Các vùng nhiệt đới có nguy cơ phải hứng chịu các đợt nắng nóng nguy hiểm
Những đợt nắng nóng gay gắt xảy ra do biến đổi khí hậu đã xuất hiện trên khắp thế giới, đe dọa sức khỏe con người, động vật hoang dã và năng suất cây trồng.
Hầu hết các dự báo về khí hậu đều dự đoán sự gia tăng nhiệt độ theo các kịch bản khác nhau nhưng không cho biết kịch bản nào có khả năng xảy ra nhất.
Người dân nghỉ tránh nắng dưới bóng râm của cây cầu ở New Delhi, Ấn Độ ngày 12/5/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Communications Earth and Environment ngày 25/8, trong kịch bản có thể xảy ra nhất, thế giới sẽ bỏ lỡ những mục tiêu đã đặt ra khiến người dân ở những vùng nhiệt đới có khả năng phải trải qua các mức nhiệt độ có hại trong hầu hết các ngày của mỗi năm điển hình (năm được coi là nắng nóng cực đoan) vào cuối thế kỷ này. Nếu thế giới không kiểm soát được lượng khí thải, nhiều người ở những khu vực nhiệt đới có thể phải đối mặt với những giai đoạn nắng nóng cực đoan “ác mộng” tiềm tàng.
Tác giả chính của nghiên cứu trên thuộc Đại học Harvard, Lucas Vargas Zeppetello, cho rằng nếu thế giới không hành động cùng nhau, có khả năng hàng tỷ người trên toàn cầu sẽ phải hứng chịu các mức nhiệt cực kỳ nguy hiểm một cách quá mức chưa từng thấy.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng ngay cả khi nhân loại có thể đáp ứng được những mục tiêu về khí hậu như trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu là hạn chế nhiệt độ Trái Đất tăng dưới 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, thì hàng triệu người ở những vùng nhiệt đới có thể vẫn phải hứng chịu tình trạng nắng nóng nguy hiểm đến nửa năm vào năm 2100. Trong khi đó, ở những khu vực ngoài vùng nhiệt đới, những đợt nắng nóng chết người cũng sẽ xảy ra hàng năm.
Các nhà nghiên cứu đang đề cập đến mức nhiệt nguy hiểm là 39,4 độ C trong khi mức nhiệt trên 51 độ C được coi là “cực kỳ nguy hiểm” và không an toàn đối với con người. Theo nhà nghiên cứu Zeppetello, mức nhiệt cực kỳ nguy hiểm là khi con người làm việc trong môi trường trong nhà mà vẫn cảm thấy nóng như thiêu đốt. Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng vào cuối thế kỷ này, một số khu vực nhiệt đới, trong đó nguy cơ nhất là khu vực Nam sa mạc Sahara châu Phi và Ấn Độ, sẽ phải hứng chịu mức nhiệt này mỗi năm trừ khi thế giới phải cắt giảm mạnh lượng khí thải. Nhà nghiên cứu Zeppetello cho rằng “điều này khá đáng sợ” khi mà việc đi bộ ngoài trời trong điều kiện thời tiết như vậy cũng rất nguy hiểm.
Video đang HOT
Nhiệt độ Trái Đất hiện đã tăng lên gần 1,2 độ C và những dự báo hiện nay dựa trên những cam kết cắt giảm khí thải CO2 sẽ cho thấy thế giới có thể sẽ vượt xa mức mục tiêu tăng nhiệt là 2 độ C vào năm 2100. Ước tính, thế giới chỉ có 0,1% cơ hội để có thể hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu là 1,5 độ C vào năm 2100, theo đó dự báo nhiệt độ Trái Đất có thể tăng ở mức 1,8 độ C vào năm 2050. Các nhà nghiên cứu cho rằng nhiệt độ trung bình toàn cầu có thể tăng 3 độ C vào năm 2100, điều mà chuyên gia Zeppetello nhận định là “cơn ác mộng” đối với nhiều người.
Nắng nóng khắc nghiệt, vụ mùa từ châu Âu cho tới Trung Quốc trước nguy cơ thất bát
Cơ quan Giám sát Tài nguyên Nông nghiệp của Liên minh châu Âu dự báo sản lượng ngô năm nay có thể giảm gần 1/5 do hạn hán tàn khốc.
Tại Trung Quốc, tình hình cũng không khá hơn.
Cánh đồng hoa hướng dương chết cháy vì khô hạn ở gần thành phố Lyon, miền Đông Nam Pháp ngày 24/8. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Bloomberg, cụ thể, báo cáo mới về tình hình vụ mùa ở châu Âu dự báo sản lượng ngô giảm 16% xuống dưới mức trung bình 5 năm. Con số dự báo hồi tháng 7 là giảm 8%.
Sản lượng ngô giảm có thể dẫn đến lạm phát lương thực tăng hơn nữa, sẽ làm tăng chi phí thức ăn chăn nuôi, gây thêm trở ngại cho nông dân đang gặp khó khăn vì giá dầu diesel và phân bón tăng cao.
Báo cáo giám sát mùa vụ cho biết: "Các giai đoạn khan hiếm nước và nắng nóng một phần trùng với giai đoạn ra hoa và hình thành hạt nhạy cảm. Điều này dẫn đến khả năng không thể phục hồi năng suất".
Vào cuối tháng 8, khoảng một nửa châu Âu đang chịu cảnh báo hạn hán. Cây trồng, nhà máy điện, công nghiệp và cá đều bị nắng nóng và thiếu mưa tác động nghiêm trọng. Đầu tháng này, Trung tâm Nghiên cứu chung của Ủy ban châu Âu đã cảnh báo đợt hạn hán đang diễn ra là tồi tệ nhất trong vòng 500 năm.
Bước vào mùa thu, Tây và Trung Âu phải đối mặt với nguy cơ rất cao về khô hạn trong vòng 3 tháng tới, có thể dẫn đến thiếu nước.
Vụ mùa thất bát vì hạn hán sẽ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng lương thực đang diễn ra. Giá thịt ở siêu thị EU đã tăng 12% trong tháng 7 so với một năm trước đó. Giá sữa, pho mát và trứng cũng tăng vọt lên mức kỷ lục.
Điều này khiến lạm phát ở châu Âu sẽ vẫn còn dai dẳng mà theo dự báo của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Đức Joachim Nagel: "Vấn đề lạm phát sẽ không biến mất vào năm 2023".
Trong khi đó, theo SCMP, tại Trung Quốc, phần lớn miền nam tiếp tục trải qua thời tiết oi nóng. Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cảnh báo rằng đợt nắng nóng và hạn hán chưa từng có sẽ đe dọa vụ thu hoạch vào mùa thu.
Đáy một hồ nước khô nứt nẻ do hạn hán kéo dài tại Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc ngày 21/8/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông báo của bộ này cho biết: "Các cơ quan liên quan cần cảnh báo về nhiệt độ cao kịp thời và thực hiện các biện pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực của thời tiết nắng nóng đối với sản lượng ngũ cốc vụ thu. Cần phải nỗ lực hơn nữa để đảm bảo có đủ nước tưới, mở thêm các nguồn nước mới, xen kẽ tưới tiêu và gây mưa nhân tạo khi cần thiết".
Ngày 24/8, Quốc vụ viện Trung Quốc đã công bố khoản trợ cấp 10 tỷ nhân dân tệ để hỗ trợ nông dân giảm bớt tác động của hạn hán.
Trung Quốc sản xuất hơn 95% lượng gạo, lúa mì và ngô mà nước này tiêu thụ, do đó, sản lượng thu hoạch giảm đồng nghĩa với việc quốc gia đông dân nhất thế giới này sẽ phải tăng nhu cầu nhập khẩu. Điều này sẽ gây thêm áp lực đối với nguồn cung toàn cầu - vốn đã bị ảnh hưởng do cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.
Dự báo tiêu cực về vụ mùa ở Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh một vùng rộng lớn của Trung Quốc đang trải qua thời tiết với nhiệt độ cao khắc nghiệt trong hơn hai tháng. Nhiều sông và hồ chứa đã cạn kiệt vì hạn hán nghiêm trọng, các chính quyền địa phương đã phải phân bổ hạn chế nguồn điện trong ngày.
Tứ Xuyên bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì thủy điện chiếm khoảng 80% nguồn cung điện của tỉnh này.
Theo Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, miền Nam Trung Quốc đã trải qua quãng thời gian ghi nhận nhiệt độ cao liên tục dài nhất kể từ khi các cơ quan chức năng bắt đầu theo dõi 60 năm trước. Dựa trên cường độ, phạm vi và thời gian, đợt nắng nóng này có thể là nghiêm trọng nhất trong lịch sử toàn cầu.
Châu Âu đối mặt với hạn hán nghiêm trọng nhất trong 500 năm, nhiều nơi phát báo động đỏ Phóng viên TTXVN tại Brussels dẫn đánh giá của các chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chung của EU (JRC) cho biết hạn hán năm nay tại châu Âu được cho là tồi tệ nhất trong vòng 500 năm trở lại đây. Đáy hồ chứa La Vinuela ở Malaga, Tây Ban Nha khô nứt nẻ do hạn hán ngày 18/8/2022. Ảnh: AFP/TTXVN...