Các trường ngoài công lập “đói” thí sinh
Nhiều trường ngoài công lập đang rất chật vật trong việc tuyển sinh khi mà vào thời điểm hiện tại chỉ mới đạt được 40-50% chỉ tiêu được giao. Mặc dù Bộ GD-ĐT luôn khẳng định nguồn tuyển cho khối trường này là dồi dào nhưng trên thực tồn tại không ít rào cản.
Kéo dài xét tuyển: Giải pháp “cụt”
Mùa tuyển sinh năm 2012, lần đầu tiên Bộ GD-ĐT cho phép các trường được xét tuyển bổ sung nhiều đợt cho đến cuối tháng 11/2012. Tuy nhiên với nguồn tuyển “cạn kiệt” nên việc kéo dài này gần như không có nhiều ý nghĩa.
Giải thích về việc cạn kiệt nguồn tuyển, GS Trần Hữu Nghị – Hiệu trưởng Trường ĐH Dân lập Hải Phòng chia sẻ: “Ở Hải Phòng tồn tại 4 trường ĐH trong đó có đến 3 trường công. Năm nay, các trường công này điểm chuẩn trúng tuyển đều ở mức cận sàn đồng nghĩa với việc đã “vét” toàn bộ thí sinh ở khu vực. Ở các tỉnh lân cận cũng tình trạng tương tự. Như vậy nguồn tuyển sẽ không còn, nên có kéo dài thời gian xét tuyển bổ sung cũng như không”.
GS Trần Hữu Nghị cũng cho biết thêm, nếu như các năm trước đây đến thời điểm hiện tại, Trường ĐH Dân lập Hải Phòng có thể gọi được 80-90% thí sinh (TS) đến nhập học thì năm nay mới chỉ đạt được ở mức 50%. Với đà này thì việc tuyển đủ chỉ tiêu là quá xa vời.
Thí sinh dự thi đại học năm 2012. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Cùng chung quan điểm này, GS Đặng Ứng Vận – Hiệu trưởng Trường ĐH Hòa Bình cho rằng, nguồn tuyển cạn kiệt cũng có thể xuất phát từ việc Bộ GD-ĐT xây dựng mức điểm sàn chưa chuẩn xác. Theo tính toán của Bộ GD-ĐT thì có đến 70% TS có mức điểm trên sàn đã trúng tuyển NV1, như vậy chỉ còn 30% cho các nguyện vọng bổ sung. Tuy nhiên khi xây dựng điểm sàn lại không tính đến trong con số 30% này sẽ có một lượng lớn TS quyết ôn thi lại để dự thi năm sau.
Video đang HOT
Sự khó khăn của các trường ngoài công lập càng được thể hiện rõ nét hơn đối với vùng Tây Nam Bộ. Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT thì khi xây dựng điểm sàn thì độ dôi của TS ở vùng này là lớn nhất chính vì thế sẽ tạo điều kiện cho công tác xét tuyển bổ sung. Nhưng trên thực tế mặc dù đã gần hết tháng 9, các trường ngoài công lập thuộc vùng này chỉ mới tuyển được 30-40%.
Theo giải thích của một cán bộ tuyển sinh, sở dĩ vùng này có độ dôi nhưng không đầu đơn vào các trường ngoài công lập là bởi chi phí học tập cao trong khi thu nhập bình quân ở vùng này còn khá thấp. Bên cạnh đó sự xuất hiện của các trường công lập bên cạnh với chỉ tiêu tương đối lớn nên đã “hút” hết TS.
Trước thực trạng này, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ đã có công văn gửi Bộ GD-ĐT về việc xem xét áp dụng điểm chênh lệch khu vực trong tuyển sinh cho TS vùng ĐBSCL. Mặc dù nói là sẽ xem xét nhưng với quy định “cứng” trong quy chế tuyển sinh là xóa bỏ điều 33 chắc chắn Bộ GD-ĐT không thể “xé rào”.
Khó càng thêm khó
Với lợi thế được nhà nước hỗ trợ chi phí đào tạo nên khi các trường công lập lấy điểm chuẩn ngang sàn, chắc chắn nhiều TS sẽ đầu đơn vào đăng ký xét tuyển. Bên cạnh đó, hàng loạt các hệ đào tạo như CĐ, TCCN, thậm chí là hệ nghề các trường này cùng có những chính sách để hút TS bởi các hình thức trọn gói: tổ chức đào tạo liên thông, được hỗ trợ học tập như chính quy… khiến nguồn tuyển các trường ngoài công lập ngày thêm cạn kiệt.
“Nếu như các năm trước Bộ GD-ĐT quy định điểm chuẩn NV sau không được thấp hơn trước nên các trường công lập chỉ tuyển được TS ở mức độ khá, giỏi trở lên, thậm chí là đành chấp nhận tuyển thiếu chỉ tiêu (do hết nguồn TS đạt mức điểm nhận hồ sơ trở lên – PV) thì năm nay lại hoàn toàn trái ngược. Chính vì điều này mà trường công lập không ngại ngần hạ điểm chuẩn xuống sát sàn để tuyển bằng đủ chỉ tiêu thì thôi” – GS Trần Hữu Nghị buồn rầu nói.
GS Nghị cũng cho rằng, xã hội hiện nay vẫn luôn có tâm niệm trúng tuyển vào trường công thì danh tiếng hơn trường tư. Bên cạnh đó, trường tư thì phải tự thân vận động nên chắc chắn chi phí đào tạo sẽ cao hơn trường công. Đây chính là “rào cản” khiến các trường ngoài công lập khó phát triển.
“Cùng là TS trúng tuyển nhưng có sự phân biệt khá lớn về chi phí đào tạo giữa trường tư và trường công. Chính vì thế tôi hi vọng sẽ có chính sách cải thiện tình trạng này để cho các trường ngoài công lập phát triển. Chẳng hạn như cần phải hỗ trợ chi phí đào tạo cho các sinh viên dù học trường công hay tư là như nhau” – GS Nghị đề xuất.
Trong khi đó GS Đặng Ứng Vận khẳng định, việc có ý kiến cho rằng trường ngoài công lập đào tạo chưa tốt nên khó tuyển được TS là hoàn toàn đúng bởi có rất nhiều đơn vị đã và đang phấn đấu cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên… như các trường công lập nhưng vẫn rơi vào tình trạng “bi đát”. Ở đây cần phải đánh giá lại nguồn tuyển khi xây dựng điểm sàn đã đáp ứng đủ cho các trường hay chưa.
“Một ông bố đã sinh ra những đứa con ngoài công lập thì cần phải tạo điều kiện để phát triển chứ không thể đưa ra lời nhận xét do khâu đào tạo yếu kém nên TS không đầu đơn” – GS Vận nhấn mạnh.
Nguyễn Hùng
Theo dân trí
Nhiều trường 'vét' thí sinh đến hết tháng 11
Cuối tháng 9, nhưng còn không ít trường ĐH, CĐ vẫn đang chật vật tuyển sinh vì chưa thể tuyển đủ chỉ tiêu. Nhiều trường trong số này cho biết sẽ kéo dài thời hạn xét tuyển đến hết tháng 11.
Trong thông báo của trường ĐH Bạc Liêu về xét tuyển bổ sung vào 9 ngành ĐH và 7 ngành CĐ tại trường với điểm số chỉ khoảng tương đương điểm sàn không thấy có thông tin về chỉ tiêu. Danh sách trúng tuyển nguyện vọng này cũng đã được công bố, tuy nhiên, số thí sinh trúng tuyển chỉ đếm trên đầu ngón tay, dù điểm trúng tuyển chỉ tương đương điểm xét tuyển.
Cụ thể, ngành CĐ Kế toán có 2 thí sinh trúng tuyển ngành giáo dục tiểu học: 4 thí sinh trúng tuyển sư phạm địa lý: 2 thí sinh trúng tuyển ngành tiếng Việt và văn hóa Việt Nam: 3 thí sinh trúng tuyển.
Trước thực trạng quá ít thí sinh, trường ra thông báo xét tuyển đến hết tháng 11/2012, hạn cuối cùng theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Theo ông Nguyễn Tiến Thành, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, hiện trường còn thiếu khoảng 600 chỉ tiêu ở cả hai hệ ĐH, CĐ. Nếu số thí sinh trúng tuyển ngành nào quá ít thì sẽ ngưng đào tạo và chuyển những thí sinh này sang ngành khác cùng khối thi.
Trường ĐH Tiền Giang thông báo xét tuyểnnguyện vọng bổ sung (đợt 2) lên tới 990 chỉ tiêu cho 21 ngành bậc ĐH và 22 ngành hệ CĐ, thời gian kết thúc đợt 2 là ngày 27/9 tới. Tuy nhiên, thời điểm này, trường cho biết vẫn còn khoảng 900 chỉ tiêu. Với số lượng lớn như vậy, chắc chắn ĐH Tiền Giang sẽ phải tiếp tục xét tuyểncác nguyện vọng tiếp theo.
Vừa thông báo điểm trúng tuyển nguyện vọng bổ sung đợt ngày 22/9, trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM (HUTECH) đã thông báo luôn việc tuyển bổ sung đợt tiếp theo với số chỉ tiêu ká lớn: 750 bậc ĐH và 600 bậc CĐ. Trường dự kiến thời gian công bố kết quả xét tuyển theo 3 đợt: Đợt ngày 29/9, đợt ngày 06/10 và đợt ngày 13/10. Tuy nhiên, dự trù được việc có thể chỉ tiêu cả 3 đợt trên chưa đủ, trường lưu ý luôn có thể xét trúng tuyển bổ sung sau thời gian trên.
Trường ĐHDL Hải Phòng cũng vừa ra thông báo tổ chức xét tuyểnnguyện vọngtrên toàn quốc, thời gian xét tuyển đến ngày 30/9 với số lượng lên tới 1.200 chỉ tiêu cho bậc ĐH và 400 chỉ tiêu bậc CĐ. Với số lượng chỉ tiêu lớn như vậy, nhiều khả năng trường sẽ không thể tuyển đủ chỉ tiêu với thời hạn nêu trên và phải gia hạn đợt tiếp theo. Đặc biệt, để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh, trường cho phép thí sinh có thể xét tuyển nguyện vọng vào hệ thống đăng kí xét tuyển trực tuyến và gửi thông tin xét tuyển về trường theo link http://hpu.edu.vn:8283/.
Với tổng số chỉ tiêu 500, nhưng thời điểm này, trường ĐH Phan Chu Trinh (Hội An, Quảng Nam) mới chỉ nhận được chưa đầy 100 bộ hồ sơ xét tuyển. Do đó, từ ngày 24/9 đến ngày 15/10, Trường tiếp tục nhận hồ sơ xét tuyển đợt 2.
Giống như trường ĐH Phan Châu Chinh, hàng loạt các trường ĐH ngoài công lập cũng như nhiều trường ĐH tốp dưới đang dồn lực vào cuộc chiến tuyển sinh, sẵn sàng chờ đợi từng thí sinh đến giờ phút cuối cùng.
Theo Giáo Dục và Thời Đại
Cẩn trọng với hệ đào tạo "lạ" Năm nay, thời hạn xét tuyển nguyện vọng bổ sung được Bộ GDĐT cho phép kéo dài tới ngày 30/11. Thời điểm này, nhiều trường đã có thể sơ bộ kết thúc công tác tuyển sinh. Nhưng một số trường khác như ngồi trên đống lửa khi số lượng thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển quá ít ỏi so với...