Các trường tư mong Chính phủ quan tâm, hỗ trợ bằng cơ chế chứ không xin tiền
Theo thầy Nhĩ, dịch Covid-19 tác động mạnh đến hầu hết các lĩnh vực trong đó có giáo dục đào tạo và khối trường ngoài công lập bị ảnh hưởng nặng nề.
Ngày 5/3, 150 cơ sở giáo dục ngoài công lập (bao gồm các trường học từ mầm non đến phổ thông, đại học, các trung tâm ngoại ngữ…) đã có kiến nghị khẩn gửi tới Thủ tướng, các bộ, ban ngành về vấn đề hỗ trợ vượt qua khó khăn của dịch bệnh Covid-19, nếu không sẽ họ sẽ bị phá sản vì không cân đối được thu chi.
Là đơn vị nhận được kiến nghị này, trao đổi với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ – Phó chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng dịch Covid-19 tác động mạnh đến hầu hết các lĩnh vực trong đó có giáo dục đào tạo và khối trường ngoài công lập bị ảnh hưởng nặng nề.
Thầy Nhĩ nhấn mạnh: “Giáo dục ngoài công lập đã giúp giảm đáng kể áp lực lên ngân sách nhà nước dành cho giáo dục, tuy nhiên tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp trên thế giới, hơn 1 tháng qua các nhà trường đã phải đóng cửa trường, không thu học phí trong khi lương giáo viên, tiền mặt bằng vẫn trả…
Do đó, việc họ kêu gọi Chính phủ miễn, giảm, giãn, hoãn, chậm nộp các khoản thuế, phí, lệ phí, trong đó có việc giảm thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất và mặt bằng cơ sở giáo dục, bảo hiểm xã hội, Ngân hàng Nhà nước cần xem xét giảm lãi suất cơ bản là hoàn toàn hợp lý”.
Theo thầy Nhĩ, dịch Covid-19 tác động mạnh đến hầu hết các lĩnh vực trong đó có giáo dục đào tạo và khối trường ngoài công lập bị ảnh hưởng nặng nề. (Ảnh: Thùy Linh)
Ngoài ra, theo thầy Nhĩ, việc các trường khẩn thiết mong muốn, Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận tính pháp lý của việc dạy và học trực tuyến cũng như kết quả các chương trình học trực tuyến (online) chính là nội dung mà Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất lâu nay.
Là một trong 150 cơ sở giáo dục ngoài công lập kiến nghị gửi Thủ tướng, trao đổi với phóng viên của Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngân Hoa – Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Victoria Thăng Long, mới thành lập năm 2019, hiện đang có 400 học sinh theo học, 82 giáo viên, nhân viên chia sẻ:
“Các trường ngoài công lập, đặc biệt là các trường mới thành lập, trường mầm non và các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ giáo dục khác cũng đều đang gặp khó khăn, giống như các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực du lịch, vận tải, xuất nhập khẩu…
Họ cũng mong muốn có được sự quan tâm và hỗ trợ từ nhà nước. Điều đó là bình thường. Đó là mong muốn chung, tuy nhiên cần có cách đặt vấn đề chuẩn xác và xử lý thông tin một cách đúng đắn hơn.
Nhưng họ không làm gì sai trái hay vi phạm đạo đức nghề nghiệp gì cả. Họ cần được đối xử bình đẳng trong các chính sách với doanh nghiệp tư nhân, với các ngành nghề đang chịu nhiều tổn thất vì thảm họa chung này.
Đặc biệt, đây là lĩnh vực đầu tư cho con người, phát triển nguồn nhân lực bền vững”.
Video đang HOT
Cũng theo cô Hoa: “Chính phủ cũng cần xem xét và hỗ trợ lĩnh vực giáo dục ngoài công lập ở mức độ hợp lý, bình đẳng với các lĩnh vực đầu tư khác: giảm thuế thu nhập, tăng thời gian miễn thuế trong giai đoạn đầu tư ban đầu, cho vay với lãi suất thấp để duy trì việc trả lương hợp lý cho giáo viên và đảm bảo cơ sở vật chất ổn định cho nhà trường.
Nguồn nhân lực và cơ sở vật chất của một nhà trường, nhất là các trường phổ thông rất cần sự bền vững và ổn định.
Giáo viên cần được đảm bảo đời sống trong thời gian này để yên tâm làm việc khi quay trở lại trường”.
Theo Phó giáo sư Nguyễn Thị Ngân Hoa, Chính phủ cũng cần xem xét và hỗ trợ lĩnh vực giáo dục ngoài công lập ở mức độ hợp lý, bình đẳng với các lĩnh vực đầu tư khác (Ảnh: Trường Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Victoria Thăng Long)
Phóng viên đặt ra băn khoăn hiện nay của dư luận rằng, chẳng lẽ các trường ngoài công lập không có nguồn lực dự trữ phòng ngừa rủi ro gì hay sao mà mới có hai tháng không thu và phải trả lương giáo viên đã cần “giải cứu” bởi Nhà nước còn cần phải cứu những doanh nghiệp lớn hơn, có nhiều ảnh hưởng hơn thì cô Hoa cho rằng:
“Các doanh nghiệp lớn đương nhiên phải có nguồn lực dự trữ mà còn khó khăn thì doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư giáo dục hay trường ngoài công lập cũng thế.
Tiền thuê đất, tiền xây trường, tiền trả lương giáo viên, đầu tư xây dựng chương trình, nâng cấp cơ sở hạ tầng trường học hằng năm…của trường ngoài công lập hiện tại chỉ có 2 nguồn: nguồn vốn của nhà đầu tư và nguồn thu từ học phí.
Như vậy, cũng như mọi doanh nghiệp khác, khi không có nguồn thu thì doanh nghiệp sẽ phải chịu rủi ro rất cao. Mức độ rủi ro và những hệ lụy về mặt xã hội khi một trường học phải đóng cửa không kém gì bất kỳ một doanh nghiệp lớn nào.
Để vận hành tốt, nguồn nhân lực cần đầu tư của trường ngoài công lập khá lớn: 10 học sinh cần 1 giáo viên, tỷ lệ của các trường mới thành lập còn cao hơn: 5-6 học sinh phải có 1 giáo viên để đảm bảo chất lượng dạy học và phục vụ.
Thời gian đầu tư ban đầu và chịu lỗ của các trường rất dài. Nên nguồn vốn có thể cạn kiệt là điều bình thường nếu đại dịch kéo dài 6 tháng.
Cần chú ý là các trường mong muốn được hỗ trợ lãi suất hợp lý như các doanh nghiệp khác chứ không phải đi xin tiền. Không nên làm sai lệch vấn đề. Đầu tư cho giáo dục cần được ưu tiên như mọi ngành mũi nhọn khác”.
Khi giáo viên quay lại trường dạy học và dạy bù trong tháng 6 như quy định của Nhà nước thì nhà trường thanh toán đủ theo hợp đồng.Về vấn đề tiền lương, cô Hoa cho biết, trong thời gian nghỉ dịch Covid-19, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Victoria Thăng Long thực hiện đúng những cam kết trong hợp đồng. Nhà trường gửi thông báo rõ ràng tới từng giáo viên. Trong tháng 2/2020 trả 70% lương theo hợp đồng vì giáo viên không đứng lớp trực tiếp.
Trong tháng 3, được nghỉ phép trước, giáo viên lĩnh lương trung bình tương tự như các giáo viên trường công lập (từ quỹ lương của trường). Cần đảm bảo duy trì đời sống bình thường cho giáo viên: đủ trả tiền nhà, tiền sinh hoạt phí cơ bản khác.
Nhìn nhận rõ vai trò của phụ huynh, phó giáo sư Nguyễn Thị Ngân Hoa cho hay, trong điều kiện bình thường, trường ngoài công lập và các phụ huynh chọn trường ngoài công lập cho con thực sự đã có ý thức tự gánh vác trách nhiệm, chia sẻ gánh nặng ngân sách với Nhà nước rồi.
“Thời gian này phụ huynh nghỉ việc trông con cũng rất khó khăn về tài chính. Chúng tôi không thể đẩy rủi ro thêm cho phụ huynh. Nhà trường và thầy cô sẽ vượt qua những khó khăn này.
Nhưng chúng tôi cần sự bình đẳng về chính sách đối với giáo viên và học sinh, phụ huynh các trường ngoài công lập. Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư giáo dục không phải để “giải cứu” các chủ trường, mà để hỗ trợ về tinh thần và vật chất (dù là rất ít) cho giáo viên, phụ huynh học sinh và tất cả các học sinh.
Chỉ cần sự hỗ trợ từ Chính phủ bằng 30-50% so với các học sinh và giáo viên của trường công là đã rất quý rồi”, vị hiệu trưởng này nhấn mạnh.
Trước đó, nhận định của 150 cơ sở giáo dục ngoài công lập thì hậu quả của dịch Covid-19 để lại cho khối giáo dục tư nhân là vô cùng tàn khốc.
“Theo khảo sát nhanh của chúng tôi, nếu dịch bệnh kéo dài tới 6 tháng, 80% số cơ sở giáo dục ngoài công lập được khảo sát bị sụt giảm doanh số trên 50%, và 90% số cơ sở này có nguy cơ phá sản do không cân đối được thu chi”.
Các trường cũng nhấn mạnh việc đóng cửa hàng loạt các cơ sở giáo dục ngoài công lập sẽ gây hệ lụy vô cùng nghiêm trọng đối với nền giáo dục Việt Nam. Với hệ giáo dục mầm non, hàng trăm cơ sở phá sản sẽ dẫn đến các cháu bé không có người trông nom, chăm sóc, cha mẹ bị ảnh hưởng công việc làm.
Với các trung tâm ngoại ngữ, trung bình chi phí đầu tư một cơ sở vừa phải sẽ tốn từ 2-5 tỉ đồng và sử dụng ít nhất là 30 lao động. Nếu chỉ cần 1.000 trung tâm ngoại ngữ đóng cửa thì hàng nghìn tỉ đồng sẽ bị mất trắng và hơn 30.000 lao động, trong đó có các thầy cô giáo, nhân viên, các bảo vệ, lao công, sẽ mất việc.
Khối trường phổ thông tư nhân cũng đang đối diện với áp lực tương tự. Chi phí đầu tư trung bình cho một trường tư chất lượng vừa phải (mức học phí 5-10 triệu/tháng), là khoảng 80-200 tỉ đồng. Trong đó phần lớn là tiền vay đối với các trường mới xây.
Các trường tư cũng chỉ có thể kéo dài thời gian xoay sở không quá 3 tháng (theo thời gian đóng tiền học trung bình của học sinh). Nếu bị phá sản hoặc mất thanh khoản, chỉ tính tại 200 trường phổ thông tư nhân quy mô vừa ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội thì sẽ có hàng ngàn giáo viên mất việc, hàng ngàn tỉ tiền vay ngân hàng sẽ không được trả đúng hạn.
Đấy là chưa kể sẽ có hàng ngàn giáo viên nước ngoài tại các trung tâm tiếng Anh và trường tư sẽ mất việc, sau này muốn tuyển dụng họ trở lại sẽ tốn chi phí vô cùng lớn.
Theo bản kiến nghị của đại diện 150 trường, các cơ sở giáo dục ngoài công lập hiện đang kiệt sức nghiêm trọng và dần mất tính thanh khoản do học sinh phải liên tiếp nghỉ học tránh dịch Covid-19. Trong gần ba tháng qua, những nhà đầu tư giáo dục tư nhân đã phải gồng mình chịu tất cả những hậu quả của dịch Covid.
“Các trường đang đứng trước một tương lai bất định, không biết khi nào trường, trung tâm, cơ sở giáo dục sẽ được mở, học sinh được đi học. Nhưng tiền lương giáo viên, nhân viên vẫn phải cáng đáng, tiền vay ngân hàng vẫn phải trả, tiền thuê địa điểm vẫn phải thanh toán. Chúng tôi đã kiệt sức! Về tài chính, về năng lượng và cả ý chí!”, nội dung bản kiến nghị viết.
Thùy Linh
Theo giaoduc.net.vn
Trường ngoài công lập xin học trở lại: Đừng đòi hỏi kiểu 'lợi một người, hại muôn người'
So sánh chuyện này với "kêu cứu" của một số trường ngoài công lập mới đây, mới hiểu vì sao lá đơn mới đây bị phản ứng mạnh mẽ như vậy. Đừng suy nghĩ đòi hỏi theo kiểu "lợi một người mà ảnh hưởng muôn người"...
ảnh minh họa.
Chiều qua (6/3), Hà Nội đã ra quyết định học sinh từ lớp 9 trở xuống nghỉ đến hết 15/3, còn đi học lại hay chưa thành phố sẽ quyết định vào cuối tuần tới.
Nhiều khả năng các tỉnh, thành khác cũng sẽ có quyết định tương tự. Chưa "chốt" được kết luận cuối cùng, vì không ai rõ rồi tới đây tình hình dịch nCoV sẽ diễn biến ra sao. Cả thế giới phập phồng lo sợ, chứ không chỉ riêng Việt Nam.
Hạnh phúc là gì? Theo một quan niệm được rất nhiều người đồng ý, hai yếu tố quan trọng đầu tiên là "thân không bệnh, tâm không loạn". Câu nói "sức khỏe là vàng" không phải là sáo rỗng. Thực tế trên thế giới ở những nơi dịch nCoV bùng phát đã cho thấy, mọi mưu cầu lúc ấy chỉ là thứ vô nghĩa, ngoài mưu cầu được mạnh khỏe.
Thế nhưng một số ngày vừa qua, lại xuất hiện một lá đơn được cho là được ký bởi một số trường học ngoài công lập "khẩn thiết" đề nghị Chính phủ cho học sinh đi học lại. Lá đơn này đưa ra lời lẽ "đao to, búa lớn", cho rằng nếu trẻ không đi học sớm, trường không có tiền, "hàng trăm cơ sở mầm non nguy cơ phá sản, dẫn đến các cháu bé không người chăm nom, cha mẹ bị ảnh hưởng công việc. Hàng ngàn trung tâm ngoại ngữ nếu đóng cửa sẽ tạo ra khoảng trống vô cùng lớn trong nâng cao kỹ năng ngoại ngữ, đẩy lùi tiến trình hội nhập quốc tế".
Lá đơn nêu trên, đã nhận được không ít phản bác, dù giáo dục bấy lâu nay là lĩnh vực dễ nhận được sự cảm thông chia sẻ của dư luận. Không ít ý kiến bác bỏ lá đơn trên, lập luận "nếu dịch tiếp mà thiệt hại còn lớn hơn nhiều. Thà chấp nhận thiệt hại nhỏ còn hơn thiệt hại lớn".
Có ý kiến khá mạnh mẽ "lúc tốt tươi thì im ỉm thu hàng chục, hàng trăm triệu trên mỗi học sinh hàng năm, nay mới "nhịn ăn" vài bữa mà đã kêu ầm lên rồi. Các trường này khâu quản trị tài chính cũng không tốt, lúc tiền tấn thu về thì "tẩu tán" ngay, không đề phòng khi gặp khó". Còn có ý kiến khác "kể cả các ông có phá sản ngay thì cũng đành chịu, trường tư cũng chỉ là một dạng doanh nghiệp đặc biệt. Cả xã hội ảnh hưởng, chứ đâu riêng gì các ông".
Còn nhớ hơn nửa tháng trước, tại Bình Dương, một trường mầm non tư thục đã lường trước những khó khăn này, nên tự ra phương án cho một số cán bộ nhân viên nghỉ việc. Không kêu ca, không xin xỏ, không kể khổ, chấp nhận trường hợp bất khả kháng vì "thiên tai dịch họa". So sánh chuyện này với "kêu cứu" của một số trường ngoài công lập mới đây, mới hiểu vì sao lá đơn mới đây bị phản ứng mạnh mẽ như vậy. Đừng suy nghĩ đòi hỏi theo kiểu "lợi một người mà ảnh hưởng muôn người".
Minh Khang
Theo baophapluat
May mà phanh kịp Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp nên học sinh phải nghỉ học để tránh lây lan, thì một số trường tư thục định tranh thủ "tận thu" học phí của phụ huynh học sinh. Ảnh minh họa Trong số đó có trường liên cấp Newton ra thông báo thu phí dạy học online với cấp tiểu học là 2,2...