Các trường hỗ trợ kiến thức cho học sinh sau nghỉ dịch Covid-19
Sau khi quay trở lại lớp học, các trường đều dành thời gian dạy học bù cho những HS không có điều kiện, thiết bị học từ xa để theo kịp chương trình.
Do dịch bệnh Covid-19, học sinh ở Hà Nội và nhiều địa phương khác phải học trực tuyến qua mạng internet, học qua sóng truyền hình trong thời gian dài. Vì vậy, sau khi quay trở lại lớp học, các trường đều dành thời gian tổ chức dạy học bù cho những học sinh không có điều kiện, thiết bị học từ xa để các em theo kịp chương trình. Đồng thời khảo sát chất lượng dạy và học từ xa, từ đó tổ chức ôn tập, phụ đạo thêm cho học sinh.
(Ảnh minh họa)
Trong thời gian tổ chức học trực tuyến, học qua sóng truyền hình, theo thống kê của Trường Tiểu học Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, tỷ lệ học sinh lớp 4 học qua sóng tuyền hình, học online qua mạng internet đạt 100%, lớp 5 đạt 99,8% và các khối lớp khác cũng đều đạt trên 99%. Số học sinh không tham gia học tập trực tuyến chủ yếu do các em về quê, hoặc không có thiết bị để học. Để đảm bảo chương trình học của các học sinh không bị gián đoạn, nhà trường bố trí giáo viên kèm riêng cho các nhóm học sinh ngoài giờ học chính khóa ngay khi các em quay trở lại trường học và được sự đồng ý của phụ huynh học sinh.
“Mỗi khối lớp căn cứ vào số học sinh không tham gia thì có 55 học sinh không tham gia, có 2 bạn học sinh lớp 5 không tham gia học trên truyền hình, đến nay các con cũng đã từng ngày theo lịch của khối chuyên môn. Chúng tôi tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho học sinh 2-3 buổi/tuần. Với các nội dung môn Toán và Tiếng Việt ưu tiên đầu tiên, với lớp 3-4 -5 thì bổ sung thêm môn tiếng Anh. Có những khối lớp, khoảng giữa tháng 6, các con sẽ bổ sung xong kiến thức, nhưng có khối lớp hết tháng 5 đã xong số lượng các bài con không học trên truyền hình, học trực tuyến”-bà Bùi Thị Thanh Hằng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vĩnh Hưng cho biết.
Ở bậc trung học cơ sở, học sinh được học hoàn toàn trên sóng truyền hình do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra khảo sát, rà soát vở ghi bài, vở bài tập của học sinh, các trường vẫn thấy có nhiều em bị thiếu buổi học, hay không tham gia học do hoàn cảnh gia đình. Do vậy, các trường đã tổ chức học bổ trợ thêm cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 9, một phần ôn tập lại, một phần dạy thêm kiến thức cho các em.
Video đang HOT
Bà Phạm Thị Thanh Hà, Hiệu trưởng Trường THCS Đại Kim, quận Hoàng Mai thông tin, đối với những môn học trên truyền hình, học sinh được xem những bài dạy của các thầy cô giáo giỏi, với phương pháp dạy học đổi mới. “Tuy nhiên, thời lượng phát sóng ít và không có nhiều thời gian cho học sinh suy nghĩ và làm bài tập. Vì vậy, những tuần đầu tiên quay trở lại trường, chúng tôi đều sắp xếp thời gian cho các thầy cô ôn tập lại những bài học đã phát trên truyền hình và kiểm tra, bổ sung kiến thức mà học sinh chưa nắm vững trên truyền hình cũng như học online để học sinh nắm được tất cả kiến thức trọng tâm cũng như phần yêu cầu để học những năm học sau”- bà Phạm Thị Thanh Hà cho biết.
Sau 3 tuần trở lại trường học, nhiều trường trung học cơ sở đều đã tổ chức khảo sát kết quả học của quá trình học online, học qua truyền hình của học sinh. Theo bà Bùi Thị Thu Hà, Hiệu trưởng Trường THCS Phú Thượng, quận Tây Hồ, việc kiểm tra khảo sát với mục tiêu chính là xem học sinh nắm vững được kiến thức đến đâu, phần kiến thức nào còn thiếu… để từ đó xây dựng phương án củng cố kiến thức cho học sinh, đồng thời tổ chức ôn tập cho học sinh lớp 9 chuẩn bị tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 đạt hiệu quả.
“Với những học sinh còn chểnh mảng trong kỳ học online ở nhà, kể cả các con học sinh mà không có điều kiện, sau khi khảo sát xong, nhà trường tổ chức phân loại học sinh. Với những học sinh yếu kém, nhà trường bố trí giáo viên, xếp thời khóa biểu, ngoài giờ học chính khóa, xếp thêm thời khóa biểu để ôn tập cho các con, tất nhiên là ôn tập hoàn toàn miễn phí. Với đối tượng học sinh lớp 9, nếu các con học sáng thì bố trí vào buổi chiều hoàn toàn là ôn tập, củng cố kiến thức chuẩn bị cho các con thi vào 10″- bà Bùi Thị Thu Hà cho biết.
Đợt nghỉ học kéo dài vì dịch Covid-19 và học sinh phải chuyển sang hình thức học online, học qua sóng truyền hình là điều bất ngờ đối với toàn ngành giáo dục. Thế nhưng dù khó khó khăn, cả thầy và trò đều cùng cố gắng để năm học kết thúc đúng kế hoạch mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra và đảm bảo chất lượng dạy học tốt nhất./.
Để dạy học chất lượng khi học sinh không đến trường mùa dịch Covid-19
Thế giới chao đảo trước đại dịch Covid-19. Hàng tỉ học sinh trên toàn cầu phải nghỉ học. Việt Nam cũng có hàng triệu học sinh không đến trường. Ngày nào học sinh được đi học trở lại là câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ.
Học sinh theo học trực tuyến trong thời gian nghỉ ở nhà vì dịch Covid-19 - Đậu Tiến Đạt
Đất nước ta đang trong "cuộc chiến không tiếng súng", trường học cũng cần phải thay đổi và chuyển sang trạng thái thích ứng mới. Đó là việc cho học sinh học từ xa (trực tuyến, truyền hình).
Còn nhiều vướng mắc cần giải quyết
Trên thế giới hiện nay, việc dạy học trực tuyến (qua internet) là một giải pháp, là một hình thức dạy mới nhưng không thể thay thế hình thức dạy học truyền thống. Dạy học trực tuyến có nhiều ưu điểm, đòi hỏi các quốc gia, trong đó có Việt Nam cần đẩy nhanh đầu tư để xây dựng được một chiến lược mang tính lâu dài.
Hiện nay do điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, kỹ năng của giáo viên... nên khó áp dụng dạy học trực tuyến rộng rãi ở tất cả các địa phương. Một bộ phận trường học ở nước ta còn nghèo, nhất là ở vùng xa, vùng hải đảo, việc mua thiết bị công nghệ thông tin đã khó và khi vận hành được vào trong dạy học sẽ còn khó khăn hơn rất nhiều. Nếu chúng ta có một cuộc khảo sát đầy đủ ở gần 3 vạn trường phổ thông trên cả nước sẽ thấy được bức tranh về sự thiếu thốn và không đồng đều giữa các tỉnh, thành phố và giữa các trường học khác biệt lớn như thế nào.
Dạy học trên truyền hình tưởng dễ thực hiện hơn dạy học qua internet, vì đa phần gia đình học sinh hiện đã có ti vi. Tuy nhiên, việc quản lý học sinh học trên một phạm vi rộng ở các địa điểm học tại gia đình các em sẽ là bài toán không dễ với từng giáo viên và các trường.
Như vậy, để tổ chức thực hiện học từ xa có hiệu quả thì UBND tỉnh, thành quyết tâm thực hiện và sẵn sàng hỗ trợ các sở GD-ĐT vào cuộc. Để làm được điều này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cần có chỉ thị gửi UBND tỉnh, TP về việc triển khai dạy học trực tuyến trong các trường học.
Phải tổ chức học bù, giảm môn thi
Chúng ta lo chất lượng giáo dục cho học sinh và tìm mọi cách để các em được tiếp tục học tại nhà hay học trực tuyến trong lúc này là quan điểm rất đúng. Nhưng cũng phải dựa vào khả năng hiện có của các trường, các địa phương mà đưa ra chủ trương và hướng dẫn hành động một cách hợp lý. Chúng ta vẫn còn khoảng thời gian học bù khi hết dịch và học sinh trở lại trường. Vì vậy hiện nay cần khuyến khích các trường dạy học trực tuyến theo điều kiện và khả năng hiện có của mình.
Vì vậy, dạy học trực tuyến chỉ tổ chức ở các trường đã từng thí điểm dạy học trực tuyến hoặc các trường đã có sẵn cơ sở hạ tầng theo quy định của "trường học trực tuyến". Đặc biệt hệ thống các trường tư, các trường ở thành phố đã có trải nghiệm dạy học trực tuyến trong nhiều năm qua; nội dung dạy học nên tập trung vào hệ thống hóa kiến thức và các chuyên đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Khuyến khích các trường bồi dưỡng chuyên môn, dạy học ứng dụng công nghệ thông tin và thử nghiệm cho nhóm những học sinh hoặc những lớp có đủ điều kiện.
Những hoạt động có tính khả thi cao, như thực hiện theo tinh thần Công văn số 509/BGDĐT-GDTrH ngày 22.2.2020 của Bộ GD-ĐT về các địa phương phải tổ chức tự học bù để kịp với kế hoạch năm học khi mà Bộ GD-ĐT đã điều chỉnh. Giữ quan điểm Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức học bù khi học sinh trở lại trường. Theo chúng tôi, sớm nhất là đầu tháng 5.2020. Khi đó, học sinh sẽ học bù 3 tháng hè (do 3 tháng các trường nghỉ học chống dịch bệnh) và khai giảng năm học mới vào đầu tháng 10.2020.
Bộ GD-ĐT đã ban hành giảm thời lượng và nội dung dạy học của kỳ 2 năm học 2019 - 2020 cho tất cả các lớp từ lớp 1 tới 12. Bộ cũng nên giảm môn thi THPT quốc gia và giảm các môn thi hoặc chỉ chọn hình thức xét tuyển vào lớp 10 năm học 2020 - 2021.
Trong lúc xã hội đang căng mình chống dịch, thiết nghĩ nên tìm cách giảm áp lực, khó khăn cho các gia đình và nhà trường. Các trường ưu tiên cho bảo vệ sức khỏe và an toàn tính mạng của học sinh.
Đặng Tự Ân
(Giám đốc Quỹ quốc gia về hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT)
Gia đình dấu yêu: Giúp con ngấm dần với sách Nhờ có thời gian nghỉ học ở trường khá dài do dịch Covid-19, gia đình đã tạo điều kiện để các cháu có thêm cơ hội tiếp cận với việc đọc sách. MINH HỌA: VĂN NGUYỄN Tôi có hai cháu ngoại, cháu trai là Hưng 9 tuổi đang học lớp 3 và em gái của Hưng là Hồng học mẫu giáo. Nhờ có...