnh phúc tạo nên sự hứng thú cho học sinh lẫn giáo viên, giúp trẻ tích lũy kiến thức qua hoạt động trải nghiệm, duy trì cảm xúc tích cực…
Đại diện trường Tiểu học Sunshine Maple Bear cho biết, ngày nay các bậc phụ huynh thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm môi trường học tập hoàn hảo cho con em. Thông thường, mọi người chạy theo các tiêu chí như: cơ sở vật chất hiện đại, chương trình song ngữ quốc tế, đội ngũ giáo viên nhiều kinh nghiệm… mà quên mất rằng yếu tố đầu tiên để định nghĩa về sự hoàn hảo phải là môi trường ấy có đem đến hạnh phúc cho trẻ hay không.
Lớp học hạnh phúc là nơi trẻ cảm thấy “muốn đến”
Hiểu một cách đơn giản, lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác “muốn đến”. Khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung cảm.
Khác với lớp học truyền thống, lớp học hạnh phúc không áp đặt phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích và say mê. Ở đó, trẻ không học theo kiểu nhồi nhét mà được học những gì có ý nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm yêu thích để tiếp tục tự tìm hiểu. Các môn học được biến hóa thành bài học thú vị qua những trò chơi, trải nghiệm.
Lớp học hạnh phúc khiến cô và trò đều cảm thấy phấn khởi khi đến trường.
Tôn trọng cảm xúc là một trong những yếu tố tạo nên lớp học hạnh phúc. Bởi dù ở lứa tuổi nào, trẻ cũng có những hỉ nộ ái ố như người lớn. Không nên nghĩ rằng đi học là một ưu đãi và các em phải tự bằng lòng với điều mà mình nhận được.
Trẻ sẽ yêu thích việc đến trường nếu như ở đó các em được lên tiếng và được lắng nghe một cách đầy tôn trọng. Thay vì la mắng, dọa dẫm, hãy cho trẻ được sai lầm, được nói ra cảm xúc của mình trong môi trường học đường. Điều đó sẽ giúp trẻ tiếp thu tốt hơn, tự tin và hòa đồng hơn. Từ đó, rèn luyện ý thức và khả năng tập trung từ chính nhận thức của bản thân mình.
Nhìn chung, lớp học hạnh phúc là nơi giúp giáo viên và học sinh hình thành cũng như duy trì các trạng thái cảm xúc tích cực. Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ tạo nên một môi trường học đường mà ai tham gia cũng cảm thấy hạnh phúc. Được tham gia vào các lớp học hạnh phúc sẽ giúp mỗi cá nhân thiết lập được tình cảm lành mạnh, góp phần phát triển nhân cách tốt đẹp.
Để trẻ được trải nghiệm lớp học hạnh phúc
Video đang HOT
Để trẻ cảm thấy yêu thích việc đến trường, phụ huynh cần dành thời gian để tìm hiểu về các mô hình trường học được xây dựng theo định nghĩa mới về “lớp học hạnh phúc”. Một số trường học đã áp dụng thành công mô hình này, trong đó có Trường Tiểu học Sunshine Maple Bear.
Tại các lớp học của Sunshine Maple Bear, để cảm nhận được sự hạnh phúc, trẻ được tích lũy kiến thức thông qua những hoạt động trải nghiệm. Các hoạt động không chỉ nằm trong khuôn khổ lớp học mà còn được tổ chức ngoài khuôn viên trường lớp, giúp trẻ cảm nhận sâu sắc về thế giới tự nhiên xung quanh.
Ngoài nội dung kiến thức, chương trình còn mở rộng phát triển kỹ năng xã hội, tình cảm, thể chất, sáng tạo, nghệ thuật thông qua các hoạt động hàng ngày.
Trẻ cần được tham gia các hoạt động trải nghiệm ngoài khuôn viên lớp học.
Các em được học tập với nhiều chuyên gia về STEM hàng đầu của Canada và Việt Nam, qua đó bổ sung kiến thức ứng dụng còn thiếu, nâng cao kỹ năng tự học, tự giải quyết vấn đề. Chương trình được thiết kế dưới dạng các mô-đun nghề nghiệp, khơi gợi niềm đam mê với khoa học và giúp tiếp cận với kỹ năng cơ bản của ngành nghề tương lai.
Không gian học tập ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý thoải mái của trẻ. Trong từng thiết kế, Trường Tiểu học Sunshine Maple Bear luôn chú trọng để mang đến cho các em không gian học tập thân thiện và gần gũi với thiên nhiên. Từng khuôn viên đều được thiết kế các “góc xanh” giúp giáo viên và học sinh thư giãn sau những giờ học căng thẳng.
Công trình có diện tích trên 5.000 m2, bao gồm 5 tầng nổi và một tầng hầm, tích hợp nhiều tiện ích như vườn thực nghiệm trên mái, canteen, bếp ăn, khu vực chăm sóc y tế, phòng học đa năng… Từ đó phục vụ cho việc phát triển toàn diện cả thể chất lẫn trí tuệ, kỹ năng sống của trẻ.
Mọi trang thiết bị trong các lớp học, các học cụ hay phòng chức năng đều được bố trí và thiết kế theo tiêu chuẩn khắt khe của Maple Bear Canada.
Các góc tại Sunshine Maple Bear được thiết kế theo tiêu chuẩn khắt khe của Maple Bear Canada.
Đặc biệt, phụ huynh có thể cảm nhận được sự hạnh phúc của trẻ khi đến trường và một môi trường an toàn, yêu thương tại Sunshine Maple Bear. Điều này thể hiện qua việc trẻ luôn thư giãn, thoải mái, hào hứng, năng nổ để sẵn sàng trải nghiệm những bài học. Đó là một trong những thành công của phương pháp giáo dục Maple Bear đến từ Canada – một trong những quốc gia có chất lượng giáo dục hàng đầu thế giới.
Hoài Nhơn
Theo VNE
Trải nghiệm hạnh phúc tại lớp học
Trong xã hội công nghệ 4.0, xây dựng lớp học hạnh phúc được nhiều nhà giáo dục quan tâm. Làm sao để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui, giáo viên đến trường mỗi ngày là một niềm hạnh phúc, quan hệ thầy trò là động lực để học sinh vươn tới tri thức? Vì vậy, việc xây dựng lớp học hạnh phúc là việc làm cần thiết của cả người dạy và người học.
Cô và trò Trường THCS Đức Thương (Hoài Đức, Hà Nội)
Yêu thương, tôn trọng và thấu hiểu
Nghiên cứu về hạnh phúc của học sinh trong trường học ở Việt Nam, TS Phan Thị Mai Hương, Viện Tâm lý, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam và nhóm các chuyên gia của chương trình truyền hình "Thầy cô chúng ta đã thay đổi" chỉ ra rằng, hạnh phúc ở trường học của mỗi học sinh chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: Giá trị bản thân, yếu tố bạn bè, giáo viên, học tập.
Còn ThS Trần Thị Hải Yến, Khoa Giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục quan niệm: "Lớp học hạnh phúc là nơi giúp giáo viên và học sinh hình thành và duy trì các trạng thái cảm xúc tích cực. Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ tạo nên một môi trường học đường mà ai tham gia cũng cảm thấy hạnh phúc. Được tham gia vào các lớp học hạnh phúc sẽ giúp cho mỗi cá nhân thiết lập được các tình cảm lành mạnh, góp phần phát triển nhân cách tốt đẹp".
ThS Trần Thị Hải Yến phân tích, khi tiến hành khảo sát 100 sinh viên, kết quả thu được 89 phiếu hợp lệ, trong đó, một tỉ lệ lớn ý kiến (chiếm 44,9%) quan niệm hạnh phúc là tổng hợp các giá trị: An toàn, yêu thương, tôn trọng, thấu hiểu, thể hiện bản thân, đạt được nhu cầu. Không nhiều quan điểm cho rằng hạnh phúc là các giá trị riêng lẻ. Không có ý kiến khác bày tỏ quan điểm về hạnh phúc.
Khi chia sẻ quan điểm về lớp học hạnh phúc, phần lớn (chiếm 69,7%) đồng tình rằng lớp học hạnh phúc là lớp học mà ở đó cả GV và HS đều cảm nhận được hạnh phúc và cùng chung một hạnh phúc, đều cảm thấy được an toàn, yêu thương, được tôn trọng, thấu hiểu, hài lòng và có giá trị...
Giải pháp giáo dục tích cực
Lớp học hạnh phúc thể hiện sự chia sẻ, yêu thương
Từ các nghiên cứu về hạnh phúc và hạnh phúc trong nhà trường, ThS Trần Thị Hải Yến đã đưa ra cách thức để cải thiện hạnh phúc của học sinh ở trường học: Tiến hành các cuộc khảo sát đầu năm học để tính đến điểm mạnh và những mong muốn của HS, từ đó GV có định hướng thiết kế bài học phù hợp với đặc điểm và nhu cầu của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên thực hiện các hành động tích cực trong học tập.
ThS Trần Thị Hải Yến cho rằng: Giáo viên linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp dạy học sẽ góp phần xây dựng hạnh phúc trong lớp học. Ví dụ, thay đổi hình thức giơ tay phát biểu trong lớp bằng việc lựa chọn các viên kẹo ngẫu nhiên ứng với mỗi HSSV; Đánh giá nhanh khả năng hiểu bài của các em bằng kỹ thuật cốc đèn giao thông. Màu đỏ thể hiện chưa hiểu bài, màu xanh thể hiện đã hiểu bài, màu hổ phách thể hiện chưa chắc chắn liệu mình đã hiểu bài hay chưa.
Nếu một số bàn hiển thị cờ màu đỏ, nên tập hợp tất cả lại để giúp học cùng một lúc. Huy động sự tham gia giải quyết nhiệm vụ trong lớp học bằng kỹ thuật bảng trắng mini.
Bên cạnh đó, cần giáo dục giá trị cho người học. Ví dụ, dạy học sinh hài lòng về quá khứ, nuôi dưỡng sự biết ơn và tha thứ cho học sinh trong quá trình dạy học. Lòng biết ơn là một trong những vấn đề quan trọng có thể cải thiện hạnh phúc tổng thể của cá nhân. GV có thể hình thành và duy trì lòng biết ơn của HS bằng cách cho HS viết 5 điều họ cảm thấy có thể làm để cải thiện. Dạy các khái niệm như hạnh phúc, lòng biết ơn và sự hài lòng cuộc sống có thể được thực hiện trong trường học như các biện pháp chính để thúc đẩy cá nhân cũng như tăng tương tác tích cực giữa tất cả học sinh.
Sự thay đổi tích cực trong hành động của các thầy, cô giáo là cách để họ có thể tạo dựng nên những lớp học mà ở đó học sinh tìm thấy sự an toàn, ấm áp yêu thương. TS Phan Thị Mai Hương cho rằng: Học tập là nhiệm vụ chính của học sinh nhưng yếu tố này lại không giữ vai trò quyết định đến hạnh phúc của người học. Hạnh phúc ở trường phụ thuộc nhiều vào các yếu tố liên quan đến mối quan hệ xã hội của trẻ và vị trí của trẻ trong các mối quan hệ đó. Như vậy, thiết lập một mạng lưới quan hệ mang tính hỗ trợ, chia sẻ và đề cao giá trị người học là điều cần thiết để học sinh được trải nghiệm hạnh phúc tại trường học.
"Lớp học hạnh phúc là nơi giúp giáo viên và HSSV hình thành và duy trì các trạng thái cảm xúc tích cực. Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ góp phần tạo nên một môi trường học đường mà ai tham gia cũng đều cảm thấy hạnh phúc. Được tham gia vào các lớp học hạnh phúc sẽ giúp mỗi cá nhân thiết lập được các tình cảm lành mạnh, góp phần phát triển nhân cách tốt đẹp" - ThS Trần Thị Hải Yến chia sẻ.
Lê Đăng
Theo giaoducthoidai
Chuyện ghi ở ngôi trường học sinh đang nghe giảng bỗng bỏ chạy khi thấy đoàn thanh tra Trong muôn vàn khó khăn, thiếu thốn nhưng các thầy, cô giáo ở xã vùng cao Phước Bình vẫn hằng ngày "đồng cam, cộng khổ" để "gieo" chữ cho học sinh, nơi mà người dân có trình độ dân trí còn thấp, điều kiện đi lại hết sức khó khăn. Clip giáo viên tâm sự về chuyện học ở vùng cao Phước Bình...