Các trường học ở Nghệ An tích cực chuẩn bị vui đón học sinh vào lớp 1
Học sinh lớp 1 năm nay đánh dấu một giai đoạn mới của ngành Giáo dục Việt Nam khi các em sẽ là những học sinh đầu tiên được học bộ sách giáo khoa mới theo Chương trình phổ thông tổng thể.
Chương trình cũng kỳ vọng sẽ tạo ra một thế hệ học sinh mới được phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực…
Cuối tháng 8, những bộ sách giáo khoa mới đã về với thầy và trò Trường Tiểu học Lưu Kiền của huyện Tương Dương. Để kịp thời cho ngày khai giảng, giáo viên trong trường đã được huy động để soạn sách cho học sinh và tham gia các chương trình tập huấn tại trường về sách giáo khoa mới. Ảnh: Đức Anh
Năm nay, hơn 500 trường tiểu học trong toàn tỉnh sẽ chọn bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”. Tuy nhiên, riêng với môn Tiếng Việt, hơn 100 trường tiểu học của các huyện vùng cao như Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Con Cuông, Quỳ Châu, Quỳ Hợp lại chọn bộ sách “Vì sự Bình đẳng và Dân chủ trong giáo dục”. Theo thầy giáo Nguyễn Đình Hùng – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lưu Kiền: Bộ sách Tiếng Việt mới có kênh hình và kênh chữ đều sinh động, dễ hiểu phù hợp với đặc thù học sinh miền núi, nhất là với những học sinh lớp 1, người dân tộc thiểu số chưa thông thạo Tiếng Việt. Ảnh: Đức Anh
Trước ngày bước vào năm học mới, giáo viên ở các trường cùng tranh thủ xem lại chương trình trong sách giáo khoa mới. Dù lo lắng nhưng đa phần đều háo hức bởi kỳ vọng chương trình thay sách sẽ đem lại nhiều chuyển biến tích cực cho học sinh tiểu học. Ảnh: Đức Anh
Khó khăn hiện nay, đó là cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học theo chương trình mới. Ảnh: Đức Anh
Video đang HOT
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Con Cuông và các giáo viên Trường Tiểu học Đôn Phục đang khảo sát địa điểm để triển khai mô hình trường tiểu học bán trú. Điều này, sẽ tạo điều kiện để học sinh trong toàn xã được học tập trung tại điểm trường chính, được ăn ở bán trú tại trường và có cơ hội được học Tiếng Anh, Tin học theo chương trình mới. Ảnh: Đức Anh
Trước khi đón học sinh trở lại, Trường Tiểu học Chôm Lôm – Con Cuông kiểm tra lại phòng học Ngoại ngữ. Việc đầy đủ trang thiết bị sẽ tạo cơ hội để học sinh các huyện miền núi cao nâng cao các kỹ năng nghe, nói. Ảnh: Đức Anh
Tại thành phố Vinh, năm nay học sinh lớp 1 sẽ được phân lớp thông qua hệ thống phần mềm. Sau khi có lớp, các trường tiểu học sẽ tiến hành bốc thăm chọn cô giáo chủ nhiệm. Việc tổ chức bốc thăm có sự chứng kiến của Ban Giám hiệu nhà trường, Hội Phụ huynh. Cô Hoàng Thị Lữ – Tổ trưởng tổ 1 – Trường Tiểu học Nghi Ân cho biết: Năm nay khối lớp 1 được Ban Giám hiệu nhà trường hết sức quan tâm, phân công các giáo viên có trình độ chuyên môn đồng đều, có kinh nghiệm và năng lực. Trước khi bước vào năm học mới, những giáo viên được phân công dạy lớp 1 được tập huấn kỹ càng. Tôi nghĩ tất cả giáo viên ở trường đã sẵn sàng cho một năm học mới với nhiều kỳ vọng ở phía trước. Ảnh: Đức Anh
Sau khi bốc thăm chọn cô, chọn lớp toàn bộ giáo viên và Ban Giám hiệu nhà trường cùng đặt quyết tâm cao để hoàn thành chương trình giảng dạy năm học 2020 – 2021. Để chuẩn bị cho chương trình thay sách, hơn 2.000 cán bộ quản lý và giáo viên dạy lớp 1 trong toàn tỉnh cũng đã được tham gia tập huấn với nhiều chuyên đề khác nhau. Ảnh: Đức Anh
Ngay sau khi phân lớp, học sinh lớp 1 của Trường Tiểu học Nghi Ân cũng được bố mẹ đưa đến trường để nhận lớp, nhận cô. Ảnh: Đức Anh
Từ năm học này, các em sẽ được làm quen với bảng đen phấn trắng. Những lời chào yêu thương của các thầy, cô giáo sẽ giúp học sinh và phụ huynh vững tin trong năm đầu tiên tới trường. Ảnh: Đức Anh
Cô giáo Hà Thị Anh Đào – Chủ nhiệm lớp 1 E, Trường Tiểu học Nghi Ân phổ biến một số nội quy quy định dành cho các em học sinh lớp 1. Khác với khi còn học mầm non các em học sinh khi bước vào lớp 1 phải học hành một cách nề nếp hơn. Ảnh: Đức Anh
Dù đang còn những bỡ ngỡ đầu tiên nhưng với học sinh lớp 1, đây sẽ là một chặng đường mới trên bước đường các em trưởng thành. Ảnh: Đức Anh
Chương trình phổ thông tổng thể mới sẽ bắt đầu được triển khai đầu tiên từ năm học này dành cho học sinh lớp 1 trên toàn quốc. Từ năm học tới, chương trình sẽ được triển khai cuốn chiếu theo từng bậc học, cấp học. Riêng với học sinh tiểu học, mục tiêu Chương trình là giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản, đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực. Ảnh: Đức Anh
Đi học thời... Covid-19
Còn hơn 1 tuần nữa là đến ngày tựu trường, nhưng cái cảm giác chuẩn bị cho năm học mới lần này đã không còn giống như mọi khi.
Lũ trẻ có đến trường với bạn bè sau ngày khai giảng hay không thì vẫn chưa thể xác định, bởi việc khống chế dịch bệnh còn chưa biết kết quả thế nào.
Các em học sinh đeo khẩu trang ngồi học để phòng chống dịch Covid-19 - Ảnh: LAM THANH
Nhà tôi có 3 đứa trẻ trong độ tuổi trung học phổ thông. Trước thềm năm học mới, bên cạnh việc chuẩn bị "sách mới, áo hoa" thì điều quan trọng hơn là phải đảm bảo mỗi đứa có một cái smartphone hoạt động tốt, tăng dung lượng thuê bao Internet cho việc học online.
Học online được coi là một giải pháp tình thế hữu hiệu khi dịch bệnh bùng phát vào nửa cuối của năm học trước. Nhưng, giải pháp tình thế vẫn chỉ là tình thế. Tôi không nghĩ nó sẽ là một giải pháp hữu hiệu lâu dài cho năm học mới này. Sắm thêm vài cái smartphone cho lũ trẻ học bài là một khoản đầu tư không nhỏ đối với rất nhiều người. Nhưng, dẫu sao, điều này còn có thể miễn cưỡng để đầu tư. Vấn đề đau đầu hơn là chúng sẽ sử dụng cái smartphone đó như thế nào?
Các trường học từng áp dụng nhiều biện pháp giãn cách học sinh để phòng chống dịch Covid-19
Cô bạn tôi là phụ huynh của học sinh tiểu học. Mỗi buổi học online của con cũng là buổi học của mẹ. Mọi thao tác học qua điện thoại đều là điều khó khăn với đứa nhỏ còn chưa thuộc mặt chữ. Với phụ huynh của học sinh trung học cơ sở thì câu chuyện còn đau đầu hơn. Mọi nỗ lực hạn chế lũ trẻ sử dụng smartphone trong bao năm qua đều không còn ý nghĩa. Lũ trẻ nhà tôi đã thuộc lòng lời thoại trong các Vlog, có đêm chúng nói mơ bằng khẩu quyết trong games. Không ai có thể kiểm soát hậu quả của Internet đối với bọn trẻ khi đó là phương tiện bắt buộc thay cho việc đến trường, nhất là khi bố mẹ phải đi làm cả ngày. Những hệ lụy này không phải là không thể giải quyết, nhưng điều kiện cần là sự chủ động. Tuy nhiên, đến lúc này, đến trường hay online vẫn luôn là nỗi niềm phấp phỏng.
"Trẻ cần phải được đến trường, hoặc chấp nhận một năm học "bình thường mới". Nhưng dù lựa chọn thế nào thì cũng nên có một quyết định rõ ràng và lâu dài. Sự phấp phỏng, không chắc chắn chính là điều vô cùng tai hại đối với công tác giáo dục trẻ em".
Nhà báo Phạm Trung Tuyến
Năm học mới cận kề. Mọi năm, trước mùa tựu trường, câu chuyện thời sự lớn nhất là các khoản đóng góp. Nhưng năm nay, nỗi niềm của phụ huynh là cơ hội đến trường của lũ trẻ trong hoang mang dịch bệnh. Đợt sóng thứ nhất qua đi, đợt sóng thứ hai đã đến, và còn biết bao nhiêu đợt sóng nữa vẫn còn trực chờ? Kinh tế sa sút, dù khó, nhưng dường như vẫn là điều có thể đánh đổi với sự an toàn. Nhưng quyền được đến trường để học hành một cách tử tế của lũ trẻ thì sao? Điều này có thể đánh đổi được hay không?
Nhà báo Phạm Trung Tuyến
Trẻ cần phải được đến trường, hoặc chấp nhận một năm học "bình thường mới". Nhưng dù lựa chọn thế nào thì cũng nên có một quyết định rõ ràng và lâu dài. Sự phấp phỏng, không chắc chắn chính là điều vô cùng tai hại đối với công tác giáo dục trẻ em. Chỉ hơn tuần nữa thôi, năm học mới đã bắt đầu rồi, đến trường hay không, đã đến lúc cần có một kế hoạch ứng phó dài hạn cho lũ trẻ của chúng ta.
TP HCM: Học sinh tựu trường vào ngày 1-9 UBND TP HCM vừa ban hành kế hoạch năm học 2020-2021. Trong đó, học sinh các cấp từ tiểu học đến THPT sẽ tựu trường vào ngày 1-9 Riêng bậc học mầm non sẽ tựu trường cùng ngày khai giảng là ngày 5-9. Theo kế hoạch năm học, các bậc từ mầm non, tiểu học đến THPT, các Trung tâm GDTX sẽ đồng...