Các trường THCS, THPT ở Hà Nội sẽ có phòng tư vấn tâm lý
Ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, cho biết dự kiến đến cuối năm 2017, các trường THCS và THPT sẽ có phòng tư vấn tâm lý.
Tháng 6/2014, Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp tổ chức Plan International thành lập mô hình đưa phòng tư vấn tâm lý vào thí điểm tại 20 trường THCS và THPT trên địa bàn.
THCS Cổ Loa (Đông Anh) là một trong 20 trường của Hà Nội may mắn nhận được tài trợ về kinh phí, tài liệu của tổ chức Plan International để triển khai thí điểm xây dựng phòng tư vấn tâm lý trong trường học từ tháng 9/2014 đến nay.
Học sinh Trường THCS Chu Văn An đến phòng tham vấn tâm lý đọc sách kỹ năng sống. Ảnh: Tiền Phong.
Bà Hoàng Thị An, Hiệu trưởng trường, cho biết trước khi có cán bộ tham vấn tâm lý, ban giám hiệu thường xuyên phải giải quyết nhiều vụ việc liên quan mâu thuẫn của học sinh. Từ khi có cán bộ tham vấn tâm lý, bà An không những nhẹ đầu mà còn học được nhiều kỹ năng trong trao đổi, xử lý các vấn đề của học sinh, phụ huynh.
Bà An cho hay năm đầu tiên lập phòng tư vấn, học sinh còn ngại ngùng nên ít tìm đến phòng này nhưng khi dần quen, các em tìm đến nhiều hơn và cũng chia sẻ nhiều chuyện liên quan đến đời sống gia đình, vướng mắc trong tình bạn, bất đồng với giáo viên…
Tuy nhiên, sau 3 năm triển khai, nguồn kinh phí tài trợ đã hết, trường lại rơi vào cảnh khó về nguồn tiền để chi trả cho cán bộ tham vấn. Bà An cho rằng cần thiết phải duy trì phòng tham vấn nên sẽ nghĩ cách xã hội hóa để chi trả lương cho cán bộ.
Khi giáo viên ‘hai vai’
Ngoài 20 trường được tài trợ bởi dự án Plan thì nhiều năm qua, xác định được sự cần thiết của mô hình, một số trường ở Hà Nội cũng tự mày mò để thành lập phòng tâm lý. Tuy nhiên, trường biết cách làm thì thành công, trường lại đang lúng túng xoay xở với nhiều vướng mắc.
Trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng thành lập phòng tư vấn tâm lý trong trường đến nay tròn 15 năm. TS Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng trường vốn là Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội nên lúc nào cũng duy trì từ 3-4 cán bộ tham vấn tâm lý.
Video đang HOT
“Phòng lập ra không chỉ để cho học sinh chủ động tìm đến khi có chuyện, mà cán bộ tâm lý được giao nhiệm vụ phải tìm đến học sinh, giáo viên chủ nhiệm để hiểu và ngừa những chuyện có thể xảy ra. Vì thế, nhiều năm nay, ở trường không có chuyện học sinh đánh nhau”, ông Lâm nói.
Ông Phạm Trọng Đạt, Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) nói: “Tôi trăn trở nhiều năm nhưng đến nay vẫn chưa thể lập riêng được phòng tư vấn cho học sinh vì không có kinh phí”.
Bà Nguyễn Thu Hương, Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Du cho biết hiện có quá nhiều vấn đề xã hội du nhập vào nhà trường nên cần thiết học sinh phải có một chỗ để được tham vấn nếu không các em không tự giải quyết được các vướng mắc.
Không có phòng tham vấn, ban giám hiệu rất đau đầu vì thường xuyên phải giải quyết nhiều chuyện ngoài sách vở nhưng vẫn không yên tâm, vì lãnh đạo trường không có chuyên môn sâu về tư vấn tâm lý.
Bà Hương cho biết đang rục rịch để thành lập phòng này nhưng cái khó trước mắt vẫn là nguồn kinh phí chi trả cho cán bộ và tìm được người có chuyên môn, kinh nghiệm cũng không dễ.
Xã hội hóa để nhân rộng mô hình
Hà Nội hiện có 939 trường THPT và THCS. Tuy nhiên, ngoài 20 trường xây dựng phòng tư vấn tâm lý chuyên biệt theo dự án, hiện có rất ít trường triển khai được mô hình này.
Trong khi đó, khảo sát tháng 11/2016 trên 31.000 học sinh tại 20 trường thí điểm dự án của Hà Nội cho thấy 50% học sinh cho rằng có phòng tư vấn tâm lý trường học sẽ khiến các em cảm thấy an toàn hơn. Trong 3 năm, 2.800 học sinh tìm đến phòng tham vấn.
Trường có phòng tư vấn thì tỷ lệ học sinh bị bạo hành tinh thần lẫn thể chất giảm hẳn, trong đó bạo lực tinh thần giảm từ 63% xuống còn 7% sau 3 năm.
Cũng theo khảo sát này, khi trường chưa triển khai phòng tư vấn tâm lý rất ít học sinh cho biết sẽ tìm đến cha mẹ, giáo viên để hỗ trợ khi bị đe dọa hay gặp vướng mắc trong nhiều chuyện.
Cụ thể, 42% học sinh cho rằng bị bạo lực thân thể, 68% bị bạo lực tinh thần và 36% em bị bạo lực tình dục thường tự mình âm thầm tìm cách giải quyết. Vậy nhưng, sau 3 năm đưa phòng tâm lý vào trường học, 30% cho rằng sẽ hành động khi chứng kiến bạo lực học đường và nhiều học sinh sẵn sàng tìm đến giáo viên, chuyên gia để được tham vấn.
Ông Nguyễn Hữu Độ cho biết từ hiệu quả của mô hình, trong thời gian tới ngành giáo dục Hà Nội sẽ nhân rộng việc thành lập phòng tư vấn tâm lý trong trường học. Trước mắt, các trường trong dự án tiếp tục duy trì hoạt động.
Dự kiến, cuối năm 2017, các trường THCS, THPT sẽ có phòng tư vấn. Nguồn kinh phí trước mắt sẽ xã hội hóa. Sở đang tính toán “khung chi phí” hoạt động để các trường áp dụng hiệu quả.
Theo Nguyễn Hà / Tiền Phong
Giới Toán học không cùng quan điểm về việc thi trắc nghiệm
Quan điểm trái chiều ngay trong giới Toán học về phương án áp dụng hình thức thi trắc nghiệm môn Toán trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017.
Trong cuộc gặp gỡ báo chí chiều qua (12/9), GS Phùng Hồ Hải - tổng thư ký Hội Toán học, phó viện trưởng Viện Toán học Việt Nam - cho rằng mục tiêu giảng dạy môn Toán ở cấp THPT của Việt Nam không chỉ là truyền đạt kỹ năng tính đạo hàm, tích phân mà quan trọng hơn là truyền đạt phương pháp tư duy, khả năng đặt và giải quyết vấn đề.
GS Phùng Hồ Hải - tổng thư ký Hội Toán học Việt Nam, phó viện trưởng Viện Toán học.
"Điều đó không chỉ dành cho môn Toán mà còn dành cho việc học tập các môn khác về khoa học kỹ thuật" - GS Hải khẳng định.
Theo ông Hải, sau khi thi, học sinh có thể quên một số kiến thức cụ thể nhưng phương pháp tư duy sẽ "ngấm" một cách vô thức trong hiểu biết của học sinh, tạo cho học sinh phương pháp tư duy.
"Mục tiêu đào tạo môn Toán ở cấp THPT là truyền đạt phương pháp tư duy chứ không phải chỉ là một số kỹ năng. Kỹ năng cũng cần như ở mức độ thấp hơn" - GS Hải khẳng định.
Từ đó, GS Hải cho rằng việc thi môn Toán bằng hình thức trắc nghiệm sẽ làm hỏng chủ trương và mục tiêu đào tạo của môn Toán.
"Nhìn bề dày của Toán học Việt Nam, học sinh Việt Nam khi ra nước ngoài đi học có thế mạnh về Toán. Chúng ta thay đổi hình thức thi có ảnh hưởng tiêu cực, lâu dài đến thành tựu mà cho đến bây giờ giáo dục Việt Nam đạt được về truyền đạt tư duy Toán học".
Ông Hải cho rằng hình thức thi sẽ ảnh hưởng tới việc học. Thi tự luận học sinh sẽ học theo kiểu tự luận, thi trắc nghiệm thì học sinh cũng sẽ học theo kiểu tự luận.
Theo ông Hải, nếu chọn hình thức thi trắc nghiệm thì các bài kiểm tra trong quá trình học cũng sẽ được chuyển sang hình thức trắc nghiệm và do đó, không còn chỗ cho thi tự luận - hình thức giúp hình thành phương pháp tư duy cho học sinh.
"Không thể nói rằng học sinh vẫn học như mọi năm mà lại thi theo một hình thức mới được" - ông Hải nói.
GS Hải cũng cho rằng việc Bộ GD&ĐT đưa ra phương án thi trắc nghiệm môn Toán trên cơ sở kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội thực hiện trong vài năm qua là chưa đủ căn cứ về mặt khoa học.
GS Vũ Hà Văn - GS Toán Đại học Yale, Hoa Kỳ.
Theo ông Hải, cho tới hiện tại chưa có bất cứ đánh giá cụ thể nào được công khai về kết quả của kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội do đó chưa nên áp dụng hình thức thi trắc nghiệm dựa trên kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội một cách đại trà ngay trong năm nay.
"Quan điểm của chúng tôi là thay đổi thì phải chứng minh được ưu điểm. Sau khi chứng minh được ưu điểm thì mới thực hiện thay đổi. Hiện nay, chưa có căn cứ nào chứng minh được việc thực hiện kỳ thi này có ưu điểm về mặt chuyên môn thì không nên thực hiện ngay" - ông Hải khẳng định.
Ông Hải cũng cho biết bản thân ông đã thử làm một câu hỏi tích phân trong đề thi mẫu của kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội và phải mất 10 phút mới có thể giải xong một câu hỏi. Trong khi đó, trên mạng có đưa ra các mẹo giải câu hỏi này bằng máy tính rất nhanh.
"Tôi nghĩ rằng nếu như không được luyện đề và chỉ học kiến thức SGK lớp 12 thì rất khó đạt điểm ở những câu tính tích phân như vậy" - ông Hải khẳng định.
Trong khi đó, GS Vũ Hà Văn (GS Toán ĐH Yale, Hoa Kỳ) lại cho rằng thi trắc nghiệm đòi hỏi ở thí sinh một số kỹ năng mới, khác với cuộc thi truyền thống.
Theo Lê Văn/Vietnamnet
Sẽ không chọn được người giỏi vào đại học GS Nguyễn Vũ Lương, Chủ tịch hội đồng khoa học, nguyên Hiệu trưởng THPT chuyên Khoa học tự nhiên, ĐH Khoa học tự nhiên, bày tỏ lo ngại về phương án thi THPT, tuyển sinh 2017. Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo phương án thi, xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH 2017. Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết...