Các trường ưu tiên tuyển thí sinh có chứng chỉ quốc tế: Liệu có công bằng?
Việc các trường cộng điểm, tuyển thẳng trường hợp có chứng chỉ quốc tế khiến nhiều thí sinh lo lắng tình trạng không bình đẳng trong tuyển sinh.
Nhiều trường đại học đã công bố phương án tuyển sinh hệ chính quy năm 2021. Bên cạnh các phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT, kết quả học bạ, kết quả bài thi đánh giá năng lực… nhiều trường mở rộng ưu tiên xét tuyển hoặc tuyển thẳng thí sinh có chứng chỉ quốc tế A-Level, SAT và chứng chỉ tiếng Anh TOEFL, IELTS từ 4.0 trở lên.
Việc các trường cộng điểm, tuyển thẳng trường hợp có chứng chỉ quốc tế khiến nhiều thí sinh lo lắng về tình trạng bất bình đẳng và giảm cơ hội trúng tuyển của hình thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT.
Chạy đua lấy chứng chỉ
Hơn bốn tháng nay, đều đặn 3 buổi tối/tuần, hai mẹ con chị Trần Thu Hương (Hương Sơn, Hà Nội) vượt hơn 30km từ nhà lên trung tâm quận Hà Đông để học tại trung tâm bồi dưỡng tiếng Anh. Tháng tới con chị sẽ thi để được cấp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế. Mục tiêu con gái chị Hương đặt ra cho lần thi tới là 7.0 IELTS.
Chị Hương cho biết để thi được chứng chỉ tiếng Anh IELTS là điều không hề dễ dàng, ngay cả với những học sinh được đánh giá là giỏi tiếng Anh ở trường học. Các con học ở trường chủ yếu về từ vựng và ngữ pháp, nhưng chứng chỉ quốc tế đòi hỏi chuẩn cả 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết ở mức độ cao. Để rèn được các kỹ năng này thì phụ huynh phải chi một khoản tiền khá lớn từ 20 đến 50 triệu cho con học ở các trung tâm. Những gia đình khó khăn thì rất khó nếu muốn sở hữu chứng chỉ này.
Thí sinh dự thi THPT.
Thầy Vũ Khắc Ngọc, giáo viên tại Hà Nội cho rằng, học sinh ôn luyện tiếng Anh là tốt, các trường đại học yêu cầu năng lực ngoại ngữ ở thí sinh là bình thường, nhưng chạy đua ôn luyện chứng chỉ thì không nên.
Rất nhiều phụ huynh cho con tham gia cuộc đua luyện thi TOEFL, IELTS từ rất sớm để có chứng chỉ được ưu tiên xét tuyển đại học. Dĩ nhiên, điều này cũng có mặt tích cực nhưng cái gì làm quá cũng sẽ trở nên méo mó.
Có học sinh các tỉnh lân cận Hà Nội, hàng tuần, gia đình vẫn phải thuê taxi cho các em lên trung tâm tiếng Anh ôn thi IELTS, để được học giáo viên bản ngữ. Đó là những gia đình có điều kiện. Còn những gia đình không có điều kiện thì sao? Trong khi đó, riêng lệ phí thi IELTS là gần 5 triệu đồng/lần thi (theo công bố của Hội đồng Anh – British Council).
Video đang HOT
“Tôi nghĩ các trường tuyển sinh dựa trên chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế cần có sự tính toán để không cản trở, hạn chế cơ hội của nhóm yếu thế hơn trong xã hội “, thầy Ngọc nói.
Theo thống kê, khoảng 50% trong số 300 học sinh lớp 12 của trường THPT Khoa học giáo dục hiện đủ điều kiện tuyển thẳng vào các trường đại học nhờ chứng chỉ ngoại ngữ. Theo đại diện nhà trường, đây là kết quả hoàn toàn xứng đáng với nhóm học sinh này, nhiều học sinh cũng đang cố gắng hoàn thành các đợt thi để lấy chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.
Tuyển thẳng nhờ chứng chỉ quốc tế?
Phó giáo sư Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng quản lý đào tạo, Đại học Ngoại thương cho rằng, phương thức xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế mấy năm nay rất phổ biến và gây tranh cãi. Nhưng thẳng thắn nhìn nhận thì đây là một xu hướng lành mạnh, tạo cho thí sinh nhiều cơ hội xét tuyển hơn.
Học sinh hay nhầm rằng chỉ cần có chứng chỉ quốc tế là sẽ được tuyển thẳng. Tuy nhiên, các trường coi chứng chỉ quốc tế là chứng chỉ độc lập, có chất lượng nhất định, là căn cứ để họ xem xét sử dụng kết hợp với các phương thức xét tuyển khác.
(Ảnh minh họa)
Theo phó giáo sư Hiền, ngoài yếu tố ngoại ngữ thì các trường còn xét tuyển dựa trên các yếu tố năng lực khác như kết hợp giữa chứng chỉ quốc tế và điểm học bạ, chứng chỉ năng lực tiếng Anh… Vì thế, chứng chỉ tiếng Anh không phải là điều kiện duy nhất nên việc lo ngại không công bằng là khó xảy ra.
Các trường hầu như dành chứng chỉ quốc tế cho một số chuyên ngành đòi hỏi về tiếng Anh cao. Và phương thức xét tuyển kết hợp với chứng chỉ quốc tế chỉ chiếm chỉ tiêu nhỏ, không lấy mất cơ hội của các em. Cho dù không có chứng chỉ quốc tế, các em vẫn có cơ hội thi vào các chương trình tiên tiến, chất lượng cao bằng các phương thức xét tuyển khác.
Đỗ vào trường rồi, trường sẽ cho các em thời gian tích lũy để lấy được chứng chỉ. Do đó, sử dụng phương thức tuyển bằng chứng chỉ quốc tế không có gì tiêu cực.
Theo phó giáo sư Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng quản lý đào tạo Đại học Kinh tế quốc dân, trường chỉ coi chứng chỉ quốc tế là một phần của phương thức xét tuyển kết hợp, và chứng chỉ quốc tế chỉ là phần điều kiện để được xét duyệt hồ sơ, không phải tấm vé vào thẳng đại học.
“Tuyển thẳng là tuyển theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Các em cứ tập trung thi tốt. Chứng chỉ quốc tế không ảnh hưởng đến chỉ tiêu tuyển sinh tổng thể của mỗi trường”, PGS.TS Bùi Đức Triệu nói.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Cúc Phương, Phó hiệu trưởng Đại học Hà Nội cho rằng, chứng chỉ quốc tế IELTS như “tấm vé gửi xe” để qua được “vòng gửi xe”- sơ tuyển. Có chứng chỉ quốc tế là một lợi thế, nhưng không phải tất cả, vì các phương thức xét tuyển khác – đơn cử xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT hiện nay vẫn chiếm đa số chỉ tiêu của các trường.
Tuyển sinh bằng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế: Thí sinh vùng khó có thiệt thòi?
Tuyển sinh năm 2021, nhiều trường đại học áp dụng phương thức tuyển thẳng với thí sinh có chứng chỉ IELTS và các chứng chỉ quốc tế khác. Xu hướng tuyển sinh này đang được nhiều thí sinh lựa chọn.
Tuyển sinh theo hình thức ưu tiên chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế là điều kiện khá khó khăn với thí sinh nông thôn và vùng khó. Ảnh minh họa: Bắc Việt
Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế "lên ngôi"
Bà Nguyễn Thị Thu Hương - Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông và Quan hệ công chúng, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội cho biết: Với hơn 7.000 chỉ tiêu tuyển sinh, nhà trường dành khoảng 350 chỉ tiêu để xét tuyển thẳng với thí sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố hoặc có chứng chỉ quốc tế như ACT, SAT, TOEFL iBT, IELTS.
Cụ thể, thí sinh có thể nộp hồ sơ xét tuyển mà không phụ thuộc vào điểm thi tốt nghiệp THPT nếu có một trong các chứng chỉ quốc tế ACT 20, SAT 1000; Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS Academic 5.5, TOEFL iBT 50; Chứng chỉ tiếng Hàn TOPIK 3; Chứng chỉ tiếng Trung HSK 3; Chứng chỉ tiếng Nhật N 4 (chứng chỉ trong thời hạn 24 tháng tính đến ngày đăng ký), đồng thời có điểm trung bình các môn từng học kỳ lớp 10, 11 và 12 đạt 7 trở lên (riêng thí sinh tốt nghiệp năm 2021, lớp 12 chỉ tính học kỳ I).
"Việc bổ sung phương thức xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế với kết quả học tập THPT, nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng nguồn tuyển, nhất là một số ngành học yêu cầu cao về khả năng ngoại ngữ. Điều này cũng phù hợp với xu hướng tự chủ đại học và tạo thuận lợi nhất cho thí sinh" - bà Hương nhấn mạnh.
Thí sinh tham dự ngày hội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp năm 2020. Ảnh: TG
PGS.TS Bùi Đức Triệu - Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) cho biết: Tạo điều kiện cho thí sinh có nhiều cơ hội hơn trong xét tuyển vào trường, Hội đồng tuyển sinh quyết định mở rộng đối tượng và tăng chỉ tiêu diện xét tuyển kết hợp. Trong đó, trường dành chỉ tiêu để xét tuyển với thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế đạt IELTS 5.5 trở lên, TOEFL ITP 500 trở lên hoặc TOEFL iBT 46 trở lên và có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 của tổ hợp bất kỳ trong các tổ hợp xét tuyển của trường đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào trở lên (dự kiến 18 điểm bao gồm điểm ưu tiên).
Năm nay, Trường ĐH Ngoại thương sử dụng phương thức xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ quốc tế và kết quả học tập dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên, áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và Ngôn ngữ thương mại. Chỉ tiêu của phương thức này dự kiến là 28%; trong đó, từng đối tượng có chỉ tiêu riêng. Ngoài ra, nhà trường dành 7% chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Phương thức này áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và Ngôn ngữ thương mại.
Tuy nhiên, điều kiện để thí sinh đăng ký xét tuyển là phải có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS (academic) từ 6,5 trở lên hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nhật) theo quy định của nhà trường. Thí sinh đồng thời có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11 và học kỳ I năm lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên và điểm thi tốt nghiệp THPT 2 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của trường (Toán - Lý, Toán - Hóa hoặc Toán - Văn) bảo đảm ngưỡng quy định của trường.
Tuyển sinh 2021, nhiều trường ĐH sử dụng các loại chứng chỉ quốc tế để xét tuyển. Ảnh: TG
Thiệt thòi với thí sinh nông thôn, miền núi
Theo thầy Nguyễn Mạnh Hùng - Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Ka Lăng (Lai Châu), không thể phủ nhận phương thức tuyển sinh trên rất phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế, đồng thời tăng cơ hội trúng tuyển cho thí sinh. Tuy nhiên, phương án này phù hợp hơn với học sinh thành thị và các trường chuyên. Học sinh ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa rất khó chen chân bởi thực tế nhiều em không có đủ điều kiện và không có môi trường để học tập, phát triển ngoại ngữ.
Thực tế trên cũng là một trong những lý do khiến Trường ĐH Hùng Vương (Phú Thọ) quyết định không áp dụng phương thức xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế với kết quả học tập THPT để tuyển sinh. Theo TS Hoàng Công Kiên - Hiệu trưởng nhà trường, trường nằm trên địa bàn trung du miền núi, đối tượng tuyển sinh chủ yếu là học sinh vùng nông thôn, nếu áp dụng phương thức tuyển sinh này là không khả thi, thậm chí sẽ không tuyển được thí sinh nào.
Tuy nhiên, hiện cơ sở giáo dục đại học được quyền tự chủ trong tuyển sinh. Việc các trường áp dụng phương thức xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 là hoàn toàn chính đáng và phù hợp với thực tiễn khách quan, nhất là với những trường có chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh. Qua đó, không chỉ giúp nhà trường chọn lọc được thí sinh có chất lượng, mà còn mở rộng cơ hội trúng tuyển cho thí sinh.
PGS.TS Bùi Đức Triệu cho rằng: Các chứng chỉ quốc tế mà nhà trường áp dụng để xét tuyển kết hợp đều có uy tín về chất lượng. Để được cấp những chứng chỉ này, thí sinh phải có thời gian dài học tập, tích lũy kiến thức. Ngoài ra, các em phải trải qua kỳ thi sát hạch nghiêm ngặt, nên chứng chỉ của các em hoàn toàn xứng đáng để được xét tuyển vào trường (dù là tuyển thẳng hay xét tuyển kết hợp).
Theo PGS.TS Bùi Đức Triệu, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc các cơ sở giáo dục đại học sử dụng một số chứng chỉ quốc tế để tuyển sinh đang là xu hướng chung. Cùng với đó, việc đẩy mạnh quốc tế hóa giáo dục qua phương thức xét tuyển này sẽ giúp các trường nâng cao chất lượng đầu vào. Khi sinh viên giỏi ngoại ngữ, thành thạo các kỹ năng sẽ là ưu thế để sau này có cơ hội việc làm tốt và có thể đáp ứng yêu cầu công dân toàn cầu.
Qua khảo sát cho thấy, năm nay các trường vẫn sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT và kết quả học tập THPT để xét tuyển. Bên cạnh đó, nhiều trường áp dụng phương thức xét tuyển khác, trong đó có sử dụng các loại chứng chỉ quốc tế để tuyển sinh. Đây cũng là phương án nhằm tăng cơ hội trúng tuyển cho thí sinh và nâng cao chất lượng nguồn tuyển.
IETLS 5.5 có cơ hội đỗ vào trường đại học nào? Nhiều đại học công bố phương thức tuyển sinh bằng chứng chỉ tiếng Anh. Thí sinh IELTS 5.5 trở lên hoặc có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương sẽ có cơ hội trúng tuyển cao. Đại học Quốc gia Hà Nội xét tuyển các thí sinh có chứng chỉ quốc tế như chứng chỉ quốc tế A-level với tổ hợp kết...