Các trường đại học không được hạ điểm chuẩn quá thấp để “vét” thí sinh
Sau thời điểm cuối cùng các trường đại học trên toàn quốc công bố điểm chuẩn đợt 1, vào ngày 06/8, tới ngày hôm nay đã có nhiều trường tuyển sinh được đủ ‘quân’ theo chỉ tiêu đã đăng ký với Bộ GDĐT, tuy nhiên cũng vẫn còn nhiều trường chưa đủ hoặc chỉ có ít thí sinh tới nộp hồ sơ vào trường và để tuyển cho đủ chỉ tiêu đã đăng ký, các trường bắt đầu hạ điểm chuẩn.
Trước thực tế là điểm thi THPT quốc gia năm nay thấp hơn năm trước, nên nhiều trường đại học top dưới, hoặc một số ngành học khó có đầu ra của các trường đại học, mặc dù đã dự tính về điểm song vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu đăng ký tuyển sinh năm học 2018-2019 với Bộ Giáo dục và Đào tạo, và các trường/ngành này buộc phải thông báo hạ điểm chuẩn xét tuyển vào trường.
Đáng chú ý, nhiều trường đại học trước đó cũng đã thông báo mức điểm chuẩn vào một số ngành học trong trường chỉ từ 13 điểm (xét theo tổ hợp điểm thi THPTQG 2018, điểm chuẩn là tổng điểm của 3 môn thi/bài thi, không nhân hệ số và đã bao gồm điểm ưu tiên khu vực, đối tượng) như: nhiều ngành của Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội có điểm trúng tuyển 13; Đại học khoa học – Đại học Thái Nguyên đã đưa ra phổ điểm trúng tuyển là 13,5-16 điểm cho các ngành đào tạo; tất cả ngành học của Đại học Tài chính – Kế Toán đào tạo tại Quảng Ngãi đều có điểm trúng tuyển là 14, tại phân hiệu Thừa Thiên Huế là 13; điểm chuẩn của trường Đại học Kinh tế, Đại học Nông Lâm (Đại học Huế) có điểm chuẩn thấp nhất từ 13 điểm…
Ông Trần Anh Tuấn- Phó Vụ trưởng vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (ảnh Vov)
Để hạn chế việc hạ điểm xét tuyển đầu vào xuống quá thấp, ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo sinh viên, đại diện Bộ GDĐT, Phó Vụ trưởng vụ Giáo dục đại học Trần Anh Tuấn yêu cầu các trường đại học không được hạ điểm chuẩn quá thấp để “vét” thí sinh và nếu để xảy ra sai phạm, Bộ GDĐT sẽ có biện pháp xử lý.
Ông Trần Anh Tuấn cũng cho biết một số trường có điểm trúng tuyển thấp có thể là do số thí sinh đăng ký vào một số ngành đào tạo của trường ít, vì vậy nếu có hạ điểm xuống mức sàn mà các trường đã thông báo trước đó thì cũng chưa đủ chỉ tiêu đăng ký xét tuyển, tuy nhiên không vì thế mà các trường được hạ thấp điểm chuẩn xuống dưới mức sàn để tuyển cho đủ chỉ tiêu, và nếu phát hiện ra trường nào vi phạm thì Bộ sẽ kiểm tra và xử lý nghiêm, theo thông tin trên báo Vov.
Minh Vy (t/h)
Theo toquoc.vn
Muốn xin nhiều học bổng nhất vào ĐH Mỹ, nên nộp hồ sơ ở thời điểm nào?
Nộp hồ sơ vào Mỹ có nhiều đợt như RD/ED/EA/Rolling Admission... và thường được chia làm 3 vòng chính. Mỗi vòng có những đặc thù riêng, ứng viên tùy khả năng và mục đích để lựa chọn phù hợp.
Video đang HOT
Nội dung trên được các diễn giả giải đáp trong phòng tham vấn "Bí quyết săn học bổng và hỗ trợ tài chính khi du học Mỹ" tại triển lãm hơn 50 trường đại học danh giá nhất Mỹ được tổ chức ngày 1/7 ở Hà Nội.
Các diễn giả chia sẻ chiến lược nộp hồ sơ nhằm tối ưu hóa khả năng giành học bổng.
Theo chia sẻ của diễn giả Lê Diệu Linh (một trong những học sinh Việt Nam đầu tiên được học bổng toàn phần vào ĐH Williams, Mỹ), ở đại học Mỹ ,có 3 vòng nộp hồ sơ.
Vòng nộp hồ sơ sớm gồm Early Decision (ED - nộp hồ sơ sớm có ràng buộc) và Early Action (EA - nộp hồ sơ sớm không ràng buộc) xảy ra vào tháng 11.
ED là vòng tuyển sinh có ràng buộc, ứng viên chỉ được nộp duy nhất một trường đại học, nếu được nhận vào trường đó thì cam kết đi và rút đơn ở tất cả các trường khác.
EA cũng là vòng nộp hồ sơ sớm nhưng không ràng buộc. Hạn nộp thường trong tháng 11 hoặc 12 và nhận kết quả vào tháng 1 hoặc 2. Tuy nhiên, vòng này không ràng buộc như ED. Ứng viên có thể chọn ra một trong nhiều trường đại học nhận mình để theo học và đưa ra quyết định cuối cùng về trường mình chọn trước 1/5.
Hầu hết các ứng viên nộp đơn ở đợt sớm có ràng buộc xác định đóng mức chi phí cao để tăng cơ hội được nhận học vào 1 trường đại học họ yêu thích nhất.
Tỉ lệ trúng tuyển của ứng viên nộp vòng này cũng cao hơn so với các vòng sau. Tuy nhiên, hồ sơ của ứng viên nộp vòng này cũng cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng, có sự nổi trội xuất sắc trong thành tích học tập cũng như hoạt động ngoại khóa.
Diễn giả Lê Diệu Linh, tốt nghiệp Đại học Williams - top 1 đại học khai phóng Mỹ.
Thứ hai, vòng thông thường (Regular Decision- RD) diễn ra vào tháng 1 năm sau. Đây là vòng nộp hồ sơ phổ biến nhất và cũng cho nhiều học bổng/hỗ trợ tài chính nhất.
Do vậy, nếu ứng viên nào muốn tối ưu hóa khả năng xin học bổng (xin nhiều học bổng/ hỗ trợ tài chính) thì nên nộp hồ sơ ở đợt này và đợt nộp RD, ứng viên được phép nộp đơn cho nhiều trường khác nhau.
Tuy nhiên, đây là vòng đông đảo thí sinh chọn nộp hồ sơ dự tuyển và có thêm thời gian để hoàn thiện hồ sơ hơn 2 vòng trước nên mức độ cạnh tranh cao hơn. Tỷ lệ trúng tuyển một số trường ở đợt này thấp hơn so với hai vòng trước (vòng ED và EA).
Thứ ba, vòng nộp hồ sơ cho đến khi đủ chỉ tiêu (Rolling Admission - RA). Ở vòng này, trường sẽ nhận học sinh cho đến khi đủ chỉ tiêu, thường rơi vào tháng 5 hoặc 6. Tiêu chí xét duyệt hồ sơ đơn giản hơn các vòng khác. Tỷ lệ nhận học ở vòng này cao, nhất là với ứng viên có khả năng tài chính tốt. Song ở vòng này, trường thường ít xét hỗ trợ tài chính/học bổng cho ứng viên.
"Thông thường, các bạn xin học bổng cần tận dụng hết mức đợt nộp hồ sơ sớm. Vì ở vòng này, các thí sinh sẽ giảm vì không có nhiều thí sinh có thể nộp hồ sơ ở đợt sớm như vậy. Thứ hai, với yêu cầu nộp hồ sơ ràng buộc, thí sinh không được nộp quá nhiều trường. Lượng thí sinh giảm thì chúng ta sẽ giảm được sự cạnh tranh, hơn nữa lúc này ngân sách của trường còn nhiều.
Trong 2 năm gần đây, chúng tôi nhận thấy càng những bạn nộp hồ sơ sớm thì xác suất được nhận và học bổng được nhận sẽ cao hơn rất nhiều", cô Lê Diệu Linh lưu ý.
Có chiến lược kỹ lưỡng
Theo các chuyên gia, ứng viên cũng nên biết rõ thực sự tài chính gia đình mình có thể đóng góp được là bao nhiêu để có lựa chọn vòng nộp hồ sơ phù hợp nhất. Có nhóm trường đại học không quan tâm học sinh đóng bao nhiêu tiền thường là nhóm Ivy League, tuy nhiên nhóm trường này đòi hỏi học sinh có hồ sơ rất nổi bật.
Ngoài ra, nhóm đại học Mỹ top 40-100, cũng có chất lượng tốt, để có kết quả tối ưu nên có dữ liệu hệ thống các trường đại học tại Mỹ.
Nói về chiến lực phù hợp để tối ưu hóa khả năng giành học bổng ở Mỹ, em Vũ Tuấn Minh (Sinh viên Việt tại Đại học Rice, Mỹ) cho rằng: "Nên hỏi những anh chị đi trước đã từng học ở trường về cách trường cấp học bổng/ hỗ trợ tài chính như thế nào".
Em Phạm Tuấn Bảo Châu, sinh viên Việt tại Đại học Yale, Mỹ (ngồi giữa) chia sẻ kinh nghiệm bản thân.
Em Phạm Tuấn Bảo Châu (sinh viên Việt tại Đại học Yale, Mỹ) chia sẻ: "Nộp hồ sơ vào Mỹ có nhiều đợt, thường đợt Early Decision hoặc Early Action sẽ có nhiều học bổng hơn. Theo em, nên chọn các trường vừa khả năng tài chính của mình hoặc trường mình thích.
Ngoài ra còn có đợt Restrictive Early Action (REA), chỉ cho nộp hồ sơ vào một trường, những trường sử dụng đợt này thường xét hồ sơ không nhìn vào khả năng chi trả của mình để quyết định xem mình có hợp hay không mà họ chỉ nhìn vào hồ sơ học thuật, độ xuất sắc của ứng viên. Những trường này không có nhiều, trước đây em cũng nộp vòng này vào ĐH Yale".
Tóm lại, để chinh phục thành công đại học Mỹ, ứng viên cần chuẩn bị sớm, xây dựng hồ sơ tương đối mạnh về học tập, hoạt động ngoại khóa và quan trọng không kém là chọn đúng trường, đánh giá đúng tương quan của hồ sơ của mình so với trường.
Lệ Thu
Theo Dân trí
Thi THPT quốc gia 2018: Các đội hình hỗ trợ thí sinh tại TPHCM sẵn sàng tiếp sức mùa thi Từ ngày 24/6, ở tất cả các điểm thi THPT Quốc gia tại TPHCM, thí sinh và phụ huynh đều nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ các sinh viên tình nguyện. Tất cả lực lượng cùng chung tay góp phần hỗ trợ các sĩ tử vượt qua kỳ thi quan trọng nhất trong cuộc đời. Chăm sóc chu đáo thí sinh...