Các trường quốc tế tại TP.HCM hoạt động như thế nào?
Ngày 2.6, theo chỉ đạo của UBND TP.HCM, Sở GD-ĐT TP.HCM đã có báo cáo về tổng thể hoạt động của các trường quốc tế dạy chương trình nước ngoài và các trường tư thục có dạy chương trình nước ngoài.
Lễ tốt nghiệp của học sinh Trường Quốc tế APU – ĐINH NGA
Theo đó, về thực trạng hoạt động của các trường quốc tế, Sở chia các trưởng có dạy chương trình nước ngoài thành các loại hình như: Trường có 100% vốn đầu tư nước ngoài với 11 cơ sở giáo dục mầm non, 16 cơ sở giáo dục phổ thông có nhiều cấp học có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép hoạt động. Các trướng có vốn đầu tư nước ngoài có quyết định cho phép thành lập trường đều thực hiện tốt đăng ký hoạt động giáo dục, thực hiện đúng chương trình giảng dạy đã đăng ký.
Chương trình học triển khai tại các đơn vị khá đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam và một bộ phận người Việt Nam, có thể kể đến chương trình của các quốc gia như Anh, Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản… Có gần 12.000 học sinh đang theo học tại các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài với cơ sở vật chất được đầu tư hiện đại, bằng cấp có giá trị ở nhiều quốc gia và được chấp nhận ở nhiều trường ĐH trên thế giới.
Loại hình trường Việt Nam được Bộ GD-ĐT phê duyệt thực hiện chương trình tích hợp, đã thực hiện đăng ký liên kết giáo dục theo quy định. Bao gồm 6 trường: Vinschool, Quốc tế Bắc Mỹ, Tây Úc, Việt Úc, Albert Einstein…
Loại hình trường Việt Nam có dạy chương trình nước ngoài: Có 4 cơ sở giáo dục thực hiện giảng dạy các chương trình của nước ngoài được Bộ GD- ĐT chấp thuận về mặt nguyên tắc thực hiện thí điểm các chương trình nước ngoài cho một bộ phận học sinh là người Việt Nam có nhu cầu. Tuy nhiên do không có quy định cụ thể về thời gian thí điểm nên các cơ sở này hiện vẫn giảng dạy và tuyển sinh. Đó là các trường: THCS- THPT Quốc tế APU, Quốc tế Sài Gòn Pearl; Quốc tế Canada; Quốc tế Mỹ.
Video đang HOT
Từ những thực trạng hoạt động nêu trên, trong báo cáo do Giám đốc Sở Lê Hồng Sơn ký và báo cáo với UBND TP.HCM có đưa ra khó khăn, vướng mắc: Các cơ sở giáo dục, khi thành lập trường có vốn đầu tư nước ngoài (được cấp giấy chứng nhận đầu tư) giảng dạy chương trình nước ngoài nhưng sau thời gian hoạt động thì chuyển nhượng toàn bộ vốn đầu tư nước ngoài cho người Việt Nam hoặc trường có vốn đầu tư hoàn toàn Việt Nam, qua thời gian hoạt động thì chuyển nhượng vốn đầu tư cho người nước ngoài. Như vậy khó khăn trong việc quản lý và chưa có quy định cụ thể đối với tiêu chuẩn hiệu trưởng và hiệu phó là người nước ngoài trong các trường quốc tế.
Cũng trong báo cáo vê tổng thể các trường quốc tế gửi UBND, Sở GD-ĐT TP.HCM kiến nghị thành phố chỉ đạo cụ thể đối với việc thực hiện các chương trình thí điểm đã được Bộ cho phép. Có hướng dẫn, quy định rõ ràng về việc giảng dạy và hoạt động của cơ sở giáo dục sau khi chuyển nhượng giữa nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam. Có hướng dẫn về tiêu chuẩn của vị trí quản lý nhà trường như đã nêu trên của các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài.
Học sinh SNA sẽ tốt nghiệp chương trình Tú tài Quốc tế IB
Từ năm học 2020-2021, học sinh Trường Quốc tế Bắc Mỹ (SNA) sẽ theo học chương trình Tú tài Quốc tế (International Baccalaureate Diploma Programme - IBDP), dự kiến tốt nghiệp khóa đầu tiên vào tháng 6-2022.
Lễ tốt nghiệp lớp 12 học sinh Trường Quốc tế Bắc Mỹ (SNA) năm học 2019-2020.
Đổi mới giảng dạy
Để được ủy quyền giảng dạy chương trình Tú tài Quốc tế (IB), SNA đã trải qua quá trình 2 năm đầy thách thức từ những khám phá đầu tiên về triết lý của IB đến các cuộc phỏng vấn ủy quyền cuối cùng. Nhà trường đã tham dự các hội thảo đào tạo chính thức của IB, tập trung vào phương pháp giảng dạy cho từng môn học cụ thể (dành cho giáo viên), các yếu tố của DP Core (cho các điều phối viên) và triết lý IB (điều phối viên DP và lãnh đạo nhà trường).
Điều phối viên DP cũng tổ chức các buổi hội thảo và thảo luận thường xuyên tại trường với các thành viên nhóm DP để chia sẻ kiến thức, đưa ra quyết định chương trình giảng dạy và tìm ra con đường tốt nhất cho học sinh.
Thầy Simon Lee, Hiệu trưởng SNA vui mừng cho biết: "Đây sẽ là thời điểm hết sức hào hứng với các em học sinh khối 11 sắp tới khi các em quay lại nhà trường vào năm học mới để đặt bước chân trên hành trình trở thành thế hệ đầu tiên tốt nghiệp chương trình IBDP tại SNA vào tháng 6-2022. Đại diện cho đội ngũ chương trình DP bao gồm Giáo viên và Điều phối viên đang hết sức hào hứng, chúng tôi muốn nói rằng "We can't hide our SNA pride!".
Học sinh SNA trong một giờ học Công nghệ thông tin.
Bà Lauralyn Stefureak, điều phối viên chương trình DP tại SNA chia sẻ: "SNA không chỉ cung cấp được chương trình DP phù hợp, mà chương trình giảng dạy của trường được phát triển tốt và vượt trên cả mong đợi tối thiểu để được ủy quyền. Hành trình trở thành trường IB là một nỗ lực của nhóm - từ nâng cấp và xây dựng cơ sở mới (như phòng thí nghiệm STEM hoàn chỉnh) đến chuyển đổi sang sách giáo khoa và thư viện điện tử cho học sinh, giúp hạn chế lãng phí tài nguyên, góp phần bảo vệ môi trường".
Bệ phóng ước mơ
Tú tài Quốc tế IB (International Baccalaureate) là chương trình giáo dục phi lợi nhuận được thành lập vào năm 1968 và chú trọng phát triển vào 4 khía cạnh: trí tuệ, cá nhân, cảm xúc và các kỹ năng mềm nhằm phát triển khả năng học tập và làm việc trong môi trường toàn cầu hóa.
Chương trình DP (Diploma Programme) dành cho học sinh từ 16 đến 19 tuổi, cung cấp một nền giáo dục cân bằng, tạo điều kiện cho sự di chuyển về địa lý và văn hóa, thúc đẩy sự hiểu biết quốc tế. Hướng đến mục tiêu mở rộng kinh nghiệm giáo dục, thử thách vận dụng kiến thức và kỹ năng vào thực tế, chương trình DP được cấu thành từ 6 nhóm môn học: Nghiên cứu ngôn ngữ và văn học; Tiếp thu ngôn ngữ; Cá nhân và xã hội; Khoa học; Toán học; Nghệ thuật.
Học sinh có lợi thế trong việc nhận học bổng, miễn giảm tín chỉ đại học và các yêu cầu tuyển sinh khác của hầu hết các trường đại học toàn cầu. Đến nay, có 1,3 triệu học sinh tốt nghiệp DP từ hơn 140 quốc gia.
Giáo viên tại SNA lấy Chương trình Tú tài quốc tế (IB) làm chuẩn cho phương pháp dạy và học.
Để được phép mang chương trình IB vào giảng dạy ở bậc trung học, các trường phải đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn giảng dạy và được Tổ chức IB thẩm định ủy quyền giảng dạy.
Học sinh hoàn tất chương trình DP và đạt được bằng Tú tài Quốc tế IB sẽ được miễn giảm tín chỉ khi học chương trình đại học. Các đại học danh tiếng trên thế giới như Yale University, Harvard University, McGill University, University of Melbourne... sẵn sàng miễn giảm tín chỉ cho các học sinh nếu đáp ứng được những yêu cầu về hoàn thành chương trình IB.
Theo bà Lauralyn Stefureak, lứa học sinh tốt nghiệp đầu tiên vào năm 2022 sẽ gia nhập đại gia đình IB trên toàn thế giới, được đào tạo để trở nên có trách nhiệm với xã hội cũng bước chân vào con đường rộng mở đến các trường đại học và cao đẳng trên toàn cầu.
Để học sinh được học tập trong môi trường quốc tế hiện đại và để phụ huynh không còn bận tâm về tài chính, SNA đang triển khai các gói đầu tư giáo dục trong 5 năm, 7 năm và 12 năm với ưu đãi hoàn lại 100% học phí.
Liên hệ SNA qua hotline: 0964 466 014 hoặc nhắn tin cho đội ngũ tư vấn của SNA tại https://sna.edu.vn/ để có thêm thông tin chi tiết.
Trường quốc tế ở TP.HCM thu học phí hơn 700 triệu đồng với bậc THPT Hai trường quốc tế TP.HCM và Quốc tế Anh thu học phí bậc THPT hơn 730 triệu đồng. Các trường khác cũng có mức thu trên dưới 500 triệu đồng. Trường Quốc tế TP.HCM (ISHCMC) là một trong những trường có học phí cao hàng đầu. Năm học 2020-2021, học sinh lớp 10 đóng học phí 679,6 triệu đồng trong khi lớp 11,...