Các trường ĐH được quyết định mức thu học phí
Lợi nhuận, phi lợi nhuận và học phí đại học là vấn đề gây tranh cãi nhất trong các dự thảo Luật Giáo dục Đại học trước đây.
“ Nóng” vấn đề lợi nhuận, phi lợi nhuận và tài chính đại học
Ông Trần Quốc Toản – nguyên Phó Chủ Nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, dự thảo 2 của Luật Giáo dục đại học (GDHĐ) chưa phân biệt rạch ròi trường đại học vì lợi nhuận và trường đại học không vì lợi nhuận ngay từ đầu để có chính sách hỗ trợ phù hợp. Cơ cấu hội đồng quản trị của hai loại trường này cũng khác nhau. Trường vì lợi nhuận thì cơ cấu hội đồng quản trị như doanh nghiệp còn trường không vì lợi nhuận, cơ cấu hội đồng quản trị mang tính hàn lâm.
GS. Đào Trọng Thi – Chủ nhiệm UBVHGDTNTNNĐ cho rằng: “Trong bối cảnh nước ta hiện nay, việc qui định các trường tư thục không chia lợi nhuận hay chia lợi nhuận bằng lãi suất ngân hàng có thể được xem là trường không vì lợi nhuận. Cụm từ “phi lợi nhuận” sẽ dành cho các trường đại học tư thục hoàn toàn không phân chia lợi nhuận trong tương lai”.
Về tài chính đại học, theo ông Đặng Văn Định – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường ĐH Chu Văn An, việc qui định phần tài chính mà các trường đại học tư thục dùng để tái đầu tư phát triển nhà trường được miễn thuế là chủ trương rất tốt.
Đối với học phí các trường công lập, GS. Nguyễn Văn Nam – Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân đề nghị: “Bỏ trần học phí để các trường công lập tự điều chỉnh mức thu học phí cho phù hợp với chi phí đào tạo. Khi đó các trường có thể giảm qui mô để nâng cao chất lượng”.
Còn ông Lê Vinh Danh – Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng cho rằng: “Dự thảo luật nên qui định sử dụng ngân sách nhà nước chỉ để bao cấp một số sinh viên của các trường đại học tinh hoa. Các trường công lập còn lại tự thu học phí để trang trải chi phí đào tạo”.
Để tăng học phí mà người học vẫn chi trả được, GS. Phạm Phụ đề nghị Nhà nước vay vốn nước ngoài rồi cho sinh viên vay lại để học. Để đảm bảo tính công bằng trong đầu tư của nhà nước cho các trường đại học công lập và ngoài công lập.
GS. Trần Hồng Quân – nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT yêu cầu dự thảo luật đưa ra cơ chế tài chính mới: “Đầu tư trực tiếp cho sinh viên, bất cứ sinh viên đó học ở trường nào. Điều này sẽ tạo động lực để các trường đại học cạnh tranh nâng cao chất lượng”.
Video đang HOT
Các trường đại học được quyết định mức thu học phí.
Giải pháp ngăn chặn hành vi trục lợi trong hoạt động giáo dục
Tiếp thu ý kiến phân tích của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý dự thảo 3 của Luật GDHĐ đã đưa ra các tiêu chí về cơ sở giáo dục không vì lợi nhuận. Dự thảo nêu rõ: “Cơ sở GDHĐ tư thục và cơ sở GDHĐ có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận nếu phần lợi nhuận tích lũy hằng năm là tài sản chung không chia, để tái đầu tư phát triển cơ sở GDHĐ các cổ đông hoặc các thành viên góp vốn không hưởng lợi tức hoặc hưởng lợi tức hằng năm không vượt quá lãi suất huy động tiền gửi bình quân do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.”
Để đảm bảo cho các trường ngoài công lập phát triển bền vững, dự thảo 3 của Luật qui định phần tài chính chênh lệch giữa thu và chi từ hoạt động của cơ sở GDHĐ tư thục được dành ít nhất 25% để đầu tư phát triển cơ sở GDHĐ, cho các hoạt động giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, viên chức, cán bộ quản lý giáo dục, phục vụ cho hoạt động học tập và sinh hoạt của người học hoặc cho các mục đích từ thiện, thực hiện trách nhiệm xã hội. Phần này được miễn thuế. Phần còn lại, phân phối cho các nhà đầu tư và người lao động của cơ sở GDHĐ thì phải nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
Dự thảo luật cũng qui định giá trị tài sản tích lũy được trong quá trình hoạt động của cơ sở GDHĐ tư thục và giá trị của các tài sản được tài trợ, ủng hộ, hiến tặng cho cơ sở GDHĐ tư thục là tài sản chung không chia, được quản lý theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển.
Mặt khác, tài sản và đất đai Nhà nước giao cho cơ sở GDHĐ tư thục quản lý và tài sản cơ sở GDHĐ tư thục được tài trợ, ủng hộ, hiến tặng phải được sử dụng đúng mục đích, không chuyển đổi mục đích sử dụng và không được chuyển thành sở hữu tư nhân dưới bất cứ hình thức nào.
Về học phí, dự thảo Luật qui định Chính phủ quy định nội dung, phương pháp xây dựng khung học phí đối với các cơ sở GDHĐ công lập. Cơ sở GDHĐ công lập được chủ động xây dựng và quyết định mức thu học phí nằm trong khung học phí do Chính phủ quy định. Cơ sở GDHĐ thực hiện chương trình đào tạo chất lượng cao được thu học phí tương xứng với chất lượng đào tạo.
Đối với các cơ sở GDHĐ ngoài công lập, cơ sở GDHĐ có vốn đầu tư nước ngoài mức thu học phí do các trường chủ động xây dựng nhưng phải được công bố công khai cùng thời điểm thông báo tuyển sinh.
Như vậy vấn đề gây tranh cãi nhất trong các dự thảo luật GDHĐ trước đây đã được xử lý trong dự thảo luật lần này, đó là qui định cơ sở GDHĐ vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận. Trong bối cảnh nước ta hiện nay, khó có trường tư thục nào tìm được các khoản hiến tặng đủ lớn như các trường đại học nước ngoài để có thể trang trải cho mọi hoạt động mà phải dựa vào các nhà đầu tư. Vì vậy những tiêu chí mà dự thảo luật đưa ra lần này là phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta nhằm một mặt, đảm bảo đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học và mặt khác, ngăn chặn những hành vi trục lợi trong hoạt động giáo dục đào tạo.
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Tự chủ tùy thuộc vào năng lực của từng trường
Tự chủ đại học là vấn đề xuyên suốt của toàn bộ dự thảo Luật Giáo dục đại học (GDĐH). Góp ý về điều khoản liên quan đến tự chủ nhiều ý kiến cho rằng: "Dự thảo cần ghi rõ giao quyền tự chủ và hạn chế quyền tự chủ ở trường đại học".
Cần nêu rõ quyền tự chủ!
Nhiều đại biểu đã đóng góp ý kiến về các điều khoản liên quan đến tự chủ đại học qui định trong dự thảo 2. GS. Đặng Hữu - nguyên Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương, cho rằng quyền tự chủ của trường có ngay từ lúc nó được thành lập và cho phép hoạt động, không cần điều kiện nào khác.
GS. Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTNTNNĐ của Quốc hội không đồng tình với việc ghi rõ trong dự thảo luật giao quyền tự chủ cho các trường đại học trọng điểm và hạn chế quyền tự chủ một số đại học khác.
GS. Thuyết đã nêu rõ quan điểm: "Giao quyền tự chủ vĩnh viễn, hạn chế quyền tự chủ vĩnh viễn như vậy là không công bằng và không hợp lý". Bà Trần Thị Tâm Đan, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTNTNNĐ của Quốc hội cũng đề nghị không nên ghi rõ trong dự thảo luật trường nào được quyền tự chủ, trường nào không được mà nêu ra các tiêu chí để giao quyền tự chủ. GS. Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm UBVHGDTNTNNĐ cho rằng cần tạo hành lang pháp lý, công khai minh bạch để các trường dựa vào đó hoạt động.
Tiếp thu ý kiến chuyên gia, các nhà khoa học, dự thảo 3 lần này đã qui định rõ: "Cơ sở GDĐH tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các hoạt đông chủ yêu trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quôc tê, tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, bảo đảm chất lượng GDĐH. Cơ sở GDĐH được tự chủ trong những hoạt đông khác phù hợp với năng lực thực hiên quyên tự chủ và kêt quả kiêm định chât lượng giáo dục của nhà trường. Cơ sở GDĐH không còn đủ năng lực để thực hiện quyền tự chủ hoặc vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện quyền tự chủ, tùy thuộc mức độ, bị hạn chế quyền tự chủ, đình chỉ hoạt động đào tạo hoặc giải thể nhà trường".
Giao quyền tự chủ, nhiều trường đại học sẽ được tự quyết định phương án tuyển sinh.
Tùy thuộc vào năng lực của từng trường để giao quyền tự chủ
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga - phó trưởng ban soạn thảo dự thảo Luật GDĐH cho hay, theo dự thảo này, trong đào tạo, các trường được tự chủ phát triển các chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu hoặc định hướng nghề nghiệp bảo đảm sự liên thông giữa các chương trình và trình độ đào tạo. Cơ sở GDĐH tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh, chịu trách nhiệm công bố công khai chỉ tiêu tuyển sinh, chất lượng đào tạo và các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo của cơ sở GDĐH. Cơ sở GDĐH tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh là thi tuyển, xét tuyên hoặc kêt hợp giữa thi tuyên và xét tuyên và chịu trách nhiệm về công tác tuyên sinh. Cơ sở GDĐH tự chủ, tự chịu trách nhiêm trong viêc xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình đô cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ Thủ trưởng cơ sở GDĐH tô chức biên soạn hoặc lựa chọn, duyêt giáo trình GDĐH đê sử dụng làm tài liêu giảng dạy, học tâp trong cơ sở GDĐH trên cơ sở thâm định của Hôi đông thâm định giáo trình do thủ trưởng cơ sở GDĐH thành lâp.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của GDĐH quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ quy định các môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo đối với các trình độ đào tạo của cơ sở GDĐH có vốn đầu tư nước ngoài quy định việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng tài liệu giảng dạy, giáo trình GDĐH.
Cơ sở GDĐH tự chủ, tự chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý đào tạo theo khóa học, năm học và học kỳ, thực hiện quy chế và chương trình đào tạo đối với mỗi trình độ đào tạo, hình thức đào tạo theo niên chế hoặc học chế tín chỉ. Cơ sở GDĐH in phôi văn bằng, cấp văn bằng cho người học công bố công khai các thông tin liên quan về văn bằng cho người học trên trang thông tin điện tử của cơ sở GDĐH.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định mẫu văn bằng GDĐH viêc in, quản lý, cấp phát, thu hôi, hủy bỏ văn bằng GDĐH quy định trách nhiệm và thẩm quyền cấp văn bằng của cơ sở GDĐH Việt Nam khi liên kết đào tạo với cơ sở GDĐH nước ngoài quy định trách nhiệm của cơ sở GDĐH có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện việc cấp văn bằng GDĐH tại Việt Nam ký hiệp định tương đương và công nhận văn bằng với các nước, tổ chức quốc tế quy định trình tự, thủ tục công nhận văn bằng GDĐH do nước ngoài cấp.
Như vậy trong dự thảo 3 của Luật GDĐH, tự chủ được xem là thuộc tính của cơ sở GDĐH. Khi cơ sở được phép hoạt động thì có đầy đủ các quyền đã được qui định cụ thể trong dự thảo luật. Điều này khác biệt cơ bản so với dự thảo 2, trong đó qui định quyền tự chủ của cơ sở GDĐH được cơ quan quản lý Nhà nước giao tùy thuộc vào năng lực thực hiện quyền tự chủ.
Hồng Hạnh
Theo dân trí
TPHCM: Trình đề án tăng học phí Sở GD-ĐT TPHCM vừa trình đề án tăng học phí cho UBND thành phố. Nếu đề án được Hội đồng nhân dân thành phố phê duyệt thì mức học phí mới sẽ được áp dụng ngay trong năm học 2012 - 2013. Đây là đề án thực hiện nghị định 49 của Chính phủ về miễn giảm học phí và cơ chế thu,...